Phân biệt Business analyst và Data analyst. Nên chọn nghề nào?

phan-biet-business-analyst-va-data-analyst

Trong thời đại dữ liệu bùng nổ, Business analyst và Data analyst đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức khai thác tiềm năng từ kho dữ liệu khổng lồ, biến chúng thành những hiểu biết có giá trị. Mặc dù có cùng mục tiêu, nhưng hai vai trò này cũng có những trách nhiệm và kỹ năng riêng biệt. Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt giữa Business analyst và Data analyst một cách rõ ràng, và đưa ra gợi ý về con đường sự nghiệp phù hợp trong lĩnh vực này.

Phân biệt Business analyst và Data analyst.

Công việc của Business analyst là gì?

Business analyst (BA) tập trung vào việc hiểu rõ quy trình kinh doanh, tìm kiếm cơ hội phát triển, đưa ra các giải pháp công nghệ gắn liền với mục tiêu kinh doanh để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Vậy nhiệm vụ của Business analysis là gì? Vị trí này thường đảm nhiệm các công việc sau:

Thu thập yêu cầu: nhà phân tích kinh doanh sẽ làm việc chặt chẽ với các bộ phận liên quan để lắng nghe, ghi chép và hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp.

Phân tích và cải thiện quy trình: Đánh giá, tìm ra điểm yếu trong quy trình hiện tại và đề xuất giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tích hợp hệ thống: Hợp tác với đội ngũ IT để đảm bảo hệ thống được xây dựng đáp ứng đúng yêu cầu kinh doanh.

Giao tiếp với các bên liên quan: Đóng vai trò trung gian, kết nối và tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận IT, để đảm bảo các dự án đạt được mục tiêu chung.

Nhờ những nỗ lực trên của nhân sự Business analysis, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa hoạt động, đạt được mục tiêu chiến lược và nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách bền vững.

Có thể bạn quan tâm: 

Công việc của Data analyst là gì?

Nói một cách đơn giản, Data analyst (DA) chính là “thám tử” trong thế giới dữ liệu. Họ thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để giải mã những thông tin ẩn giấu. Từ đó, giúp các tổ chức đưa ra quyết định chính xác dựa trên các bằng chứng từ dữ liệu. Dưới đây là những nhiệm vụ chính của một Data Analyst:

Thu thập và làm sạch dữ liệu: DA thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu, bảng tính, API, website, ứng dụng, mạng xã hội… Sau đó tiến hành làm sạch và xử lý dữ liệu để loại bỏ các điểm không nhất quán, giá trị bị thiếu và lỗi.

Phân tích và khám phá dữ liệu: Đây là giai đoạn các nhà phân tích dữ liệu sử dụng phương pháp EDA –  Exploratory Data Analysis, cùng các công cụ, kỹ thuật thống kê để tìm hiểu đặc điểm, mẫu thử, xu hướng và những câu chuyện ẩn chứa đằng sau dữ liệu.

Xây dựng mô hình dự đoán: DA xây dựng các mô hình dự đoán bằng các kỹ thuật thống kê và học máy. Những mô hình này có thể dùng để dự báo, phân loại và phát hiện các điểm bất thường trong dữ liệu.

Trực quan hóa dữ liệu: Bước này tập trung vào việc tạo ra các biểu đồ, đồ thị và bảng điều khiển để biểu diễn dữ liệu. Những hình ảnh này giúp các bên liên quan dễ dàng hiểu được các dữ liệu phức tạp.

Thông qua những nhiệm vụ trên, Data analyst giúp các tổ chức tận dụng dữ liệu để phát triển và đưa ra các quyết định chiến lược để phát triển doanh nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm: 

Phân biệt Business analyst và Data analyst.

Business analyst và Data analyst: Lộ trình nghề nghiệp

Lộ trình phát triển của nghề Business analyst

Dưới đây là lộ trình nghề nghiệp điển hình của một Business Analyst:

1. Cấp độ mới bắt đầu: Junior Business Analyst

  • Nhiệm vụ chính: Hỗ trợ các nhà phân tích kinh doanh cấp cao trong việc thu thập dữ liệu và ghi chép yêu cầu.
  • Kỹ năng cần thiết: Kỹ năng giao tiếp mạnh, giải quyết vấn đề, ghi chép đủ và đúng thông tin.

2. Cấp độ trung bình: Business Analyst

  • Nhiệm vụ chính: Phân tích dữ liệu, tạo báo cáo và xây dựng cầu nối giữa các bên liên quan.
  • Kỹ năng cần thiết: Mô hình hóa quy trình kinh doanh, phân tích dữ liệu và thu thập yêu cầu từ các phòng ban.

3. Cấp độ cao cấp: Senior Business Analyst

  • Nhiệm vụ chính: Dẫn dắt các dự án có độ phức tạp, hướng dẫn các nhà phân tích trẻ, đồng bộ chiến lược phát triển dự án với mục tiêu kinh doanh.
  • Kỹ năng cần thiết: Quản lý dự án, tư duy chiến lược và đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn lĩnh vực cao.

4. Chuyên môn hóa: Business analyst có thể chuyên môn hóa trong các lĩnh vực như tài chính, y tế, hoặc công nghệ thông tin. Điều này có thể dẫn đến các vai trò cụ thể hơn như nhà phân tích tài chính, nhà phân tích y tế, hoặc nhà phân tích kinh doanh công nghệ thông tin.

→ Có thể bạn quan tâm: 4 khóa học phân tích dữ liệu kinh doanh uy tín hiện nay

Lộ trình phát triển của nghề Data analyst

Lộ trình nghề nghiệp của vị trí Data analyst thường trải qua các giai đoạn sau:

1. Cấp độ mới bắt đầu: Junior Data Analyst

  • Nhiệm vụ chính: Làm sạch dữ liệu, thực hiện phân tích cơ bản và trực quan hóa dữ liệu.
  • Kỹ năng cần thiết: Thành thạo các công cụ xử lý dữ liệu (như Excel, SQL) và có kiến thức cơ bản về thống kê.

2. Cấp độ trung bình: Data Analyst

  • Nhiệm vụ chính: Phát triển các mô hình dự đoán, thực hiện khám phá và phân tích dữ liệu (EDA), trình bày kết quả cho các bên liên quan.
  • Kỹ năng cần thiết: Thống kê nâng cao, lập trình (Python, R) và sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu (như Tableau).

3. Cấp độ cao cấp: Senior Data Analyst

  • Nhiệm vụ chính: Dẫn dắt các dự án phân tích dữ liệu, định hướng chiến lược dữ liệu và hướng dẫn các nhà phân tích còn thiếu kinh nghiệm. 
  • Kỹ năng cần thiết: Chuyên môn về machine learning, deep learning, và big data. 

4. Chuyên môn hóa: Tương tự nghề Business analyst, nếu các nhà phân tích dữ liệu tập trung phát triển theo chiều sâu của một ngành công nghiệp nào đó, có thể hướng đến chuyên môn hóa trong các lĩnh vực như tiếp thị, tài chính hoặc y tế, dẫn đến các vai trò cụ thể hơn như nhà phân tích dữ liệu tiếp thị, nhà phân tích dữ liệu tài chính hoặc nhà phân tích dữ liệu y tế.

→ Có thể bạn quan tâm: 4 khóa học đào tạo Data Analyst tại TP Hồ Chí Minh

Phân biệt Business analyst và Data analyst.

So sánh mức lương giữa Data analyst và Business analyst

1. Cấp độ mới bắt đầu:

  • Business analyst: 50,000 – 70,000 USD/ năm
  • Data analyst: 55,000 – 75,000 USD/ năm

2. Cấp độ trung bình:

  • Business analyst: 70,000 – 100,000 USD/ năm
  • Data analyst: 75,000 – 110,000 USD/ năm

3. Cấp độ cao cấp:

  • Business analyst: 90,000 – 130,000 USD/ năm
  • Data analyst: 100,000 – 150,000 USD/ năm

Thông thường, Data analyst thường có mức lương nhỉnh hơn do đòi hỏi cao về kỹ năng chuyên môn về dữ liệu. Tuy nhiên, cả hai ngành nghề đều có tiềm năng phát triển tốt và đóng vai trò quan trọng trong thời đại dữ liệu hiện nay. Một lưu ý nhỏ là, mức lương được SOM đề cập ở trên có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào vị trí địa lý và nhu cầu của ngành tại từng quốc gia. 

Làm thế nào để chọn giữa nghề Business analyst và Data analyst?

Nếu bạn giỏi về thống kê, xử lý dữ liệu và máy học, nghề Data analyst có thể là lựa chọn phù hợp. Vị trí Data analyst sẽ thiên về kỹ thuật nhiều hơn và tập trung vào giải quyết vấn đề dựa trên dữ liệu.

Ngược lại, nếu bạn có lợi thế hiểu về các quy trình kinh doanh, xác định yêu cầu và cải thiện hoạt động vận hành của tổ chức, Business analyst sẽ là ngành nghề bạn có thể thử sức. Một lưu ý nhỏ, với công việc Business analyst, bạn nhất định cần có kỹ năng giao tiếp và tổ chức, sắp xếp công việc tốt.

Ngoài ra, thị trường lao động ngày nay cũng tìm kiếm vị trí Data Business Analyst – Phân tích dữ liệu kinh doanh. Công việc này đòi hỏi nhân sự phải thành thạo các kiến thức và kỹ năng chuyên môn của cả hai công việc trên. 

Với những nội dung chia sẻ ở trên, SOM hy vọng bạn cũng đã hiểu hơn về công việc của Business analyst là gì, Data analyst là gì. Tùy vào sở thích, kỹ năng của bạn và mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể tìm thấy con đường sự nghiệp thích hợp nhất cho mình.

Nếu bạn là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp; là chuyên viên, cán bộ quan tâm đến ngành phân tích kinh doanh và chuyển đổi số; khóa học BADT (Business Analytics and Digital Transformation) sẽ là chương trình đáng để quan tâm và đầu tư. 

Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có khả năng phân tích và đánh giá tác động của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp; phân tích dữ liệu kinh doanh và xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp với định hướng phát triển; ứng dụng các công nghệ số vào hoạt động quản lý và vận hành; lãnh đạo và quản lý tổ chức hiệu quả trong kỷ nguyên số hóa. 

Chúc bạn thành công trong chặng đường chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp bền vững!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…