Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã không còn là những giả thuyết hay xu hướng của tương lai. Thay vào đó, số hóa ngân hàng và các dịch vụ tài chính đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc của hầu hết ngân hàng trên thế giới khi khách hàng đang có ngày càng nhiều lựa chọn và trở nên khó tính hơn. Vậy chuyển đổi số trong ngành ngân hàng nên bắt đầu từ đâu, có những lưu ý, khó khăn gì? Cùng SOM tìm hiểu nhé!
Vì sao chuyển đổi số trong ngành ngân hàng – tài chính quan trọng
Trước hết, hãy bắt đầu từ việc ‘chuyển đổi số ngân hàng là gì’?
Ta thường biết tới chuyển đổi số như một khái niệm về chuyển đổi mô hình vận hành/ kinh doanh nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến mới giải quyết các bài toán cũ. Vậy trong phân mảng tài chính – ngân hàng, đâu là trọng tâm của việc chuyển đổi số?
Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng không chỉ là những thay đổi nhỏ về ứng dụng phần mềm, đồng thời cũng là khái niệm vượt xa hơn việc phát triển ngân hàng số. Với ngành tài chính – ngân hàng, chuyển đổi số là quá trình đổi mới sáng tạo về cách các tổ chức này phân tích, tương tác và phục vụ đối tượng hướng tới.
Nói cách khác, chuyển đổi số ngân hàng lấy khách hàng làm trọng tâm cho những thay đổi tương ứng với sự biến chuyển trong hành vi, sở thích, nhu cầu từ phân tích big data. Và trong kỷ nguyên giao thoa, liên tục ‘làm mới’ trên mọi bình diện như hiện nay, nếu không bắt kịp sự thay đổi, các hệ thống ngân hàng sẽ dần trở nên lỗi nhịp cùng thời đại
Dưới đây là 5 yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính – ngân hàng, khiến cho các tổ chức hiện tại không thể tiếp tục chậm trễ đứng ngoài cuộc chơi:
Cú huých 1. Tầm quan trọng của khách hàng
Các hệ thống ngân hàng không thể ‘nói không’ với nền tảng số khi hầu hết khách hàng của họ đã ở trên đó. Và không đơn thuần chỉ là ‘di cư’ lên digital, các ngân hàng còn phải đảm bảo khả năng đáp ứng mong đợi và trải nghiệm khách hàng một cách tối đa, chẳng hạn như:
- Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mang tính cá nhân hóa
- Các trải nghiệm liền mạch, tiện lợi
- Tính minh bạch cao
- Cơ chế bảo mật tốt đi kèm với sự hài lòng của người dùng
Và còn nhiều hơn nữa tùy vào từng phân khúc hay tệp khách hàng – chẳng hạn như đòi hỏi những trải nghiệm vừa nhanh chóng, thuận tiện vừa mang tính cá nhân cao với từng sản phẩm (tích lũy, đầu tư…). Và muốn giữ chân hoặc mở rộng tệp khách hàng hiện tại, thay đổi là tất yếu
Cú huých 2. Hiện đại hóa trong hạ tầng số
Sự tân tiến trong các hạ tầng số hiện nay đã cho phép ngân hàng thực hiện nhiều nghiệp vụ ‘bất khả thi’ trong quá khứ. Chẳng hạn hệ thống thanh toán hiện tại đã được nâng cấp một cách đáng kể và ngày càng hoàn thiện hơn từ công năng, bảo mật đến trải nghiệm khách hàng.
Bởi vậy cùng với sự bùng nổ về công nghệ và độ sẵn sàng trong nền tảng hệ thống tại các ngân hàng, chuyển đổi số sẽ là chặng đường ‘không thể vòng qua’ cho những ngân hàng đã có sự đầu tư bài bản.
Cú huých 3. Sức mạnh của dữ liệu
Phát triển và phân tích dữ liệu lớn đang ngày càng trở nên quan trọng với các ngành ngân hàng, tài chính: không chỉ để cá nhân hóa cách thức phục vụ mà còn để đón đầu và phát triển những sản phẩm phù hợp với nhu cầu ‘liên tục thay đổi’ trong ngành. Và để thu thập, đấu nối và biến các dữ liệu tản mác khắp nơi thành nền tảng chiến lược cho tổ chức, chuyển đổi số là xu thế không thể tránh khỏi.
Song song với đó, các nhân tài và năng lực phân tích dữ liệu kinh doanh cũng cần sớm được phát triển để đặt những nền tảng quan trọng đầu tiên cho kế hoạch chuyển đổi!
Cú huých 4: Một thị trường ‘đi đâu cũng digital’
Ngân hàng chỉ là một phân mảng trong thị trường lớn. Khi hầu hết các lĩnh vực còn lại đều ít nhiều ‘di cư’ lên nền tảng số, đặc biệt là tác động của các kênh thương mại điện tử, một làn sóng lớn đang dần hình thành: không chỉ cuốn theo các lĩnh vực liên quan vào cuộc đua chuyển đổi số, mà đồng thời cũng ‘nuôi dưỡng’ những văn hóa, công nghệ, nhân tài trong lĩnh vực tương quan, tạo ra những thuận lợi cho việc 4.0 hóa doanh nghiệp ở mọi ngành.
→ 10 lợi ích của chuyển đổi số doanh nghiệp
Khó khăn chuyển đổi số ngân hàng
Tuy nhiên chuyển đổi số ngân hàng vẫn còn nhiều rào cản cần khắc phục. Nổi trội trong số đó phải kể đến:
- Quy định pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử.
- Chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin
Ngoài ra, ngân hàng thường nắm vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái số của nhiều lĩnh vực như đầu tư, ví điện tử, eCommerce, fintech… Vì vậy khả năng đồng bộ, đấu nối ‘chưa được chuẩn hóa’ giữa các hệ thống ngân hàng và các ngành hàng khác cũng là một trong những thách thức khiến nhiều dự án chuyển đổi số thường tốn nhiều thời gian hơn dự kiến.
Bên cạnh các khó khăn trong ngành, hạn chế từ yếu tố con người cũng là rào cản trong chuyển đổi số ngân hàng. Bởi lẽ ban lãnh đạo ngân hàng thường khá lớn tuổi, năng lực số khó theo kịp tốc độ thay đổi hiện nay. Thêm nữa với bộ máy cồng kềnh, đa tầng, nhiều cấp bậc, quyết định tập trung về 1 người nên tốc độ triển khai đề án mới thường diễn ra khá chậm. Đây cũng là những vấn đề cần lưu ý khi ngành ngân hàng – tài chính dẫn thân vào cuộc đua 4.0.
→ Khóa học tư duy giải pháp chuyển đổi số cho cấp quản lý
Gợi ý 3 giải pháp chuyển đổi số ngành ngân hàng
Gợi ý 1. Đặt khách hàng làm trọng tâm trong các bài toán giải quyết
Hãy nhìn vào bức tranh lớn. Giải quyết các bài toán lớn doanh nghiệp đang gặp phải với khách hàng làm trọng tâm sẽ giúp ngân hàng xác định được những ưu tiên và mục tiêu phù hợp, đồng thời những nguồn lực như nhân tài và năng lực cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển đổi.
→ Tham khảo thêm tại: 3 giai đoạn và 6 bước chuyển đổi số
Gợi ý 2. Khơi thông các ách tắc vận hành
Bộ máy cồng kềnh, nhiều quy trình phức tạp là một trong những nút thắt cản trở sự phát triển hay đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Bởi vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng là:
- Số hóa giấy tờ – giảm bớt độ chậm trễ do phụ thuộc vào văn bản và sự có mặt của ban lãnh đạo tại văn phòng, đặt biệt khi các chuyến công tác đột ngột luôn là đặc trưng của ngành.
- Số hóa quy trình – cấp quản trị dễ dàng quản lý tổng thể tình trạng, tiến độ công việc chỉ với thời gian một tách cà phê, từ đó phát hiện ra các vấn đề cần can thiệp nhanh, gấp. Các bộ phận chi nhánh có thể phối hợp nhịp nhàng cùng nhau theo một quy chuẩn nhất định, giúp luồng công việc diễn ra thông suốt, minh bạch về trách nhiệm.
Gợi ý 3. Phát triển các hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu
Ngân hàng là ngành nổi tiếng với nguồn dữ liệu khổng lồ – không thể phân tích theo cách thủ công. Bởi vậy, sau khi số hóa tài liệu giấy, ngân hàng cần sớm phát triển các hệ thống:
- Quản trị dữ liệu – tích hợp toàn bộ dữ liệu ngân hàng về một nơi để phân loại, lưu trữ, quản lý
- Tự động hóa dữ liệu – phân tích, khai thác dữ liệu theo những lập trình định sẵn, từ đó đưa ra những insight phù hợp cho từng hoạt động
- Ứng dụng máy học machine learning vào hệ thống phân tích dữ liệu (big data)
→ Tham khảo thêm tại: Ứng dụng của dữ liệu lớn là gì?
3 gợi ý trên có thể là những ‘công thức chung’ có giá trị tham khảo cho từng ngành nhưng phụ thuộc vào định hướng chiến lược của từng ngân hàng trong ngắn hạn – dài hạn, các ưu tiên và kế hoạch chuyển đổi số sẽ hoàn toàn khác nhau ở từng ngân hàng, từng giai đoạn, từng cấp độ, từng giải pháp triển khai. Nói cách khác, vai trò của nhà lãnh đạo chuyển đổi số cũng quan trọng không kém công nghệ.
Vậy đâu là những năng lực, kỹ năng và kiến thức nhà quản lý cần bổ khuyết và hoàn thiện để đưa tổ chức vững vàng thay đổi trước làn sóng thời đại?
→ Tham khảo ngay chương trình Thạc sĩ chuyển đổi số BADT
Hoặc để lại thông tin tại Form bên dưới để được hỗ trợ tư vấn nhanh!