4 vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số 

Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số

Vẫn còn nhiều lãnh đạo cho rằng việc chuyển đổi số chỉ đơn thuần là đầu tư vào công nghệ để tối ưu hoá các hoạt động vận hành. Nhưng thực tế, chuyển đổi số thành công phải nằm ở bài toán tư duy, tầm nhìn, định hướng, chiến lược dài hạn từ bộ máy điều hành. Vì thế, vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số rất quan trọng. 

Bài viết sẽ làm rõ những yêu cầu căn bản nhất của một lãnh đạo thức thời và có khả năng chuyển đổi số cho doanh nghiệp thành công.

4 vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số

Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số

Vai trò 1: xác định đúng vấn đề của chuyển đổi số

Với các doanh nghiệp đã hình thành bộ máy tổ chức hoàn chỉnh và hoạt động trong thời gian đủ dài, người lãnh đạo chỉ chủ yếu tập trung giải quyết các vấn nhân sự ‘không thể giải quyết’. Tuy nhiên, vai trò của người lãnh đạo trong chuyển đổi số lại hoàn toàn khác. Không chỉ còn là cung cấp cách giải quyết mà phải đặt ra đúng vấn đề. 

Cụ thể, lãnh đạo cần xác định được những vấn đề có thể giải quyết bằng chuyển đổi số. Chúng có thể nằm ở nhu cầu của khách hàng trong việc trải nghiệm dịch vụ, ở các chức năng của sản phẩm, cũng có thể ở chính quy trình vận hành, sản xuất của công ty.

Ví dụ, nhiều khách hàng không đủ tiền để đầu tư bất động sản lớn, các công ty Fintech đã phát triển hình thức REIT, cho phép khách hàng đầu tư bất động sản phân nhỏ trên chung một nền tảng. Hoặc khi vấn đề đấu nối, đồng bộ dữ liệu giữa các phòng ban trở thành vấn đề kéo chậm hiệu suất tổng thể, tích hợp các hệ thống điện toán đám mây (Cloud) có thể sẽ là giải pháp lãnh đạo nên cân nhắc!

Lợi ích khổng lồ từ việc ứng dụng điện toán đám mây cho doanh nghiệp

Nhìn thấy được vấn đề càng sớm, phát triển giải pháp chuyển đổi số càng nhanh thì doanh nghiệp càng có cơ hội dẫn đầu thị trường. Mỗi lãnh đạo, nếu dám “đao to búa lớn” rằng mình có thể dẫn dắt công ty trong thời chuyển đổi số, thì trước tiên phải trả lời được câu hỏi “chuyển đổi số giải quyết những vấn đề gì cho doanh nghiệp của mình”. 

Đôi lúc đó chỉ là những bài toán ‘xưa xửa xừa xưa’ nhưng được tiếp cận lại với cách giải mới, bằng công nghệ tối ưu hơn!

Vài trò 2: Quản trị sự thay đổi xuyên suốt quá trình ứng dụng chuyển đổi số 

Công nghệ đang tiến bộ rất nhanh. Điều này cũng vô tình tước đi quyền được phép ‘thong dong’ trong cuộc đua công nghệ hóa doanh nghiệp. Công nghệ đổi mới liên tục sẽ dẫn tới rất nhiều vấn đề trong văn hoá làm việc, quy trình sản xuất, và thậm chí là tái định vị thương hiệu. Theo đó, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sự phản đối, thắc mắc và từ chối hợp tác từ các phòng ban từ tâm lý ngại thay đổi, ngại bước ra khỏi vùng an toàn của nhiều người. 

Hơn nữa, kể cả khi công ty cùng nhau “chuyển đổi số” thì kết quả sẽ không thể tốt đẹp ngay trong một sớm một chiều, vì chúng ta luôn cần nhiều thời gian và nỗ lực để làm quen với sự thay đổi liên tục.

Vai trò của việc quản trị sự thay đổi trong tổ chức 

Chính vì thế, năng lực quản trị sự thay đổi của lãnh đạo doanh nghiệp là yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết. Để làm tốt điều này, lãnh đạo cần chú ý: 

  • Dự trù được những biến động có thể xảy ra nếu ứng dụng công nghệ mới
  • Làm công tác giáo dục cho toàn bộ tổ chức hiểu và đồng lòng, liên tục cập nhật công nghệ mới
  • Phác thảo những phương án dự trù nếu quá trình chuyển đổi số không như mơ. 

Ví dụ, chuyển đổi số khiến khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về trải nghiệm – vừa phải nhanh chóng, kịp thời, vừa mang tính cá nhân cao, đặc biệt khi họ tương tác với doanh nghiệp mỗi lúc một kênh. Lúc này chỉ các hệ thống CRM cổ điển đôi lúc là chưa đủ, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc đến các hệ thống tự động hóa hơn, đấu nối dữ liệu tổng thể hơn.   

Vai trò 3: Thúc đẩy văn hoa học tập và xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ

Vai trò của người lãnh đạo trong chuyển đổi số

Theo một thống kê từ McKinsey, tốc độ chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ tăng 1.4 lần nếu như nhân viên cảm thấy rằng mình được trao quyền đóng góp vào quá trình chuyển đổi số. Nhưng để trao quyền, yếu tố quan trọng nhất chính là lãnh đạo có thể cung cấp các nguồn lực và công cụ đầy đủ để tạo ra các kỹ năng thích ứng cần thiết cho nhân viên.

Cụ thể, các cách để có hỗ trợ nhân viên thích nghi với chuyển đổi số hiệu quả gồm:

  • Tổ chức các hội thảo nội bộ để đào tạo nhân viên về kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp
  • Xây dựng các module tự học trực tuyến, có thể truy cập bất cứ lúc nào, ở đâu để đào tạo nhân viên về các hệ thống, công cụ, quy trình mới.
  • Phát triển chương trình đào tạo hoặc mời các đơn vị đào tạo hướng dẫn nhân viên về kỹ năng vận hành hệ thống cũng như xây dựng quy trình vận hành chuẩn hóa.
  • Chuẩn bị các kế hoạch dự phòng trong trường hợp có nhân viên luân chuyển, nghỉ việc hoặc không tham gia dự án chuyển đổi số nữa.

5 bước thiết kế lộ trình đào tạo nội bộ hiệu quả trong thời đại công nghệ số 4.0 

Vai trò 4: Đưa ra chiến lược dựa trên dữ liệu 

Muốn “số hoá” thì chắc chắn phải biết “chơi với số”. Số ở đây chính là những dữ liệu thu thập được từ quy trình ứng dụng các công nghệ vào tổ chức. Chính những dữ liệu này là các con số biết nói, phản ánh khách quan quá trình chuyển đối số của tổ chức.

Về vận hành nội bộ, các số liệu sẽ cho thấy chuyển đổi số sẽ giải quyết được vấn đề cho bao nhiêu người, dự toán doanh thu sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm, hiệu quả trong từng giai đoạn chuyển đổi số có đúng như tính toán,… tất cả đều được thể hiện trên dữ liệu. 

Ví dụ như khi đọc dữ liệu từ các công cụ quản lý nhân viên trực tuyến, người lãnh đạo có thể hiểu được quyết định nào có thể tự động hoá hoặc ủy thác cho các cấp dưới, từ đó tinh gọn quy trình làm việc cho cả cấp nhân viên lẫn cấp quản lý. 

Về doanh thu và hình ảnh doanh nghiệp, số liệu sẽ cho thấy chính xác đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp và sản phẩm trong giai đoạn tích hợp công nghệ. Hãy nhớ rằng đây là thời đại mà thái độ của khách hàng thể hiện rất rõ qua những con số, với hàng loạt những ứng dụng và công cụ thu thập thông tin, hành vi, hội thoại,… Những số liệu này là nền tảng để xác định từng bước đi của doanh nghiệp giữa thời đại số.

Ví dụ, sự giảm sút trong việc khách hàng nhắn tin cho các nền tảng của doanh nghiệp từ khi ứng dụng chatbot khiến lãnh đạo phải xem lại. Liệu hệ thống chatbot có đang được lập trình đúng, nhân viên có biết thu thập thông tin từ chatbot đúng cách, hay các câu trả lời của chatbot đã dễ hiểu chưa,…

Tóm lại, nếu muốn chuyển đổi số thành công, lãnh đạo cần học cách “đọc” các dữ liệu này, từ đó xác định được tình hình doanh nghiệp, nguyên nhân của nó và cách giải quyết hiệu quả nhất trong từng tình huống. Chỉ khi phân tích dữ liệu các hệ thống chuyển đổi số thu về một cách chính xác thì lãnh đạo mới đưa ra quyết định thông minh và chiến lược hiệu quả nhất.

→ Có thể bạn quan tâm: Thạc sĩ chuyển đổi số cho lãnh đạo

Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số

Tất nhiên, sẽ vẫn còn nhiều yêu cầu về năng lực và vai trò của lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số. Theo thời gian, các lãnh đạo sẽ va vấp và dần học được điều gì là cần thiết trong công cuộc chuyển đổi của doanh nghiệp. 

Điều quan trọng nhất để làm tốt vai trò của lãnh đạo và đi đến “tận cùng” của chuyển đổi số nằm ở 2 thứ: Luôn ý thức được sự quan trọng của bản thân trong chuyển đổi số và không ngừng cập nhật sự chuyển đổi.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…