7 kỹ năng cần có của nhà quản lý cấp trung   

7 kỹ năng cần có của nhà quản trị cấp trung

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, quản lý cấp trung còn cần trau dồi và nâng cấp một số kỹ năng mềm quan trọng để tự tin đảm nhiệm tốt công việc của mình. Trong đó, có 7 yếu tố mà SOM cảm thấy nên ưu tiên hoàn thiện bởi chúng vô cùng có lợi cho mục tiêu thăng tiến. Cùng tham khảo nhé! 

Nhà quản lý cấp trung là ai?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ vị trí quản lý cấp trung để biết chính xác phạm vi công việc và mức độ năng lực tương ứng. Từ đó, nhân sự có thể cải thiện đúng hướng và chứng minh tiềm năng thăng tiến đúng chỗ.

Vậy nhà quản trị cấp trung là ai? Trong bộ máy tổ chức, họ thuộc cấp quản lý trung gian, ngay dưới lãnh đạo cấp cao, đảm nhiệm điều hành – dẫn dắt – quản lý nhân viên cấp dưới. Họ được xem là những cánh tay đắc lực của cấp tổng, hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh, vận hành doanh nghiệp suôn sẻ, thống nhất, và đạt hiệu quả tốt nhất.

7 kỹ năng cần đào tạo của nhà quản lý cấp trung

Các chức danh cụ thể của vị trí này thường là trưởng các phòng ban/bộ phận, cửa hàng trưởng, giám đốc phân xưởng, giám đốc chi nhánh, giám đốc khu vực. Nhiệm vụ chi tiết sẽ tùy thuộc từng quy mô và văn hóa doanh nghiệp, nhưng nhìn chung bao gồm:

  • Phân công công việc cho cấp thấp.
  • Quản lý hiệu suất và kết quả công việc.
  • Lên kế hoạch, chiến lược phát triển.
  • Kết nối nhân sự, xử lý xung đột nếu có; đề xuất kế hoạch giữ chân và chiêu mộ nhân tài.
  • Nâng cao văn hóa làm việc tích cực.

Để hoàn thành tốt công việc này, quản lý cấp trung cần trau dồi và hoàn thiện 7 kỹ năng: lãnh đạo, đàm phán, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định, kết nối.

Kỹ năng thứ nhất cần đào tạo nhà quản lý cấp trung: Lãnh đạo

Lãnh đạo là kỹ năng tiên quyết, cần thiết và vô cùng quan trọng với nhân sự đảm nhận cấp bậc quản lý. Nó sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của cả một tập thể, cũng như mức độ hợp tác – nhiệt tình – trung thành của các nhân sự dưới quyền.

Người có khả năng lãnh đạo là người biết xây dựng, dẫn dắt và phát triển đội nhóm ngày càng đi lên. Họ biết cách “điều khiến” đội ngũ, nắm rõ thế mạnh và năng lực của từng thành viên. Dựa vào đó, nhà quản trị sẽ phân công, bố trí nhiệm vụ hợp lý đảm bảo hoàn thành mục tiêu thành công.  

Kỹ năng 2 của nhà quản trị cấp trung: Đàm phán

Vị trí này chính là cầu nối giữa lãnh đạo cấp cao và đội ngũ nhân viên, đảm nhiệm trao đổi – truyền đạt thông tin, tư tưởng doanh nghiệp. Bởi thế, đàm phán là một kỹ năng cần có để thực hiện tốt công việc này. Một người giỏi đàm phán sẽ mang lại lợi ích cho các bên, giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Nhờ vậy, quá trình vận hành tổ chức diễn ra suôn sẻ và bền vững hơn. 

Có 6 cách để rèn luyện kỹ năng trong môi trường kinh doanh:

  • Xác định mục tiêu và và lập kế hoạch 
  • Làm rõ mục tiêu cần đạt 
  • Tận dụng EQ để tăng khả năng thuyết phục
  • Tư duy đôi bên cùng có lợi
  • Cấu trúc các lập luận
  • Tránh những thiên kiến về văn hóa hay chính trị

Xem chi tiết hướng dẫn: 6 phương pháp phát triển và hoàn thiện kỹ năng đàm phán

7 kỹ năng nhà quản lý cấp trung cần có

Kỹ năng 3 của nhà quản trị cấp trung: Hợp tác

Quản lý cấp trung cần thể hiện năng lực hợp tác với các bên trong cùng một phòng ban, dự án; giữa các bộ phận; giữa các chi nhánh; hoặc với đối tác. Đây là nhiệm vụ gần như là hàng ngày, tác động lớn đến kết quả làm việc cuối của nhân sự.

Một người hợp tác tốt là người biết lắng nghe, tôn trọng và công nhận các quan điểm khác biệt. Họ sẵn sàng chia sẻ và trao đổi thêm, sao cho đạt được mục tiêu chung hơn là chỉ tập trung cá nhân mình. Ngoài ra, tinh thần đồng đội, biết hỗ trợ mọi người xung quanh cũng là một nhánh của hợp tác.

Kỹ năng 4 của nhà quản trị cấp trung: Giao tiếp

Hầu như các nhà quản trị thành công trên thế giới đều giỏi giao tiếp. Đây được xem như “điểm chạm” đầu tiên để chứng minh khả năng của mình. Từ trao đổi, thương thảo, thuyết trình đến báo cáo, huấn luyện… đều cần thành thạo cách ăn nói, khiến người nghe bị hấp dẫn và luôn cảm thấy hài lòng/đồng tính với những chia sẻ của mình.

Đặc biệt, trong công việc, giao tiếp không chỉ thể hiện qua lời nói; mà trong cả tin nhắn, email, cách viết. Tất cả đều cần đúng trọng tâm, đúng thông tin; đồng thời khéo léo, tinh tế khiến người nhận thoải mái tiếp thu và thực hiện.

Kỹ năng quản lý cấp trung 5: Giải quyết vấn đề

Nhà quản lý cấp trung là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho cả bộ phận nên ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Lúc này, họ cần nhận ra khó khăn thậm chí rủi ro tiềm ẩn; sau đó đánh giá đúng tình trạng và đưa ra những giải pháp triệt để. 

Một lãnh đạo giỏi sẽ không bao giờ để bản thân bị động trong mọi tình huống. Họ trở nên nhanh nhạy, có tư duy logic và thích ứng nhanh với các điều kiện kể cả bất đắc dĩ. Đứng trước các mô hình kinh doanh không ngừng đổi mới, giải quyết vấn đề là một ưu điểm mang lại lợi thế thăng tiến cho nhân sự ở đa dạng lĩnh vực.

Kỹ năng 6 mà quản lý cấp trung cần có: Ra quyết định

Bất kỳ quyết định nào thuộc quyền hạn quản lý đều vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng từ hiệu quả tập thể đến sự thành bại của cả doanh nghiệp. Thế nên, kỹ năng ra quyết định sáng suốt rất cần thiết đối với một người lãnh đạo giỏi. 

Lúc này, họ vừa phải nhìn xa trông rộng, vừa rà soát thấu đáo các chi tiết. Song song đó, họ cần kết hợp tư duy nhạy bén, sáng tạo, linh hoạt để phân tích thông tin, đề xuất hướng đi tối ưu và nhanh chóng.

Kỹ năng 7 cần thiết của nhà quản trị cấp trung: Thiết lập mối quan hệ

Thường càng lên cao, nhân sự càng dễ cảm thấy xa cách với đồng nghiệp. Nhiều nhà quản trị chia sẻ rằng họ dường như bị tách biệt và khó hòa nhập trong tập thể phụ trách. Cốt lõi của tình trạng này nằm ở cách xây dựng và kết nối mối quan hệ.

Lãnh đạo cần thoải mái và sẵn sàng kiến tạo môi trường làm việc tích cực – nơi nhân viên cảm thấy tự do và được tôn trọng. Theo đó, họ cũng sẽ dễ dàng tương tác và vui vẻ với nhau. Nhờ vậy, mối quan hệ trở nên gắn bó, kích thích tinh thần cống hiến, thúc đẩy năng suất của cả cá nhân và tổ chức.

Một số bí quyết để thiết lập mối quan hệ công sở:

  • Trao quyền và tin tưởng cấp dưới
  • Tôn trọng ý kiến, sở thích cá nhân
  • Sẵn sàng chia sẻ và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
  • Chân thành và thẳng thắn
  • Hạn chế tiêu cực, chê bai và ràng buộc ngay cả ngoài phạm vi công việc
Nhà quản trị cấp trung cần kỹ năng gì

Tất cả 7 kỹ năng trên đều có thể học hỏi và rèn luyện thêm ngay trong quá trình làm việc. Hoặc nhân sự đầu tư các khóa đào tạo quản lý cấp trung để được trau dồi bài bản, cải thiện toàn diện một cách nhanh chóng. 

Nên chọn khóa đào tạo quản lý cấp trung nào?

Hiện nay có rất nhiều khóa học đào tạo kỹ năng quản trị cấp trung. Nhưng chương trình EMBA của trường Quản lý SOM-AIT được đánh giá là thực tế và hiệu quả phù hợp cho cấp lãnh đạo.

Giáo án của EMBA song hành giữa lý thuyết và kỹ năng mềm, giúp người học phát triển đồng thời chuyên môn và năng lực quản trị. Từ nội dung đến cách dạy đều kiến tạo môi trường cho nhân sự trực tiếp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định…

Ngoài ra, trong suốt quá trình học cũng liên tục có các buổi làm việc nhóm. Chúng cho phép học viên trau dồi “teamwork”, cách kết nối và lãnh đạo. Lớp học quy tụ nhân sự nhiều cấp bậc thuộc đa dạng lĩnh vực, có cả người Việt và các quốc gia khác. Nhờ đó, nhân sự được rèn giũa năng lực hòa nhập, thích nghi, dần dần hoàn thiện bộ kỹ năng quản lý mang tầm quốc tế.

Chi tiết khóa học EMBA – chương trinh rèn luyện kỹ năng nhà lãnh đạo

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết về khóa học EMBA, hãy chia sẻ thông tin trong form bên dưới. Đội ngũ SOM sẽ liên hệ giải đáp ngay nhé.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…