6 ứng dụng của AI – trí tuệ nhân tạo trong giáo dục 

6 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục

Bằng những khả năng ưu việt, trí tuệ nhân tạo đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể thì trí tuệ nhân tạo giúp người dạy, người học những gì? Hãy cùng trường quản lý SOM-AIT tìm hiểu các ứng dụng của AI trong giáo dục thông qua bài viết dưới đây nhé! 

6 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

1. Trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa lộ trình học tập 

Trí tuệ nhân tạo sẽ tổng hợp dữ liệu để đề xuất lộ trình học tập rõ ràng, phù hợp với từng học viên. Sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, tiềm năng phát triển giữa các học viên sẽ được giải quyết. Giáo dục được ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm hướng tới sự tối ưu hóa khả năng tiếp thu, khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh riêng của từng người.

Những bảng thành tích không còn là đích đến của giáo dục. Thay vì so sánh mình với người khác, AI giúp người học tập trung vào việc hiểu mình, tìm ra cách học tốt nhất và cho thấy sự cải thiện sau từng giai đoạn. Nếu sự so sánh có xảy ra thì đó là những thay đổi của chính người học trước và sau khi hoàn tất lộ trình học tập. 

2. Trí tuệ nhân tạo đa dạng hóa cách thức truyền tải nội dung

AI có khả năng tạo ra nhiều định dạng nội dung mới và sáng tạo. Không còn bảng, phấn hay ghi chép nhàm chán, trí tuệ nhân tạo tạo ra trải nghiệm học hiện đại với:

  • Tương tác đa chiều: Tài liệu, giáo án, bài kiểm tra và những trò chơi tương tác được áp dụng để học viên hiểu, nhớ bài, tra cứu dễ dàng hơn. Người học không chỉ nhìn, chép mà còn nghe, chạm, phản xạ cùng những kiến thức mới. Từ đây, quá trình tiếp thu, ghi nhớ và ôn tập trở nên hiệu quả hơn.
  • Trực quan hóa thông tin: Trí tuệ nhân tạo có thể hình ảnh hóa, mô phỏng, sử dụng văn bản tùy biến theo tính chất thông tin. Vì AI biết đánh giá và chọn cách truyền tải nội dung dưới hình thức nào là dễ hiểu nhất. Thông qua dữ liệu và công cụ sẵn có, công thức toán học hay thí nghiệm hóa học cũng được minh họa một cách đơn giản, thực tế hơn.
  • Cập nhật kiến thức liên tục: Không những sở hữu kho dữ liệu gốc khổng lồ, AI còn nhanh chóng cập nhật liên tục kiến thức mới. Ví dụ như trí tuệ nhân tạo có thể truy cập những công trình nghiên cứu khoa học với đầy đủ thông tin, quá trình, kết luận cùng những quan điểm của chuyên gia trong ngành. Song, AI còn “biết” hiện nay công trình này đã được ứng dụng, phát triển thêm như thế nào. 
6 ứng dụng của AI trong giáo dục

3. AI trở thành  “gia sư riêng” cho từng học viên

Trí tuệ nhân tạo luôn túc trực 24/7 để giải đáp thắc mắc, góp ý và chỉnh sửa các lỗi sai cho người học. Khi không còn rào cản về thời gian, học sinh có thể chủ động chuẩn bị bài trước, rèn luyện hoặc đào sâu nghiên cứu bất cứ lúc nào. Sự tiện lợi này còn đặc biệt hữu ích  ở giai đoạn nước rút trước kỳ thi, học viên được hỗ trợ ngay lập tức và cũng giúp giảm gánh nặng cho người dạy.

Ngoài rèn luyện tinh thần tự học, trí tuệ nhân tạo còn giúp thế hệ tương lai tự thỏa sức khám phá. Bước ra khỏi lớp học, học viên có thể tìm hiểu bất kỳ lĩnh vực nào mà luôn có “gia sư” đi cùng. Học viên được hướng dẫn, đề xuất những kỹ năng/kiến thức liên quan, thậm chí thực hiện các dự án với sự đồng hành của AI.

4. Người khuyết tật tiếp cận tri thức dễ dàng 

Những học sinh “đặc biệt” được tiếp cận tri thức theo cách đặc biệt. Những người khiếm thị có thể nghe được giọng “giáo viên” giảng bài đầy cảm xúc mọi lúc, mọi nơi. Hình ảnh, ký hiệu dựa trên bảng chữ cái được AI tổng hợp thành thông tin, giúp người khuyết tật câm, điếc không cần chờ đợi chuyển thể. Giáo dục trở nên công bằng và trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi những điều số phận quy định với những học sinh khuyết tật.

các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

5. Trí tuệ nhân tạo định hướng nghề nghiệp

Bất lợi đối với nền giáo dục của các nước đang phát triển, học sinh được đào tạo đồng bộ, ít có cơ hội khám phá và thiếu sự định hướng dựa trên khả năng cá nhân. Trí tuệ nhân tạo sẽ giải quyết thực trạng này bằng cách tổng hợp, phân tích khả năng, sở thích, tư duy của từng người để định hướng nghề nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo không đề xuất một cách cảm quan mà sẽ dựa trên dữ liệu cá nhân, thực trạng làm việc và cả tố chất của những người thành công trong lĩnh vực đó. Tất nhiên là có sai số, nhưng trẻ em vẫn có cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp chắc chắn hơn là những lời khuyên, thông tin thiếu căn cứ.

6. Trí tuệ nhân tạo là trợ giảng đa nhiệm

Giáo viên không cần phải 1 mình thực hiện nhiều tác vụ lặp lại như chấm bài, thống kê điểm, báo cáo giáo án… AI sẽ thiết lập những công việc này được tự động hóa. Nhờ đó, người dạy có thể tập trung vào chuyên môn, nâng cao tay nghề và hướng dẫn học sinh sát sao hơn. 

Bên cạnh đó, AI sẽ “dự giờ” để phản hồi, đưa ra lời khuyên trước những thiếu sót như học sinh không theo kịp, 1 kiến thức mà học viên mắc lỗi liên tục… Nhờ đó, giáo viên nhẹ gánh, chất lượng giảng dạy được nâng cao và có nhiều thời gian để chiêm nghiệm kiến thức, nghiệp vụ sư phạm.

Các ứng dụng của AI trong giáo dục

Nhìn chung, AI ngày nay đã trở thành 1 làn sóng đổ bộ lên hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, bao gồm cả giáo dục. Làn sóng này đưa giáo dục lên 1 tầm cao mới, phát huy tiềm lực của từng cá thể, thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và tri thức, giúp giảng viên có được những giờ dạy thật sự chất lượng.

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đã vẽ ra 1 bức tranh mới. Thế nhưng thời điểm này chỉ là khởi động, trong tương lai trí tuệ nhân tạo sẽ còn bứt phá nhiều hơn nữa!

Có thể bạn quan tâm:

Chương trình Thạc sĩ chuyển đổi số – định hướng ứng dụng công nghệ trong cải cách vận hành, tối ưu tổ chức

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…