Tại sao doanh nghiệp cần phát triển bền vững?

Tại sao doanh nghiệp cần phát triển bền vững

Các chính sách và hoạt động ESG là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị lâu dài của doanh nghiệp. Lồng ghép ESG vào hoạt động kinh doanh đang là xu hướng được khuyến khích toàn cầu.

Nhưng cụ thể, ESG tác động đến khả năng cạnh tranh và mối quan hệ của doanh nghiệp như thế nào? Tại sao doanh nghiệp cần phát triển bền vững theo ESG để tiếp đà tăng trưởng trong tương lai mới? Câu trả lời nằm ở lợi ích mà ESG mang lại. Cụ thể ra sao, cùng SOM tìm hiểu nhé!

Tại sao doanh nghiệp cần phát triển bền vững

ESG là gì? 

ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường); S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp). Đây là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp (DN) đến cộng đồng. Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

Thực tế, thuật ngữ ESG ra đời từ lâu nhưng việc đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG vẫn luôn nhận được những ý kiến đa chiều suốt nhiều năm. Trong những năm gần đây, dưới tác động của đại dịch và khủng hoảng năng lượng châu Âu, ESG ngày càng trở nên giá trị hơn khi đánh giá một doanh nghiệp.

→ Có thể bạn quan tâm: ESG – Phát triển bền vững cho doanh nghiệp là gì? 

Tại sao doanh nghiệp cần phát triển bền vững? 

Rất nhiều chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư đang nhìn vào ESG như một cánh cửa dẫn đến tương lai công ty. Nhiều người tin rằng các chỉ số ESG là yếu tố quan trọng thể hiện toàn cảnh bức tranh kinh doanh của công ty và đặt nền móng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thế giới. Niềm tin này được củng cố mạnh mẽ bởi những ưu điểm của một doanh nghiệp có chỉ số ESG cao, bao gồm:

Doanh nghiệp bền vững sẽ nâng cao hình ảnh và thu hút nhiều người tiêu dùng thế hệ mới

Người tiêu dùng hiện đại có nhu cầu chọn lựa sản phẩm khắt khe hơn về chất lượng, giá thành sản phẩm, đồng thời còn đòi hỏi tính nhân văn trong sản phẩm. Nhân văn ở đây không chỉ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường mà còn quan tâm cả chính sách của doanh nghiệp đối với người lao động và cộng đồng. 

Một báo cáo ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới “Tương lai tiêu dùng trong những thị trường tăng trưởng nhanh: ASEAN” cho thấy 80% người tiêu dùng ở khu vực ASEAN quan tâm đến tính bền vững và đã thay đổi thói quen sống để trở nên thân thiện hơn với môi trường.

Số liệu mới nhất từ Trust Barometer của Edelman cho thấy cách doanh nghiệp đối xử nhân viên, nhà cung cấp ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Theo đó, 1/3 người tiêu dùng đã ngừng sử dụng một nhãn hiệu mà họ nhận thấy không hành xử thích hợp trước khủng hoảng. 71% nói rằng nếu họ biết một nhãn hiệu đặt lợi nhuận lên trên con người thì sẽ không bao giờ tin vào nhãn hiệu đó nữa.

Theo đó, doanh nghiệp nên tập trung đầu tư để đạt chuẩn EGS. Các tiêu chuẩn này là minh chứng lớn nhất về thái độ đối với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó tác động lớn đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Thậm chí, người dùng còn có thể cùng nhau tẩy chay sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp nếu các yếu tố ESG không được đảm bảo.

Tại sao cần phát triển doanh nghiệp bền vững

Doanh nghiệp phát triển bền vững sẽ thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư 

Theo CME Group, khi hệ sinh thái ESG phát triển và số lượng nhà đầu tư tăng lên, các khoản đầu tư vào ESG phải theo kịp tiến độ. Mặc dù bộ chỉ số S&P 500 ESG mới ra đời hơn 2 năm nhưng đã tăng trưởng vượt trội so với chỉ số “gốc” S&P 500. Điều này cho thấy, các DN lấy tiêu chuẩn ESG làm giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh đang được giới đầu tư rót mạnh tiền. Giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này cũng tăng nhanh so với các công ty khác.

Cụ thể, về phía các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những biến động thất thường trên thị trường chứng khoán hiện nay đã khiến họ nhìn nhận lại chiến lược của mình. Xu hướng đầu tư vào doanh nghiệp có nền tảng quản trị tốt, trách nhiệm với môi trường, xã hội với mục tiêu phát triển bền vững sẽ rõ rệt hơn trong thời gian tới. Trong bối cảnh căng thẳng vì lạm phát hiện nay, việc thu hút được nguồn vốn này là một lợi thế lớn. 

Với các nguồn vốn từ nước ngoài, yếu tố ESG của một DN đang ngày càng được cân nhắc đưa khi đầu tư vào các doanh nghiệp để cung cấp góc nhìn rộng hơn về rủi ro và cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một công ty. ESG càng cao, công ty càng có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư lớn với những ưu đãi về lãi vay và các điều khoản hấp dẫn (như nguồn vay từ Asian Development Bank (ADB) hoặc phát hành trái phiếu xanh (Green bond)).

Các tiêu chí ESG thúc đẩy doanh nghiệp tinh chỉnh, bảo vệ các giá trị kinh doanh

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp năng động thường đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng. Họ sẵn sàng điều chỉnh cách thức điều hành doanh nghiệp để bắt kịp các xu hướng trên thị trường. Họ cũng chú ý kiểm tra lại các mô hình kinh doanh của mình để đáp ứng các yêu cầu từ thực tế hoặc tận dụng các cơ hội mới, sẵn sàng biến rủi ro thành lợi thế cạnh tranh. 

Do đó, việc các doanh nghiệp chạy theo xu hướng phát triển bền vững ESG là lẽ tất nhiên. Khác biệt lớn nhất ở đây là tích hợp ESG ở đây không chỉ xoay quanh việc thêm tính năng sản phẩm, cải thiện năng suất, doanh thu hay tái định vị thương hiệu. Việc cam kết thực hiện các tiêu chuẩn của ESG đòi hỏi doanh nghiệp thay đổi những vấn đề vĩ mô hơn: tầm nhìn, giá trị cốt lõi và lợi ích con người (gồm cả nhân viên lẫn khách hàng).

Và một khi những giá trị cốt lõi được trau dồi để chỉn chu hơn, chắc chắn những mặt khác của doanh nghiệp cũng sẽ cải thiện, từ tinh thần làm việc, đạo đức kinh doanh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng… Tất cả những thứ đó dẫn đến một cái đích cuối cùng: nâng cao niềm tin của tất cả các bên – yếu tố quan trọng nhất trong sự thành bại của doanh nghiệp. 

→ Có thể bạn quan tâm: 3 trọng tâm của ESG

Phát triển bền vững đem đến những lợi ích dài hạn cho tất cả các mặt

Phát triển bền vững trên các tiêu chí của ESG mang lại những đóng góp tích cực cho cuộc sống của tất cả mọi người trên toàn thế giới. 

Ông Carsten Stendevad, Giám đốc đầu tư mảng phát triển bền vững của quỹ Bridgewater Associates cho biết, đối với châu Âu nói riêng, tham vọng phát triển theo ESG đồng bộ với tham vọng an ninh quốc gia và đảm bảo chủ quyền năng lượng. Các tiêu chí của ESG tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Nhờ đó, các quốc gia sẽ ít bị phụ thuộc vào một quốc gia khác về năng lượng. 

Một khi vấn đề năng lượng được giải quyết, tình trạng lạm phát hi vọng sẽ được cải thiện. Hiệu suất của các nhà máy cũng được nâng cao hơn. Điều này giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế đang đẩy rất nhiều người vào cảnh khó khăn. 

Bao quát hơn, khi tích hợp ESG vào vận hành, tất cả các doanh nghiệp đang cam kết một bản hợp đồng chung về giảm thải carbon. Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên hơn sẽ được bảo vệ, lượng khí nhà kính được giảm thiểu, môi trường được trong sạch hơn, và sức khỏe sẽ được cải thiện. Đây chính là yếu tố nền tảng trong việc đảm bảo chất lượng sống cho toàn thế giới.

→ Có thể bạn quan tâm: 5 bước triển khai ESG trong doanh nghiệp

lợi ích của phát triển doanh nghiệp bền vững

Tóm lại, không khó để hiểu tại sao doanh nghiệp phải phát triển bền vững, đặc biệt là khi thống kê những lợi ích mà ESG mang lại vào hoạt động kinh doanh, từ việc tăng cường mối quan hệ hợp tác lẫn cải thiện khả năng cạnh tranh hiệu quả.

Do đó, tương tự như chuyển đổi số, doanh nghiệp phát triển bền vững đang là xu hướng cần quan tâm với mọi doanh nghiệp hiện nay, và những lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất trong việc cập nhật và ứng dụng những tiêu chí này.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…