SAM là gì và cách áp dụng ra sao? Tại sao mô hình SAM được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp? Hãy cùng trường SOM tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mô hình SAM là gì?
SAM (Successive Approximation Model) là mô hình xấp xỉ tuyến tính và được sử dụng như 1 khung mẫu để thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp. Đây là một phiên bản rút gọn của mô hình ADDIE, nhưng khác với người tiền nhiệm, SAM không xây dựng kế hoạch chi tiết từ đầu mà sẽ tạo nên các mẫu thử, đưa chúng đi kiểm nghiệm, đút kết rồi mới hoàn thiện phương án đào tạo.
Chương trình đào tạo doanh nghiệp theo mô hình SAM sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý chính là thử và sai. Sau mỗi lần lặp lại, mẫu thử không hiệu quả được loại bỏ, mẫu thử tiềm năng tiếp tục được phát triển. Chính vì vậy, SAM được đánh giá là linh hoạt, tiết kiệm nhiều chi phí.
3 bước khai mô hình SAM trong thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp
Cách triển khai mô hình SAM
Mô hình SAM được cô đọng trong 3 bước chính là chuẩn bị, thiết kế lặp lại và phát triển lặp lại. Cụ thể thì 3 bước lần lượt diễn ra như sau:
Bước 1. Chuẩn bị
Giai đoạn này, các thông tin như bối cảnh, mục tiêu, nguồn lực doanh nghiệp và năng lực hiện tại của nhân sự sẽ được tổng hợp nhanh chóng. Dựa trên nền tảng đó, các bên liên quan sẽ thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng đa dạng mẫu thử tiềm năng. Tuy nhiên, các mẫu thử vẫn chưa hình thành mà mới ở dạng thông tin thô.
Bước 2. Thiết kế lặp lại
Giai đoạn 1 được hiểu là bước hình thành bước đến giai đoạn này thì các mẫu sẽ được “gọt, dũa” trước khi chính thức đưa vào chương trình đào tạo. Và để hoàn thiện mẫu thử, 3 công đoạn cần thực hiện liên tục là:
- Thiết kế
- Bản nháp các mẫu thử
- Đánh giá và cải tiến
Mẫu thử là trọng tâm của mô hình SAM. Mặc dù, đề cao tính nhanh chóng, các mẫu thử cần được xem xét cẩn thận bằng cách lặp lại 3 bước trên nhiều lần. Đến khi cả tổ chức đồng lòng, tự tin với tập hợp những mẫu thử “sáng giá” nhất thì mới chuyển qua bước tiếp theo.
Bước 3. Phát triển lặp lại
Các mẫu thử sẽ được triển khai trong thực tế để kiểm định tính hiệu quả. Khi này, 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Mẫu hoạt động đúng với dự kiến: Mẫu được điều chỉnh thêm những chi tiết (nếu có) và đút kết thông tin để thiết kế mẫu mới.
- Mẫu không hoạt động đúng dự kiến: Các mẫu quá kém có thể loại bỏ, những mẫu chỉ hoạt động 1 phần sẽ được đưa về bước 2 nhằm “tái sử dụng”.
Hầu hết các phiên bản mẫu cuối cùng đều rất khác so với ban đầu. Bởi lẽ, từ việc thiết kế cho đến phát triển lặp lại thì các màu đều được quan sát, đánh giá và thay đổi nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất. Ví dụ 1 doanh nghiệp nhỏ dự định đào tạo chuyên môn trong 1 tháng. Giữa nhiều mẫu thử như học online, đọc tài liệu, làm bài tập nhóm, phương pháp phù hợp nhất là thực hành ngay trong từng buổi học thông qua case study.
Tổng quan 3 bước triển khai mô hình SAM
Ưu và khuyết điểm của SAM là gì?
Ưu điểm:
Mô hình SAM đã sớm “quen mặt” trong hoạt động đào tạo doanh nghiệp vì những ưu điểm sau:
- Tính linh hoạt: Trong khi, một số mô hình khác gồm nhiều bước phức tạp và tính chi tiết ở từng bước. Mô hình SAM chỉ tinh giản trong 3 bước và nhanh chóng đi vào xác định ra các giả thuyết, kiểm nghiệm bằng thực tế.
- Thu hút sự đóng góp từ nhiều bên: Xuyên suốt quá trình xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp, SAM đều để cao sự tham gia từ các bên để có góc nhìn đa chiều, nhất là người học.
- Liên tục nâng cấp: 2 bước trọng điểm là thiết kế và phát triển đều có thêm các công đoạn nhỏ, giúp các mẫu thử có thêm cơ hội được trở nên “hoàn hảo” hơn thay vì “chốt cứng”.
Khuyết điểm
Khi sử dụng mô hình SAM, 1 số vấn đề có thể phát sinh như:
- Mất nhiều thời gian và chi phí: Sự lặp lại ở bước thiết kế, phát triển đôi khi sẽ mất nhiều nguồn lực.
- Khó thống nhất ý kiến: Từng mẫu thử, từng giai đoạn đều cần có sự đồng nhất giữa nhiều bên. Điều này dẫn đến sẽ dẫn đến những bất cập khi phải thống nhất ý kiến từ nhiều bên, nhất là với tổ chức/doanh nghiệp quy mô lớn.
- Chú trọng vào tương tác hơn là hiệu quả đào tạo: Định hướng đào tạo của SAM thiêng về góc nhìn của nhà quản lý, HRM hơn là những giá trị người học nhận được. Vì, bước phản hồi vẫn là đến từ các cấp quản lý, HRM là chính.
Dù có ưu, khuyết điểm nhưng mô hình SAM vẫn được nhiều doanh nghiệp công nhận và đề cao giá trị nó mang tới cho hoạt động quản trị nguồn nhân lực . Chính vì thế, SAM là kiến thức mà các nhà quản lý, HRM cần sớm trang bị.
Song, với mỗi bối cảnh doanh nghiệp, nhà quản lý, HRM phải điều chỉnh lại mô hình SAM cho phù hợp, cùng như kết hợp cùng nhiều công cụ khác. Để xây dựng chương trình đào tạo toàn diện, đan xen nhiều công cụ hữu dụng đòi hỏi HRM, nhà quản lý phải có nền tảng kiến thức vững chắc.
Vậy, HRM, nhà quản lý nên bắt đầu từ đâu để có được nền tảng này?
Khóa học Thạc sĩ quản trị kinh doanh (EMBA) tại trường SOM
Trường quản lý SOM-AIT tự hào là đơn vị đào tạo quản lý hàng đầu trong khu vực, đứng đầu Thái Lan và đứng top 21 châu Á ở năm 2023. Hơn nhiều năm kinh nghiệm, trường SOM luôn hướng về sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững, sáng tạo trong lĩnh vực quản lý.
Và quản trị nguồn nhân lực nói chung hay đào tạo doanh nghiệp nói riêng là trong những nội dung quan trọng của chương trình quản lý bậc thạc sĩ Quản trị kinh doanh cao cấp (EMBA) tại trường SOM. Bên cạnh những mô hình, người học còn được trang bị thêm nhiều kiến thức về vận hành, quản lý đội nhóm sao cho tối ưu nhất. Ngoài ra, những học phần quản trị khác cũng giúp người học mở rộng tư duy quản lý và tầm nhìn chiến lược dài hạn hơn.
→ Tìm hiểu thêm: Khóa học Thạc sĩ quản trị kinh doanh (EMBA) tại trường SOM
Hãy để lại thông tin bên dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về khóa học EMBA. Đội ngũ tư vấn trường SOM sẽ liên hệ lại để tư vấn trong thời gian sớm nhất có thể!