4 chiến lược ESG cho doanh nghiệp theo đuổi định hướng phát triển bền vững

chiến lược triển khai ESG

Đến nay, chiến lược ESG hay phát triển bền vững nói chung không còn là xu hướng mà chính là “quy luật” vận hành nền kinh tế trong tương lai. Việt Nam cũng chuyển mình và trở thành một những quốc gia thực hành các tiêu chuẩn bền vững hàng đầu trong khu vực. Đứng trước những thay đổi này, doanh nghiệp mới thực hành ESG nên bắt đầu từ đâu? Nên áp dụng chiến lược nào để tối ưu nguồn lực có hạn của doanh nghiệp?

Hãy cùng trường quản lý SOM-AIT tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

4 chiến lược ESG cho doanh nghiệp

Thực trạng ESG ở Việt Nam

ESG là gì? Đây là bộ tiêu chuẩn được phát triển dựa trên 3 trụ cột trọng tâm: E-Enviromental, S-Social và G-Governance nhằm đánh giá mức độ thực hành phát triển của các doanh nghiệp. Dựa trên ESG, doanh nghiệp có cơ sở để thuyết phục nhà đầu tư rót vốn, xây dựng hình ảnh trên thị trường và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Theo báo cáo toàn cảnh thị trường châu Á của ngân hàng UOB năm 2023, Việt Nam và Thái Lan là 2 nền kinh tế dẫn đầu về việc triển khai hoạt động phát triển bền vững ESG. Không dừng lại ở mức nhận thức, các doanh nghiệp đã lên kế hoạch và bắt tay hành động. Ngoài ra, 94% doanh nghiệp Việt thực hiện khảo sát cho rằng ESG quan trọng và là định hướng trọng tâm của họ trong thời gian tới. 

3gmb5uDL

Nguồn: UOB Business Outlook Study 2023

Với tầm nhìn 2050, Việt Nam trở thành nước không những nền nông nghiệp hàng đầu thế giới mà còn có ngành công nghiệp chế biến hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển theo định hướng bền vững. Từ trợ cấp vốn đến các khoản vay ưu đãi cho thấy thiện chí chung tay thay đổi nền kinh tế bắt nhịp thế giới từ chính quyền. 

Thế nhưng, để chạm đến viễn cảnh tươi đẹp của nền kinh tế xanh các doanh nghiệp thực hành ESG ở Việt Nam gặp không ít trở ngại. Việc chuyển đổi sang định hướng bền vững dẫn đến tăng giá sản phẩm/dịch vụ dễ khiến khách hàng “quay lưng” và suy giảm lợi nhuận. Nhưng nghiêm trọng hơn cả là ban điều hành thiếu kiến thức dẫn đến áp dụng chiến lược ESG không phù hợp năng lực nội bộ.

Dù ESG không còn quá xa lạ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ kiến thức, kỹ năng để xây dựng chiến lược kinh doanh đáp ứng bộ tiêu chuẩn này. Bởi lẽ, doanh nghiệp thay đổi sang cơ cấu hoàn toàn mới mà không có sự chuẩn bị rất dễ thất bại. Ở chiều ngược lại, việc thực thi đích xác theo yêu cầu của ESG cũng không phải là tốt, các nhà đầu tư vẫn dành cơ hội cho các doanh nghiệp cân bằng trách nhiệm chung và hiệu suất lợi nhuận. 

S5b jx3eHOxjgD6IxIxX5sWHsTaj9yagxa4JGF37PBXjfCjjsfM vjO0m7bufkiuhDtMg5WEhjirv643YwZAqIVLEHG6UTSFr4mdk95AP

Những rào cản mà các doanh nghiệp băn khoăn khi thực hành phát triển bền vững ESG

→ Tìm hiểu thêm: Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam trước làn sóng ESG

Cụ thể thì các doanh nghiệp nên thực hành phát triển bền vững ra sao? Chuyển đổi hoàn toàn và chuyển đổi 1 phần sẽ phù hợp với những doanh nghiệp nào? 

4 chiến lược “thực chiến” cho doanh nghiệp theo đuổi định hướng phát triển bền vững ESG

Xác định mục tiêu thực hành ESG 

Vì mức độ quan trọng của ESG chính là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn. Cho nên, bước đầu tiên là xác định mục tiêu thực hành ESG: ESG là phương tiện để thu hút vốn đầu tư? ESG sẽ giúp cải thiện hiệu suất vận hành? Hay ESG là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn toàn tâm toàn ý hướng đến nhằm cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng? 

4 chiến lược ESG theo định hướng phát triển bền vững

Sau khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm, gồm khởi đầu, thực hành, chiến lược và dẫn đầu. Cụ thể chiến lược cho từng nhóm như sau: 

1.Nhóm khởi đầu 

Thực trạng: Đây là những doanh nghiệp mới bắt đầu thực hành và chưa từng công bố tài chính theo chuẩn ESG. Mục tiêu chính của nhóm doanh nghiệp này là thống kê tài chính theo mẫu của ESG để thuyết phục nhà đầu tư và tăng tình yêu thương hiệu. 

Định hướng chiến lược: Các doanh nghiệp tập trung nâng cao lợi nhuận nhằm tối đa hóa lợi ích tài chính cho các bên liên quan. Song song đó, các thành phần cơ bản của ESG cần đảm bảo được tuân thủ đầy đủ. Lợi nhuận và cơ hội đầu tư là đích đến của doanh nghiệp thuộc nhóm khởi đầu. Họ chỉ dừng ở bước đầu thực hành minh bạch tài chính còn quy trình sản xuất, vận hành không hoàn toàn tương thích với bộ tiêu chí của ESG.

Đối với chiến lược của nhóm khởi đầu, các hoạt động vận hành không bị ảnh hưởng quá nhiều những về bản chất thì không phải là doanh nghiệp phát triển bền vững. Những doanh nghiệp mới, không có nhiều tiềm lực có thể bắt đầu với định hướng này và dần chuyển đổi sâu hơn khi thu hút được nhà đầu tư. 

chiến lược triển khai ESG

2. Nhóm thực hành

Thực trạng: Doanh nghiệp đã kiểm kê và công bố tài chính nhưng cách thức thực hiện không đạt được hiệu quả cao. Dù nhận thức được ESG sẽ tác động đến hiệu suất của doanh nghiệp nhưng nội bộ vẫn chưa thực sự hiểu được bản chất bộ tiêu chuẩn này. Thế nên, báo cáo thường thiếu định hướng, các chỉ số chồng chéo nhau dẫn đến không làm bật được năng lực tài chính vốn có. 

Định hướng chiến lược: 

  • Thành lập bộ phận giám sát thực hành ESG: Bộ phận này hỗ trợ điều hướng các hoạt động của doanh nghiệp đúng theo bộ tiêu chuẩn ESG, bao gồm cả vận hành và các báo tài chính. 
  • Lập chiến lược kinh doanh hòa hợp giữa mục tiêu lợi nhuận và bộ tiêu chuẩn ESG: Doanh nghiệp nhóm thực hành còn phụ thuộc vào yêu cầu của nhà đầu tư và các bên liên quan. Thế nên, chiến lược kinh doanh cần cân bằng giữa mức lợi nhuận mong muốn và chi phí khi theo đuổi ESG.  

3. Nhóm chiến lược

Thực trạng: Ban lãnh đạo của nhóm này đã dày dặn kinh nghiệm và chuyển đến các bước sâu hơn của lộ trình thực hiện ESG. Tuy nhiên, chỉ nhân sự quản trị cấp cao mới hiểu được ý nghĩa thực sự của phát triển bền vững trong khi các phòng ban còn lại mang tâm thế thực thi là chính. 

Định hướng chiến lược: Tất cả các hoạt động kinh doanh đều trùng khớp với bộ tiêu chuẩn ESG. 

  • Thành lập ban quản lý chất lượng ESG: Doanh nghiệp cần có ban lãnh đạo hướng dẫn thực hành ESG nhằm giám sát, đề xuất thêm cách thức phát triển bền vững để phát huy mọi tiềm năng của doanh nghiệp. 
  • Tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ và công khai: Tất cả phòng/ban và công chúng cần hiểu đúng về định hướng phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, nhân sự nội bộ sẽ có động lực thực hiện chiến lược của ban lãnh đạo và người tiêu dùng có thêm lý do để đòng hành cùng doanh nghiệp. 

4. Nhóm dẫn đầu

Thực trạng: ESG là mục tiêu quan trọng nhất của nhóm dẫn đầu và những lợi ích về lợi nhuận sẽ được đặt sau. Doanh nghiệp đã thành thạo và cập nhật liên tục theo những điều chỉnh, cải tiến của ESG. 

Định hướng chiến lược: 

  • Đổi mới theo những điều chỉnh mới nhất của ESG: Doanh nghiệp xanh thuộc nhóm dẫn đầu phải đảm bảo bắt kịp mọi cải tiến của ESG. Hơn nữa, nhóm doanh nghiệp còn cần tiên phong thêm các tiêu chuẩn mới. 
  • Đặt nền móng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp theo sau: Nhóm này đóng vai trò là hình mẫu, cần thực hành đầy đủ và sáng tạo nên những hoạt động bền vững mới. Giữ vững vị thế dẫn đầu, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn dồi dào đến từ những nhà đầu tư lớn và tăng giá trị thương hiệu trên thị trường. 
4 chiến lược triển khai ESG

Nhìn chung, doanh nghiệp trải qua tiến trình xác định mục tiêu và thực trạng để chọn lựa chiến lược đúng. Trong tiến trình này, sự dẫn dắt từ ban lãnh đạo chính là điểm mấu chốt. Những nhân sự cấp quản lý phải trang bị đủ về kiến thức, tư duy và kỹ năng mới có thể hiểu được năng lực doanh nghiệp trước các quyết định mang tính dài hạn như theo đuổi ESG. 

Khóa học cho những nhà quản lý muốn chinh phục nền kinh tế xanh 

Khóa học thạc sĩ ESG tại trường quản lý SOM-AIT cung cấp cho những nhà quản lý tổng quát về bộ tiêu chuẩn ESG, thực hành báo cáo và chia sẻ chuyên sâu về 1 số chủ đề nhất định. Hoàn thành khóa học, cấp quản lý hiểu sâu về thực trạng doanh nghiệp và có cơ sở để quyết định chiến lược phù hợp. 

Chương trình học bao gồm một số môn nổi bật sau:

  • Rủi ro trong chuỗi cung ứng (báo cáo)
  • Bộ tiêu chuẩn ESG trong toàn bộ chuỗi cung ứng
  • Thực hành lên kế hoạch thực hiện ESG và phân tích xu hướng tương lai

Thời gian học linh động giúp những nhà quản lý sắp xếp giữa vận hành doanh nghiệp và các buổi học. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên tại trường quản lý SOM-AIT là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành tạo điều kiện cho học viên tham vấn, bàn luận sâu thêm về ESG.

Tìm hiểu thêm thông tin khóa học: Vì sao nên học thạc sĩ ESG tại trường quản lý SOM-AIT

Hãy để lại thông tin bên dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin khóa học thạc sĩ ESG, đỗi ngũ tư vấn sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể!

Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…