5 xu hướng chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm

5 xu hướng chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là một trong những ngành đối mặt với nhiều thách thức nhất, không chỉ bởi sự kỳ vọng của khách hàng mà còn do sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ. Và thách thức này ngày càng lớn khi hàng loạt công ty bảo hiểm đã ứng dụng công nghệ để tối ưu dịch vụ của mình. 

Những công nghệ đó là gì, ứng dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ các xu hướng chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm đang dần được ‘đại chúng hóa’ trên thế giới và tại Việt Nam. Cùng cân nhắc nhé!

ví dụ chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm

1. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm

AI là công nghệ có ứng dụng nhiều nhất trong chuyển đổi số ngành bảo hiểm. Trong một khảo sát về các công ty bảo hiểm của Statista năm 2021, 

  • 12% số công ty được hỏi đã lên kế hoạch tăng mạnh nguồn chi cho AI. 
  • 28% công ty mong đợi một sự tăng nhẹ về chi tiêu cho công nghệ AI trong ngành bảo hiểm. 

Ở 1 góc độ khác, số liệu của GenPact  cũng cho thấy tới 87% số công ty bảo hiểm đã đầu tư trên 5 triệu đô mỗi năm cho công nghệ AI. Còn theo Deloitte, Gần 50% công ty cho rằng AI đang giúp cải thiện việc ra quyết định của họ. 

PwC đã thực hiện một cuộc khảo sát tương tự để xác định đâu là những mục tiêu mà lý do các công ty bảo hiểm tin rằng AI sẽ là lựa chọn tối ưu nhất để giải bài toán thời đại. Các lý do này cô đọng lại thành 6 ý dưới đây:

  • Tùy chỉnh sản phẩm cho người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp. 
  • Tạo thêm nhiều tương tác đều đặn với khách hàng để để nâng cao doanh số và củng cố lòng trung thành của họ. 
  • Phân tích thêm nhiều dữ liệu từ nhiều nguồn hơn (bao gồm cả những kênh truyền thông xã hội). 
  • Tự động hóa nhiều khía cạnh của quy trình xử lý khiếu nại từ khách hàng
  • Tăng cường khả năng phát hiện và phân loại các vấn đề gian lận.
  • Phân tích tài sản và tính toán bảo hiểm tinh vi hơn. 

Tại Việt Nam, Prudential cho phép người dùng lựa chọn cổng thông tin khách hàng PRUOnline hay trang thông tin Prudential Vietnam trên ứng dụng Zalo bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu để làm thủ tục đơn giản hơn. Prudential Việt Nam cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đảm bảo tối thiểu 80% yêu cầu của khách hàng được thực hiện trực tuyến và tự động.

→ Có thể bạn quan tâm: AI là gì? Ứng dụng của AI trong chuyển đổi số 

2. Dùng Cloud để xây dựng cơ sở hạ tầng phân tán trong lĩnh vực bảo hiểm

5 công nghệ chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đang ngày càng nâng cấp để tiếp cận và hỗ trợ các tổ chức y tế và công ty bảo hiểm một cách an toàn hơn. Nhiều công ty bảo hiểm trên khắp thế giới đang phải chịu một khoản nợ đáng kể bởi quy trình vận hành, lưu trữ dữ liệu vẫn còn phụ thuộc vào các thiết bị truyền thống. 

Việc chuyển đổi nhanh chóng toàn hệ thống cốt lõi sang đám mây sẽ giúp họ điều phối hệ sinh thái nhuần nhuyễn với chi phí thấp hơn. Đặc biệt, một khi tập hợp và quản lý dữ liệu chung một đầu mối, các công ty trở thành một bộ não trung tâm kết nối tất cả các bên, từ khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến nhà cung cấp dịch vụ khác.

Ngoài ra, đám mây rất quan trọng để kích hoạt loại sức mạnh điện toán cần thiết để hiểu đầy đủ và tận dụng các tập dữ liệu cực lớn. Nhờ đó mà các công ty bảo hiểm sẽ linh hoạt hơn trong việc tung ra các sản phẩm mới và tạo ra dịch vụ khách hàng tốt hơn. 

Đơn cử, BIDV MetLife, đã triển khai thành công dự án Hợp đồng bảo hiểm điện tử Go Green. Dự án này nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm trực tuyến nhanh hơn, đơn giản hơn, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. 

BIDV MetLife cũng hoàn thiện dự án Service Happy để cung cấp giải pháp công nghệ mới cho đội ngũ bán hàng của gần 1.000 điểm giao dịch BIDV và BIDV MetLife trên toàn quốc. Dịch vụ này đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc. Tiếp đó, tháng 8/2022, nhà bảo hiểm này tiếp tục hoàn thiện chiến lược số hóa bằng việc cho ra mắt cổng thông tin khách hàng MetCare.

Có thể bạn quan tâm: 

3. Ứng dụng Internet of Things (IoT) vào chuyển đổi số bảo hiểm ô tô

chuyển đổi số ngành bảo hiểm xe

IoT (Internet of Things) nghĩa là “Internet vạn vật”, rõ hơn là “kết nối vạn vật bằng Internet”. Đây là hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

Xu hướng này đang được ứng dụng mạnh mẽ nhất trong chuyển đổi số ngành bảo hiểm ô tô, cụ thể là bảo hiểm dựa trên mức sử dụng (UBI). UBI được thực hiện với các cảm biến IoT dựa trên xe báo cáo thông tin về quãng đường đi được. Các thiết bị nhỏ, kết nối di động này đo lường các yếu tố rủi ro khi lái xe bao gồm: khoảng cách lái xe, kiểu lái xe trong ngày, tốc độ, kiểu phanh và hành vi lái xe thất thường có thể dẫn đến tai nạn.

Những hành vi có thể quan sát và định lượng này được đưa vào đánh giá rủi ro. Từ đó, các công ty bảo hiểm sẽ xếp hạng người lái xe về mức độ an toàn, cho phép họ định giá bảo hiểm của mình dựa trên hồ sơ rủi ro của người lái xe.

Ưu điểm đo lường mức độ ứng dụng của IoT cũng đang được phát triển để phù hợp với cả các mảng khác của bảo hiểm như đời sống, sức khỏe, tài sản và thương mại. Độ chi tiết của dữ liệu được chia sẻ thông qua hệ thống IoT giúp khách hàng nói lên nhu cầu của mình dễ hơn. 

Nhờ đó mà các công ty bảo hiểm có thể đo lường chính xác mức độ rủi ro cho từng hồ sơ. Đặc biệt, ứng dụng 5G ngày nay giúp truyền tải dữ liệu tốc độ cao, đủ để các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ phù hợp tức thời cho khách.

4. Liên tục nâng cấp công nghệ tự động hóa và mô phỏng hình ảnh

Trước đây, công nghệ để tự động hóa các quy trình chủ yếu được các công ty bảo hiểm ứng dụng trong các hoạt động hỗ trợ tại văn phòng. Nhưng với tốc độ chuyển đổi số của ngành bảo hiểm hiện tại, tự động hóa sẽ được ứng dụng đa dạng hơn trong cả việc nâng cấp phẩm và dịch vụ. 

Nhiều công ty bảo hiểm đang đầu tư các công nghệ tự động giám sát tài sản theo thời gian thực, từ đó cho phép bộ phận bảo trì dự đoán mức độ khiếu nại và có phương án đền bù hợp lý.

Các bản sao kỹ thuật số ở định dạng 3D và 4D, hình ảnh AR và VR đang là những công nghệ mô phỏng hình ảnh được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực bảo hiểm. Các công ty dùng kỹ thuật này để thể hiện rõ hình ảnh tài sản cũng như nắm rõ mức độ hư hại của chúng. Nhờ đó, họ có thể biết được chính xác tình trạng tài sản để đưa ra mức độ bồi thường đúng mức.

Hãng bảo hiểm Manulife là một trong những đơn vị bảo hiểm ứng dụng tự động hóa sớm nhất ở Việt Nam. Họ đã triển khai công cụ eClaims trong việc tự động hóa phân loại các yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Nhờ đó, Manulife có thể giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng nhanh hơn.

5. Minh bạch và bảo vệ an toàn thông tin cho khách hàng khi chuyển đổi số trong bảo hiểm với blockchain

ví dụ chuyển đổi số ngành bảo hiểm

Bảo hiểm luôn là lĩnh vực đòi hỏi khách hàng cung cấp rất nhiều thông tin, bao gồm cả các nguồn tin nhạy cảm về tài chính, các mối quan hệ và công việc. Với mức độ phát triển của các dịch vụ bảo hiểm gần đây, lượng thông tin được yêu cầu để xác thực, theo dõi và đền bù cho các hồ sơ ngày càng nhiều. Vì thế, các công ty bảo hiểm bắt buộc phải ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất để tránh rủi ro cho thông tin của khách. 

Họ cũng không bỏ qua cơ hội tận dụng dữ liệu khổng lồ từ khách hàng để phát triển mô hình bảo hiểm “Predict and Prevent” (phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất). Mô hình này cho phép các công ty cập nhật hoạt động của khách hàng thường xuyên, từ đó dự đoán rủi ro hoặc thương tật cần phòng tránh để hạn chế các yêu cầu bồi thường. 

Một trong những ứng dụng tiềm năng nhất trong việc bảo mật thông tin chính là Blockchain. Công nghệ này giúp các nhà mạng quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn theo cách an toàn và nhất quán. Với Blockchain, các khâu minh bạch thông tin, xác minh danh tính cũng được đảm bảo hơn. Từ đó, các công ty bảo hiểm sẽ tránh được các cuộc tấn công của tin tặc.

Tóm lại, vì nằm trong lĩnh vực phụ thuộc rất lớn vào dữ liệu từ khách, các công ty bảo hiểm là những đơn vị hưởng lợi nhất từ chuyển đổi số. Chính vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm, và thậm chí là các lãnh đạo nhà nước đang ráo riết tìm cách tận dụng chuyển đổi số nhanh và thiết thực nhất. 

Hơn cả, việc tìm hiểu và ứng dụng thành công chuyển đổi số vào doanh nghiệp hiện là nhiệm vụ quan trọng nhất với mọi lãnh đạo trong ngành.

Có thể bạn quan tâm: 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…