Strategic Business Unit – SBU là gì? Đặc tính, phân loại

SBU là gì

Strategic Business Unit (viết tắt SBU) là một khái niệm căn bản liên quan đến khâu quản trị chiến lược. Việc hiểu rõ SBU là gì là điều kiện tiên quyết khi bước vào thương trường với cương vị lãnh đạo hoặc quản lý. Những khái niệm này giúp chúng ta đánh giá việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động của các công ty và tập đoàn hiện nay một cách chính xác hơn. 

Cụ thể như thế nào, cùng SOM tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Strategic Business Unit – SBU là gì?

Strategic Business Unit (viết tắt SBU) được hiểu là Đơn vị kinh doanh chiến lược. Đây là một khái niệm căn bản của quản trị chiến lược.

Trong một doanh nghiệp, các hình thức SUB thường là một công ty con hoặc một nhóm các đơn vị kinh doanh trong cùng một mảng, được đầu tư bằng nguồn vốn từ công ty mẹ. Những công ty này cũng có phòng ban độc lập, có đường hướng phát triển và nhiệm vụ,  chiến lược và hạch toán lợi nhuận riêng của mình. 

Các Strategic Business Unit trong doanh nghiệp được thành lập dựa trên những tính toán nằm trong chiến lược tổng thể của công ty mẹ. SBU này có thể sinh lời riêng, tuy nhiên, mục đích quan trọng hơn cả là giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh, hoặc bảo đảm sự ổn định cho các hoạt động chính của cả tập đoàn chứ không chỉ vì lợi nhuận.

Strategic Business Unit là gì

5 đặc tính của Strategic Business Unit – SBU 

Một SBU thường có các đặc điểm sau:

1. SBU có tầm nhìn và hệ giá trị riêng

Strategic Business Unit không có tính pháp lý cá nhân độc lập. Tuy nhiên, nó vẫn là một doanh nghiệp có kế hoạch, chính sách tự quản riêng. SBU có tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu riêng của mình chứ không đồng nhất với công ty mẹ.

2. Đối thủ không giống nhau 

Các SBU của một công ty mẹ thường hoạt động một cách độc lập và chỉ tập trung vào thương hiệu, thị trường mục tiêu nhất định. Tất nhiên, chúng cũng có tệp khách hàng mục tiêu và đối thủ không giống nhau. Yếu tố này giúp tập hợp các khách hàng và bộ đối thủ cạnh tranh riêng giúp cho doanh nghiệp mẹ dễ dàng quản lý và theo dõi. 

3. Theo dõi doanh thu, chi phí độc lập 

Mức doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của mỗi SBU sẽ được theo dõi độc lập. Điều này có thể giúp công ty mẹ hạch toán doanh thu của mình từ các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau mà không cần kết hợp chúng thành một nguồn thu tổng dễ dàng quản lý và theo dõi doanh thu.

4. Tự quyết định chiến lược kinh doanh

SBU có khả năng tự đưa ra quyết định về chiến lược lẫn cách hoạt động quan trọng khác như đầu tư, phân bố ngân sách, sản xuất, thử nghiệm phòng thí nghiệm, tài chính, kế toán và tiếp thị.

5. Có người quản lý riêng, báo cáo cho công ty mẹ đều đặn

Do tính đặc thù, các SBU khác nhau sẽ có người quản lý riêng. Những người quản lý đơn vị kinh doanh chiến lược này được chọn lọc từ những nhân sự xuất sắc, được tin tưởng và có khả năng quản lý doanh nghiệp vững chắc. Người quản lý sẽ phải điều hành và báo cáo quá trình hoạt động của SBU với công ty mẹ. 

Tất nhiên, họ cũng phải là người chịu toàn bộ trách nhiệm về lợi nhuận, kế hoạch chiến lược và cả hiệu suất đối với các đơn vị kinh doanh tương ứng với những sản phẩm/dịch vụ mục tiêu. 

Phân loại các Strategic Business Unit – SBU 

Để quyết định vốn đầu tư vào SBU hiệu quả, cần phải xác định được các đơn vị này đang nằm trong một doanh nghiệp mẹ hoạt động thế nào, thuộc nhóm tiềm năng hay nhóm cần lược bỏ. 

Để phân loại được, nhiều doanh nghiệp thường sử dụng Ma trận Boston, một công cụ của Boston Consulting Group (BCG). Ma trận này được thiết kế để đánh giá nhu cầu vốn đầu tư và khả năng sinh lời của các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong công ty, từ đó hỗ trợ quản lý trong việc xác định cách phân bổ nguồn lực tài chính một cách hiệu quả. 

Sau khi đã đánh giá hiệu quả của các SBU theo ma trận, chúng ta sẽ chia ra được thành 4 nhóm SBU chính thường tồn tại trong các doanh nghiệp, bao gồm: 

  • Ngôi sao (Stars).
  • Dấu chấm hỏi (Question Marks).
  • Bò sữa (Cash Cows).
  • Con chó (Dogs).

SBU trong ma trận BCG

TTIJewPu0oNj4K1wiHTO R4 mAeckoNiVBZ5 R33vVweMGxcUk33ZZUbtg79pMTCxvzFdZ7oHgCXvgY8L9dMLcgQJEfIxubXJqTSHNq9It6Osa6C4KEMau IqzsyntAQ q1K7aG5baW84RL8VFnUM94

1. Loại hình SBU Star – Ngôi sao 

Đúng như tên gọi, chúng thật sự là “ngôi sao” trong số những SBU của công ty mẹ- được cho là nhóm tốt nhất dành cho các doanh nghiệp. Nhóm Star bao gồm các đơn vị kinh doanh có tốc độ phát triển cao, khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, và chiếm lĩnh một thị phần lớn trong sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh của mình. Các sản phẩm thuộc phân nhóm này thường độc quyền hoặc mới ra mắt thị trường, nhận được đánh giá cao từ phía khách hàng.

Lẽ dĩ nhiên, các SBU ngôi sao luôn cần một khoản đầu tư lớn để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của chúng. Bù lại, chúng là các doanh nghiệp có lợi nhuận, thậm chí có những cơ hội kiếm lợi nhuận dài hạn hấp dẫn. 

Khi tốc độ tăng trưởng của nhóm này giảm đi, chúng có thể chuyển thành mô hình SBU “bò sữa” (cash cows). 

2. SBU Cash cow – Bò sữa

SBU Cash cow bao gồm các doanh nghiệp với sản phẩm chiếm thị phần cao, vị thế cạnh tranh mạnh, nhưng lại hoạt động trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển tăng trưởng khá chậm.

Các doanh nghiệp không nên đầu tư vào nhóm này để tạo ra sự tăng trưởng vì chúng ít có cơ hội phát triển, tốc độ tăng trưởng ngành cũng khá thấp. Chiến lược này chỉ để hỗ trợ để doanh nghiệp có thể khai thác tối đa, duy trì thị phần hiện tại.

Những doanh nghiệp lớn muốn có bước đệm phát triển có thể cân nhắc lựa chọn phát triển cho nhóm “bò sữa”. Tuy nhiên, chúng cần đổi mới các sản phẩm hoặc chiến lược thì mới có thể lên thành SBU ngôi sao. Việc đa dạng hóa, phát triển sản phẩm hoặc thoái vốn với các SBU này tùy vào định hướng của từng doanh nghiệp.

3. SBU Question Mark – Dấu hỏi

SBU dấu hỏi được coi là điểm xuất phát của hầu hết các doanh nghiệp mới. Nhóm dấu hỏi bao gồm nhóm doanh nghiệp con đang hoạt động ở mức độ tăng trưởng cao nhưng chiếm thị phần thấp trong thị trường. 

Công ty mẹ phải suy nghĩ nghiêm túc và xem xét thật kỹ để quyết định các đơn vị kinh doanh chiến lược này có đáng để đầu tư hay không. Bởi lẽ, những loại sản phẩm thuộc nhóm này thường tiêu thụ vốn đầu tư khá lớn và thường lớn hơn lượng doanh thu, lợi nhuận mà sản phẩm thu được về.

Các sản phẩm ở nhóm này có thể phát triển thành góc ngôi sao hoặc thụt lùi xuống góc “con chó” (điểm chết”). Quyết định tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng thị trường cũng như kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

4. SBU The dog – điểm chết

Đây là nhóm SBU đang có tốc độ tăng trưởng thị trường chậm và thị phần trong sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh thấp. Loại phân nhóm này không thể tạo ra tiền và có triển vọng rất mờ nhạt. Vì vậy, các sản phẩm hoặc doanh nghiệp thuộc khung này cần phải bị xem xét loại trừ, hoặc tái cấu trúc để tăng hiệu suất kinh doanh của cả doanh nghiệp

Xây dựng mục tiêu chiến lược cho từng loại SBU.

Sau khi đã phân nhóm các SBU hiện tại vào 4 nhóm trên, doanh nghiệp mẹ có thể ra quyết định chiến lược với từng nhóm thương hiệu, sản phẩm. Thông thường, để đảm bảo tối đa tăng trưởng, doanh nghiệp cần: 

  • Dùng vốn thu hồi từ các SBU tại “Bò sữa” và đầu tư vào nhóm “Dấu chấm hỏi”, đồng thời đầu tư nuôi dưỡng các nhóm “Ngôi sao” đang hình thành.
  • Củng cố vị thế các SBU tại “Ngôi sao” và cân nhắc đầu tư vào các đơn vị tại nhóm “Dấu chấm hỏi” có triển vọng thành “Ngôi sao”.
  • Bỏ các SBU tại “Dấu chấm hỏi” có ít triển vọng nhất để giảm áp lực về vốn đầu tư.
  • Loại bỏ các SBU tại “Con chó” (“Điểm chết”) ra khỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
sbu là gì

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng để giải đáp SBU là gì. Một công ty có nhiều SBU đồng nghĩa với việc công ty đó có vị thế lớn mạnh và nhiều tiềm lực. Vì vậy, người quản trị cho cả công ty mẹ lẫn các SBU bên dưới đầu cần cân nhắc kỹ đường đi nước bước, tránh thất thoát vốn vào những điểm chết không cần thiết hoặc ảnh hưởng đến tên tuổi của công ty. 

Để làm được điều này, quan trọng nhất chính là tầm nhìn và tư duy của ban lãnh đạo. Lãnh đạo cần phân tích dữ  liệu, củng cố tư duy chiến lược, và xây dựng quy trình ra quyết định logic để xây dựng hệ thống SBU chuẩn chính nhất! 

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học EMBA cho lãnh đạo cấp cao 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…