Chuyển đổi theo hướng ESG đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đi kèm với nhiều rủi ro. Việc nhận định, đánh giá và quản lý rủi ro trong chuyển đổi ESG không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ hoạt động mà còn tăng cường nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài.
Rủi ro ESG là gì?
Rủi ro ESG bao gồm những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động doanh nghiệp. Rủi ro ESG bao gồm ba nhóm chính:
- Rủi ro môi trường – Environmental: Bao gồm những nguy cơ như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên, và tình trạng ô nhiễm. Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng với các ngành như năng lượng, sản xuất hoá chất và giao thông vận tải.
- Rủi ro xã hội – Social: Bao gồm các nguy cơ liên quan đến quyền lao động, điều kiện làm việc, sự bình đẳng và phúc lợi xã hội.
- Rủi ro quản trị – Governance: Gắn với các yếu tố như cơ cấu quản trị, tính minh bạch, đạo đức doanh nghiệp và tuân thủ quy định pháp luật.
Những rủi ro này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh, từ uy tín doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính và quan hệ với các bên liên quan.
→ Có thể bạn quan tâm: 3 tiêu chuẩn giúp tổ chức xác định rủi ro trong chuyển đổi ESG?
Nhận định rủi ro ESG: Bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro dự án
Quá trình nhận định và quản lý rủi ro dự án ESG bắt đầu từ việc xác định tất cả các nguy cơ tiềm tàng trong hoạt động doanh nghiệp. Các nguy cơ này được phân tích dựa trên hai nhóm yếu tố chính:
Yếu tố nội tại:
- Ngành nghề: Một số ngành nghề đặc thù như năng lượng, giao thông vận tải hay sản xuất hóa chất thường phải đối mặt với nguy cơ cao hơn liên quan đến biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
- Quy trình sản xuất: Các hoạt động sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động sẽ tiềm ẩn nguy cơ ESG lớn.
- Chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn cung từ các khu vực có nguy cơ vi phạm quyền con người hoặc điều kiện lao động không đạt chuẩn có thể đối mặt với các vấn đề ESG nghiêm trọng.
- Khu vực địa lý: Những quốc gia hoặc khu vực có hệ thống pháp luật yếu kém hoặc lịch sử vi phạm nhân quyền dễ phát sinh rủi ro ESG.
Yếu tố ngoại tại:
- Khung pháp lý: Sự thay đổi trong các quy định ESG như quy định SFDR hoặc Quy định Phân loại tại EU đang tạo ra áp lực tuân thủ cho các doanh nghiệp.
- Kỳ vọng của bên liên quan: Nhà đầu tư, khách hàng và các cơ quan chức năng đang ngày càng yêu cầu minh bạch hơn về các vấn đề ESG, buộc doanh nghiệp phải công khai và quản lý hiệu quả rủi ro.
- Xu hướng ngành: Các chính sách toàn cầu như thúc đẩy năng lượng tái tạo và giảm thiểu khí thải carbon tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro ESG
Sau khi xác định các nguy cơ tiềm ẩn, doanh nghiệp cần thực hiện việc đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của từng loại rủi ro. Đây là bước quan trọng nhằm xác định các vấn đề ưu tiên và phân bổ nguồn lực quản lý rủi ro trong chuyển đổi ESG một cách hợp lý.
1. Khả năng xảy ra rủi ro
- Để đánh giá tần suất xảy ra rủi ro, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố chính như:
- Môi trường quản lý và quy định: Các quy định pháp lý liên quan đến ESG tại từng khu vực hoặc quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động. Ví dụ, quy định của EU về tính bền vững có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty xuất khẩu.
- Xu hướng ngành: Sự phát triển của ngành có thể tạo ra các nguy cơ hoặc cơ hội, ví dụ như áp lực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong ngành công nghiệp nặng.
- Lịch sử rủi ro của doanh nghiệp: Những sự cố ESG đã xảy ra trước đây sẽ là yếu tố tham khảo để dự đoán khả năng tái diễn trong tương lai.
2. Tác động của rủi ro
Rủi ro ESG có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp trên hai khía cạnh chính:
- Tài chính: Bao gồm các khoản chi phí pháp lý, mất mát doanh thu do khách hàng tẩy chay hoặc tăng chi phí vận hành để xử lý khủng hoảng.
- Phi tài chính: Những tổn thất liên quan đến uy tín thương hiệu, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên hoặc sự suy giảm lòng tin của các bên liên quan.
3. Phương pháp đánh giá rủi ro
Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau để đánh giá hiệu quả:
- Lập bản đồ rủi ro: Phân loại nguy cơ dựa trên tần suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng để xác định những ưu tiên hàng đầu.
- Phân tích tình huống: Mô phỏng các kịch bản khác nhau nhằm hiểu rõ tác động tiềm tàng của mỗi rủi ro đối với hoạt động kinh doanh.
- Khảo sát và phỏng vấn: Thu thập ý kiến từ nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hoặc các bên liên quan khác để có cái nhìn đa chiều về các nguy cơ ESG.
- Phân tích dữ liệu: Sử dụng các nguồn dữ liệu nội bộ và bên ngoài để xác định xu hướng và mức độ nghiêm trọng của các rủi ro tiềm tàng.
Bằng cách triển khai các phương pháp đánh giá này, doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng các rủi ro trọng yếu, từ đó xây dựng chiến lược ứng phó phù hợp để bảo vệ lợi ích dài hạn của mình.
Đâu là giải pháp để giảm thiểu rủi ro ESG?
Việc giảm thiểu các rủi ro trong quá chuyển đổi ESG yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp với đặc thù ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động:
- Chính sách và quy trình: Ban hành các quy định rõ ràng về lao động, môi trường và quản trị. Ví dụ, một công ty sản xuất có thể xây dựng chính sách kiểm soát chất thải chặt chẽ để ngăn ngừa rủi ro môi trường, như rò rỉ hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước.
- Đào tạo nhân viên: Giáo dục để hiểu nguy cơ và cách xử lý hiệu quả. Chẳng hạn, các công ty công nghệ thường tổ chức các khóa đào tạo về quyền riêng tư dữ liệu, đảm bảo nhân viên hiểu và tuân thủ các quy định bảo vệ thông tin khách hàng. Đối với ngành năng lượng, nhân viên có thể được đào tạo cách vận hành an toàn các thiết bị nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
- Tương tác với bên liên quan: Hợp tác với nhà đầu tư, cố vấn quản lý rủi ro dự án ESG để có đề xuất thực tế. Ví dụ như, một công ty bất động sản có thể tham vấn ý kiến cộng đồng địa phương trước khi triển khai dự án, nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội liên quan đến tái định cư hoặc tác động môi trường.
- Bảo hiểm: Giảm thiểu tác động tài chính bằng các loại bảo hiểm phù hợp. Điển hình như một doanh nghiệp vận tải có thể mua bảo hiểm trách nhiệm môi trường để đối phó với các sự cố tràn dầu hoặc tai nạn giao thông. Trong lĩnh vực y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp giúp giảm thiểu tác động từ các khiếu nại pháp lý liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh.
Tóm lại, trong xu hướng bền vững hóa, việc quản lý rủi ro trong chuyển đổi ESG đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải coi đây là ưu tiên hàng đầu. Bằng việc nhận diện, đánh giá và giảm thiểu nguy cơ, doanh nghiệp không chỉ đạt được khả năng tăng trưởng dài hạn, mà còn góp phần xây dựng một thế giới bên vững và công bằng.
Những chủ đề có thể bạn quan tâm:
Cơ hội và thách thức
- Những rủi ro khi đứng ngoài xu hướng ESG
- 5 lợi điểm giúp doanh nghiệp đầu tư ESG “vượt mặt” doanh nghiệp không đầu tư ESG
- Những cân nhắc khi quyết định đầu tư chiến lược ESG
- 10 báo cáo ESG
Các khóa học ESG