4 thách thức và chiến lược ứng đối CEO doanh nghiệp công nghệ số cần lưu ý 

4 thách thức và chiến lược ứng đối CEO doanh nghiệp công nghệ số cần lưu ý 

Đi đến quý thư thứ 3 của năm 2023, nhiều doanh nghiệp công nghệ đang rục rịch chuẩn bị kế hoạch phát triển cho năm thậm chí nhiều năm tiếp theo. Sau nhiều biến động ở nền kinh tế nói chung và những xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ nói riêng chắc hẳn khiến không ít CEO trăn trở về chiến lược kinh doanh của năm tiếp theo. 

Trong bài viết dưới đây, trường quản lý SOM-AIT sẽ tổng hợp dữ liệu thị trường và đưa ra những trọng điểm mà CEO doanh nghiệp công nghệ số cần lưu ý. Hãy cùng khám phá nhé!

4 thách thức và chiến lược ứng đối CEO doanh nghiệp công nghệ số cần lưu ý 

Thực trạng thị trường công nghệ 

1. Thấu hiểu thị trường 

Năm 2022 chứng kiến những làn sóng sa thải sau thời gian dài “bong bóng” thị trường công nghệ được thổi phồng. Nền kinh tế biến động đã châm ngòi nổ khiến hàng loạt các doanh nghiệp lớn cắt giảm nhân sự hàng loạt sau 1 năm thế giới trở lại sau đại dịch. 

Tuy nhiên, ở năm 2023, ngành công nghệ có những chuyển biến tích cực với những xu hướng tiêu dùng mới. Trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR)  đã thúc đẩy phát triển kinh doanh bằng cách mang đến cho người dùng trải nghiệm mang tính tương lai. IDC còn dự đoán chi tiêu cho AI ở khu vực châu Á sẽ đạt 32 tỷ USD vào năm 2024.

Những trải nghiệm công nghệ trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Tại Việt Nam, 79% người mua sắm trực tuyến cho biết họ đã sử dụng hoặc sẵn sàng sử dụng AR. Đó chính là lý do doanh nghiệp luôn đảm bảo những “nhân viên ảo” phải trực tin nhắn 24/7 hay ngày càng nhiều chiến dịch quảng cáo cố gắng ứng dụng công nghệ để thu hút công chúng.

Cuộc chạy đua về công nghệ nhằm giữ chân người dùng trước những cải tiến mới đã khiến bức tranh tổng thể của ngành công nghệ trở nên tươi sáng hơn. 

2. Chấp nhận rủi ro để trở nên vững vàng 

Mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng ngành công nghệ cũng sẽ tác động bởi những biến động chung của thị trường như khủng hoảng năng lượng, mâu thuẫn chính trị…Theo Gartner- công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu Bắc Mỹ, 88% rủi ro có thể kiểm soát và việc chấp nhận rủi ro là tất yếu. Gartner cũng chỉ ra những yếu tố giúp các doanh nghiệp giúp tổ chức vững vàng hơn:

  • Năng lực lãnh đạo của ban điều hành: Những người đứng đầu nên chứng minh tinh thần “đồng cam cộng khổ”, hỗ trợ nhân viên và đặt niềm tin cùng có tương lai tốt đẹp hơn thay vì chỉ quan tâm lợi ích của doanh nghiệp.   
  • Sức khỏe tài chính doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần đảm bảo năng lực tài chính vững chắc trước mọi quyết định đầu tư. Bởi lẽ, cơ hội lớn đi kèm với rủi ro lớn nhất là trong bối cảnh nhiều biến động ngày nay. 
  • Tập trung phát triển năng lực nhân sự: Những nhân sự “đầu não” cần được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và phát triển các chương trình đào tạo đi kèm. Với ngành công nghệ, con người chính là năng lực cạnh tranh.
  • Tầm nhìn chiến lược: Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt cho nên doanh nghiệp công nghệ số không thể hoạt động tùy hứng mà cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, sẵn sàng ứng biến, bắt nhịp và vượt qua đối thủ. 
4 thách thức và chiến lược kinh doanh cho CEO doanh nghiệp công nghệ số 

Vậy, sau khi thấu hiểu các yếu tố trên thì các CEO doanh nghiệp công nghệ số nên xây dựng chiến lược kinh doanh ra sao? 

4 trọng điểm mà CEO doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh 

Xây dựng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh thay đổi liên tục là bài toán khó, nhất là cuộc chạy đua trong lĩnh vực đang ngày càng căng thẳng. 4 trọng điểm dưới đây sẽ là những trụ cột vững chắc tiếp lực cho định hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ.

Thách thức 1: Thị trường ngày càng có nhiều biến số 

Hàng loạt những biến số có thể đến từ khách quan lẫn chủ quan như lạm phát tăng cao, khan hiếm hiếm nhiên liệu, đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí nguồn nhân lực tăng cao đang ảnh hưởng trực đến doanh nghiệp toàn cầu và chi tiêu cho công nghệ. Doanh nghiệp không chuẩn bị trước kế hoạch quản trị rủi ro, nhất là dự phòng tài chính sẽ nhanh chóng lung lay khi thị trường “chuyển mình”.

Thế nên, việc quan trọng hơn cả là các nhà quản lý cần có kế hoạch chuẩn bị toàn diện. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng với tình thế khó khăn như hiện tại các chuyên gia khuyên rằng mức độ ưu tiên của quản trị rủi ro và chuẩn bị tâm thế nên ở mức cao nhất. Doanh nghiệp chuẩn bị kỹ sẽ đứng ở đầu ngọn sóng và có thể vượt qua những thách thức của thị trường. 

Thách thức 2: Mong đợi của người lao động chuyển dịch

Nhân sự giờ đây không chỉ quan tâm về phúc lợi hay tiền lương mà còn mong muốn 1 môi trường làm việc linh hoạt, đồng điệu về chí hướng phát triển với doanh nghiệp và cơ hội học hỏi kinh nghiệm. Không đơn thuần là nhận lương-trả công việc, nhân sự muốn được ở vị thế công bằng, hướng về mục tiêu chung, cùng chia sẻ giá trị và linh động sắp xếp cuộc sống cá nhân.  

Nhân tài vốn là vũ khí của các doanh nghiệp công nghệ số. Và khi mong đợi của thị trường lao động đã thay đổi thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo. Vậy nên, kế hoạch tuyển dụng với chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn đối thủ và lộ trình đào tạo rõ ràng chính là trọng điểm thứ 2 mà CEO cần lưu ý. 

Thách thức 3: Hành vi tiêu dùng thay đổi 

Hệ quả sau đại dịch, lạm phát dai dẳng và bất ổn kinh tế khiến thị trường B2B càng bị tác động lớn. Quyết định mua giờ đây phụ thuộc vào dữ liệu và chu trình mua bán thì kéo dài. Tức là, doanh nghiệp không có dữ liệu chứng minh hiệu quả gặp nhiều bất lợi. Và ngay cả đi đến hợp tác thì tiến trình cũng diễn ra chậm hơn vì sức mua giảm và tính thanh khoản của dòng tiền bị chậm, thậm chí tắc nghẽn.  

Thách thức 4: Tình hình kêu gọi vốn không được khả quan 

Thị trường đầu tư không còn sôi động như trước đây. Suy thoái toàn cầu, cổ phiếu của nhiều công ty nghệ tụt dốc và leo thang căng thẳng địa chính trị khiến các nhà đầu tư không còn hăng hái tìm kiếm doanh nghiệp tiềm năng.

Trong tương lai, hoặc ít nhất là năm 2024, các CEO công nghệ không thể trông đợi quá nhiều từ nguồn vốn bên ngoài. Có thể doanh nghiệp sẽ bị giới hạn trong việc tăng trưởng và mở rộng quy mô nhưng cơ hội được rót vốn không mấy khả quan cho toàn ngành. Thay vào đó, các CEO có thể tận dụng trọng điểm này để xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng xây dựng trước nền tảng để bứt phá ở những năm tiếp theo. 

Những khó khăn chồng chất ở năm 2023 khiến thị trường chưa thể phục hồi sau hoàn toàn sau dịch bệnh. Tầm nhìn 2024 cũng vì thế chưa trở nên bùng nổ ngay được, 4 trọng điểm trên cho thấy chiến lược kinh doanh phòng thủ sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp số ở năm sau. 

CEO doanh nghiệp công nghệ số muốn xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nên bắt đầu từ đâu? 

Bức tranh có phần ảm đạm của nền kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ loay hoay. CEO- những người đứng mũi chịu sào, chắc hẳn không ít trăn trở khi mà nhìn thấy cơ hội phát triển của thị trường công nghệ nhưng có quá nhiều rào cản từ nguồn vốn, nhân lực cho đến người tiêu dùng. 

CEO doanh nghiệp công nghệ số nên bắt đầu từ đâu khi muốn xây dựng chiến lược kinh doanh tầm nhìn 2024?

Chương trình EMBA- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên nghiệp dành cho các nhà Quản lý 

Là 1 trong những trường đào tạo quản lý đứng đầu khu vực, trường SOM-AIT có hơn 37.000 cựu học viên ở khắp châu Á. Và chương trình EMBA, 1 trong những chương trình đào tạo ưu tiên tại trường quản lý SOM-AIT, từ lâu đã thu hút học viên là những nhà lãnh đạo cấp cao đến từ các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam… 

Chương trình EMBA cung cấp cho các CEO góc nhìn toàn cảnh về lãnh đạo và quản lý tổ chức, chiến lược và tính bền vững, quản trị thay đổi, kế toán cho việc ra quyết định, cả marketing và nhiều học phần liên quan khác. Từ đây, những nhà quản lý nhìn nhận thấu đáo thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn theo từng bối cảnh.

Hơn thế nữa, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, từng giảng dạy ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ hỗ trợ và sẵn sàng trao đổi sâu về các chuyên đề. Và trường SOM-AIT có mạng lưới cựu sinh viên rộng khắp châu Á có thể cùng nhau hợp tác và chia sẻ thông tin thị trường. 

4 thách thức và chiến lược ứng đối CEO doanh nghiệp công nghệ số cần lưu ý 

Nếu như bạn cũng muốn đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh hoặc muốn nâng cao kiến thức quản trị thì khóa học EMBA chính là lời giải dành cho bạn.

Hãy để lại thông tin bên dưới, đội ngũ tư vấn của trường SOM-AIT sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!

Có thể bạn quan tâm:Khóa học thạc sĩ chuyển đổi số – nơi kết nối, tham vấn và học từ các case study thực tế trên thế giới về các mô hình và hệ thống ứng dụng.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…