5 kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh, đâu là cách tốt nhất?

5 kỹ năng đàm phán thương lượng thuyết phục trong kinh doanh

Đàm phán trong kinh doanh quả thật là một kỹ năng rất quan trọng. Đây là cách mà bạn giao tiếp và thỏa thuận để đạt được mục tiêu của mình. Càng leo lên các vị trí cao trong công ty, bạn sẽ thường xuyên đối diện với nhiều tình huống đàm phán hơn nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng đàm phán theo các cách giống nhau. Thực tế, có 5 kỹ năng đàm phán khác nhau: cạnh tranh, hợp tác, thỏa hiệp, né tránh và nhượng bộ. Cùng SOM tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

5 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

1. Kỹ năng đàm phán cạnh tranh

Cách tiếp cận cạnh tranh là một chiến lược đàm phán hiệu quả, tập trung vào mục tiêu chiến thắng và đạt được lợi thế tối đa. Khi áp dụng phong cách này, bạn đặt mục tiêu tối ưu hóa lợi ích cho bản thân hoặc tổ chức lên hàng đầu, sẵn sàng sử dụng mọi chiến lược hợp pháp để đạt được kết quả mong muốn.

Người sử dụng chiến lược cạnh tranh thường có kỹ năng đàm phán tốt, bao gồm khả năng lập luận thuyết phục, thương lượng hiệu quả và sử dụng các chiến lược linh hoạt. Phong cách này đòi hỏi sự táo bạo và sẵn sàng đối mặt với rủi ro để đạt được mục tiêu đề ra. Quan trọng hơn hết, đàm phán viên cần tin tưởng vào khả năng của bản thân và thể hiện sự quyết đoán, không nhượng bộ trong việc bảo vệ lợi ích.

Phong cách cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài với đối tác. Hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan để đảm bảo cân bằng lợi ích cân giữa hai bên. Cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro tiềm ẩn trước khi áp dụng kỹ năng đàm phán cạnh tranh, đảm bảo lợi ích thu được xứng đáng với nỗ lực và nguy cơ đánh đổi. 

5 kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh

2. Kỹ năng đàm phán hợp tác

Cách tiếp cận hợp tác trong đàm phán kinh doanh hướng đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tác và tìm kiếm giải pháp chung mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Khác với phong cách cạnh tranh tập trung vào chiến thắng, phong cách hợp tác đề cao sự thỏa hiệp và cùng có lợi.

Với chiến lược thương lượng này, các bên cần trao đổi thông tin minh bạch, chia sẻ quan điểm và lắng nghe cẩn thận để thấu hiểu nhu cầu của đối tác. Duy trì thái độ hợp tác, tôn trọng ý kiến và quan điểm của đối tác, tạo bầu không khí tích cực là điều cần thiết khi sử dụng kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh này. Bên cạnh đó, xác định rõ ràng mục tiêu, thu thập đủ thông tin và chuẩn bị các lập luận chặt chẽ, kỹ năng đàm phán thuyết phục để đảm bảo không nhượng bộ quá nhiều, và bảo vệ lợi ích của bạn.

5 kỹ năng thương lượng trong kinh doanh
businessman shaking hands with businesswoman sitting at the negotiating table . concept of partnership

3. Kỹ năng đàm phán thỏa hiệp

Thỏa hiệp là một chiến lược quan trọng trong đàm phán kinh doanh, thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng nhượng bộ một phần để đạt được mục tiêu chung. Nó giúp xây dựng sự đồng thuận và tạo ra kết quả win-win cho tất cả các bên tham gia.

Chiến lược đàm phán thỏa hiệp mang lại một số lợi ích nhất định: tiết kiệm thời gian và chi phí khi không phải kéo dài quá trình đàm phán, tránh mâu thuẫn và bế tắc trong đàm phán bởi các bên đều tìm kiếm điểm chung và đạt được thỏa thuận hợp lý.

5 kỹ năng đàm phán thuyết phục trong kinh doanh

4. Kỹ năng đàm phán né tránh 

Trong lĩnh vực kinh doanh, sử dụng chiến lược né tránh là một cách thông minh nếu bạn không muốn hoặc chưa sẵn sàng để đạt được thỏa thuận. Đặc biệt, đây là một lựa chọn hợp lý khi bạn không quan tâm đến những gì đối phương muốn.

Né tránh có thể được sử dụng như một cách để thể hiện sức mạnh – nói lên rằng “Tôi không có thời gian cho việc này” hoặc “Tôi không quan tâm đến đề nghị của bạn”. Đồng thời, nó cũng hữu ích khi bạn cần thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, điểm yếu của chiến lược này là có thể khiến các bên cảm thấy thất vọng và thậm chí cảm thấy bị “bỏ rơi”, chưa được tôn trọng vì bạn không quan tâm đến đề nghị của họ. Đối tác có thể coi việc né tránh của bạn như một nỗ lực thao túng, và nếu họ cảm nhận được điều này, rất có thể họ sẽ không muốn tham gia vào các cuộc đàm phán với bạn trong tương lai.

5 kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh

5. Kỹ năng đàm phán nhượng bộ

Nhượng bộ linh hoạt là một kỹ năng quan trọng trong đàm phán kinh doanh, thể hiện khả năng điều chỉnh quan điểm và chiến lược để đạt được thỏa thuận chung. Một người đàm phán linh hoạt có thể:

  • Nhượng bộ để hòa hợp: Sẵn sàng nhượng bộ những điều không quan trọng hoặc ít giá trị để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo sự đồng thuận với đối tác. Mục tiêu của việc này là tạo ra môi trường hợp tác thuận lợi hơn và tăng khả năng thành công cho đàm phán.
  • Nhượng bộ để tránh xung đột: Trong trường hợp này, nhượng bộ được xem như chiến lược đầu tư cho mối quan hệ hợp tác lâu dài, sẵn sàng nhường một bước để tránh mâu thuẫn và giữ gìn mối quan hệ với đối tác trong tương lai. 
  • Nhượng bộ để tránh bị từ chối: Điều chỉnh đề xuất để tăng khả năng được đối tác chấp nhận, thể hiện sự thấu hiểu và tôn trọng quan điểm của đối tác để tìm kiếm giải pháp chung.

Đâu là chiến lược đàm phán tốt nhất?

Rất khó để nói đâu là kỹ năng thương lượng hiệu quả nhất. Tùy tình huống, đối tượng đàm phán mà linh hoạt sử dụng và kết hợp các chiến lược. Điều quan trọng là đàm phán viên cần nằm lòng các kiến thức tổng quan này và vận dụng chúng một cách bài bản, có chiến lược, nhằm đạt được mục tiêu sau cùng. 

Đặc biệt, bạn cần xác định phong cách đàm phán cá nhân, liệu bạn là người thích hợp với phong cách cạnh tranh, hợp tác, hay né tránh…? Phong cách đàm phán của bạn ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu như thế nào? Nếu bạn không chắc chắn về phong cách đàm phán của mình, hãy nâng cao các kỹ năng thông qua việc đọc sách về các chiến lược đàm phán, quan sát và học hỏi từ các nhà đàm phán, ngoại giao giỏi.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm góc nhìn về các kỹ năng đàm phán trong kinh doanh. Điều quan trọng là không nên rập khuôn trong một lối tiếp cận duy nhất và luôn sẵn sàng thử nghiệm những phương pháp mới. 

Đàm phán đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng tùy biến cách tiếp cận để phù hợp với từng tình huống cụ thể. Do đó, việc giới hạn bản thân trong một phương pháp duy nhất sẽ cản trở khả năng thành công của bạn. Hãy nhớ rằng không có chiến thuật trong đàm phán nào là “hoàn hảo” cho tất cả mọi người. Chúc bạn thành công trong những cuộc đàm phán sắp tới!

Có thể bạn quan tâm:

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…