Lộ trình thăng tiến trong ngành bán lẻ retail là gì?

Lộ trình thăng tiến trong ngành bán lẻ retail là gì?

Ngành bán lẻ hiện rất giàu tiềm năng. Năm 2023, tổng mức bán lẻ đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%). Với nhiều cơ hội rộng mở, nhân sự ngành bán lẻ cũng không ngừng gia tăng. Vậy, nhân sự ngành bán lẻ có những lựa chọn nào để phát triển sự nghiệp? Quy trình thăng tiến ngành bán lẻ sẽ có những cấp bậc nào? 

Hãy cùng trường quản lý SOM-AIT khám phá toàn cảnh lộ trình thăng tiến ngành bán lẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Lộ trình thăng tiến trong ngành bán lẻ retail là gì?

2 định hướng phát triển sự nghiệp ngành bán lẻ (retail)

Khởi điểm của nhân sự ngành bán lẻ thường là từ cửa hàng, điểm bán. Tuy nhiên, khi đi xa hơn, nhân sự ngành retail có 2 lựa chọn là: định hướng phát triển chuyên môn tại điểm bán hoặc mở rộng vai trò và tham gia vào các phòng ban khác trong doanh nghiệp/tập đoàn. 

Lộ trình thăng tiến trong ngành bán lẻ retail là gì?

Ghi chú: Chỉ nên tham khảo lộ trình thăng tiến vì mức lương trên áp dụng cho thị trường Mỹ 

1.Định hướng phát triển chuyên môn tại điểm bán/cửa hàng  

Ở cả 2 định hướng, nhân sự đều bắt đầu ở vị trí cộng tác viên ngành bán lẻ và sau đó là trợ lý quản lý cửa hàng. Khi được rèn giũa 1 thời gian, nhân sự theo định hướng phát triển chuyên môn tại điểm bán sẽ tiếp tục chinh phục vị trí quản lý cửa hàng hoặc giám sát cửa hàng. Cột mốc sau cùng sẽ là tổng quản lý (general manager) và vị trí cao nhất sẽ là quản lý vùng/ khu vực (area/regional manager). Tức là, nhân sự đi từ việc học hỏi, quản lý 1 cửa hàng và lên quản lý nhiều cửa hàng cùng lúc. 

Định hướng này phù hợp với những ai giỏi kỹ năng bán hàng và các khâu vận hành tại điểm bán như quản lý nguyên, vật liệu, sản phẩm, điều phối nhân viên, chăm sóc khách hàng… Hơn nữa, nhân sự theo định hướng cần nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống, có óc quan sát để nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển cửa hàng. 

2.Định hướng phát triển chuyên môn ở khối văn phòng 

Nếu không lựa chọn trở thành quản lý cửa hàng, nhân sự có thể trở về khối văn phòng để làm việc ở 2 bộ phần là quản lý rủi ro và truyền thông. Thông qua kinh nghiệm trợ lý, nhân sự vốn đã nắm được diễn biến và nhiều vấn đề liên quan tại cửa hàng. Cho nên, tham gia vào phòng quản lý rủi ro, nhân viên ngành bán lẻ có thể dự trù nhiều trường hợp và phương án xử lý rủi ro tại cửa hàng. Lộ trình thăng tiến tại đây sẽ đi từ cộng tác viên, quản lý cho đến quản lý cấp cao phòng chống rủi ro. 

Nhân viên retail sau khi chuyển hướng sang làm truyền thông sẽ trở thành chuyên viên rồi đến quản lý. Và đỉnh cao sự nghiệp là giám đốc truyền thông. Điểm bán/cửa hàng là 1 phần quan trọng trong hành trình khách hàng. Cho nên, nhân sự ngành retail chuyển sang phòng truyền thông sẽ đóng góp những góc nhìn thực tế giúp kế hoạch đạt hiệu quả tốt hơn. Nhất là insight từ quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là 1 phần quan trọng tạo nên những chiến dịch khác biệt, tạo sức bật cho cả thương hiệu. 

Lộ trình thăng tiến trong ngành bán lẻ retail là gì?

Chiến dịch ly cầu vồng của thương hiệu đồ uống Katinat là 1 minh chứng cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa truyền thông và bán lẻ 

Tuy nhiên, khi quyết định làm việc ở khối văn phòng, nhân viên phải bổ sung nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn khác. Với kinh nghiệm bán lẻ trước đây nhân sự sẽ không thể xử lý được tất cả đầu việc tại phòng quản trị rủi ro hay truyền thông. Đây là 2 mảng chuyên môn mới, dù tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức.  

Một số công việc liên định hướng mở rộng dành cho nhân sự ngành bán lẻ 

Nếu đã theo ngành retail, bạn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng khác bên cạnh 2 định hướng kể trên. Một số vị trí bạn có thể theo đuổi bao gồm:

1.Giám đốc mua hàng: 

Công việc chính của vị trí này là kiểm soát nguyên, vật liệu, thiết bị và dự trù kế hoạch mua hàng, đảm bảo hoạt động của cửa hàng. Khi này, nhân sự ngành bán lẻ sẽ liên hệ với nhiều nhà cung cấp để nhận báo giá, đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định mua hàng hợp lý, tiết kiệm nhất. Giám đốc mua hàng sẽ đảm nhận trọng trách duy trì nguồn cung và hoàn thành thanh toán cho tất cả điểm bán lẻ. 

2. Nhà quản lý chuỗi cung ứng:

Nếu giám đốc mua hàng đánh giá các nhà cung ứng dựa trên chi phí thì quản lý chuỗi cung ứng sẽ dựa trên chất lượng. 2 vị trí này sẽ kết hợp với nhau để chọn lựa nhà cung cấp giá tốt, chất lượng tốt. Ngoài ra, nhà quản lý chuỗi cung ứng sẽ giám sát lưu trữ, vận chuyển và cả quy trình phát triển sản phẩm, kiểm kê, sản xuất thành phẩm cuối cùng. 

Một chuỗi cung ứng thông suốt cần sự giám sát sát sao và chuẩn bị cả phương án thay thế khi phát sinh vấn đề. Cho nên, tính chất công việc được mặc định là đa nhiệm khi phải điều phối tất cả mắt xích trong chuỗi cung ứng. Vì đặc thù mà thị trường lao động rất thiếu nguồn cung cho nên nhân sự ngành bán lẻ đi theo định hướng này ngày càng được nhiều doanh nghiệp săn đón. 

Khóa học dành cho nhà quản lý cấp trung tìm cơ hội thăng tiến

3. Nhà quản lý giá: 

Nhà quản lý giá là người am hiểu thị trường, từ đó, dự đoán giá để các sản phẩm, dịch vụ tạo ra doanh thu tốt nhất có thể. Giá cả luôn là vấn đề nhạy cảm. Chọn lựa sự nghiệp theo hướng này, “dân ngành retail” cần bổ sung cho mình thêm sự nhạy bén và nắm bắt tâm lý khách hàng, đặc điểm đối thủ mới có thể đề xuất chiến lược giá phù hợp. 

Song song đó, nhà quản lý giá cần làm phối hợp với quản lý cửa hàng, phòng phát triển sản phẩm để đưa ra thị trường sản phẩm đủ khác biệt trong phân khúc giá đã xác định. Có thể thấy, muốn ngồi vào vị trí này, nhân sự cần tư duy chiến lược và góc nhìn toàn cảnh từ thị trường.

Lộ trình thăng tiến trong ngành bán lẻ retail là gì?

Nhưng vì liên quan trực tiếp đến nguồn thu, nhà quản lý giá rất được trọng dụng. Nhiều tập đoàn lớn không ngại đưa ra đãi ngộ và mức lương khủng để giữ chân nhân tài quản lý giá. 

Nhìn chung, ngành bán lẻ con muôn vàn cơ hội để những tài năng tìm cho mình chỗ đứng vững chắc. Thông tin trên là những định hướng chính cho những ai theo đuổi lĩnh vực này, ngoài ta còn nhiều vị trí khác mới xuất hiện khi ngành bán lẻ ngày càng phát triển. 

Mong rằng góc nhìn từ trường SOM giúp ích cho bạn trên lộ trình thăng tiến của mình!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…