Business Analyst là một trong những ngành học thuộc nhóm phân tích dữ liệu. Chính vì thế, nhiều người nghĩ rằng chỉ “dân IT” mới có thể đảm nhiệm công việc liên quan. Nhưng thực tế, vẫn có nhiều bạn BA trái ngành xuất thân từ kinh tế, ngân hàng, ngoại thương…
Bài viết hôm nay của SOM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Business Analyst, và gợi ý cách trở thành Chuyên viên phân tích nghiệp vụ mà không cần nặng về IT.
Business Analyst là gì?
Business Analyst hiểu đơn giản chính là “cầu nối” giữa bộ phận công nghệ thông tin và các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Họ sẽ đi khai thác, tổng hợp và phân tích dữ liệu, lấy đó làm kim chỉ nam giải quyết vấn đề, hoặc nền tảng xây dựng các kế hoạch, chiến lược hiệu quả.
Do đó, BA cần tận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ở cả 2 mảng kỹ thuật – kinh doanh để tối đa hóa giá trị của dữ liệu, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhất có thể.
→ Cụ thể Làm chuyên viên phân tích kinh doanh là làm gì?
Với yêu cầu về 2 mảng kỹ thuật và kinh doanh, tùy từng công ty và lĩnh vực sẽ có các đòi hỏi trọng tâm khác nhau. Có thể chia đơn giản thành 2 nhóm:
- Thiên kỹ thuật: IT Business Analyst
- Thiên kinh doanh: Business Analyst
Phân biệt Business Analyst và IT Business Analyst
Sự khác biệt rõ nhất của 2 ngành này chính là nằm ở tên gọi. Business Analyst chú trọng phân tích dữ liệu dưới góc nhìn kinh doanh, đưa ra các giải pháp mang tính quản trị. Ngược lại, IT Business Analyst đặt nặng kiến thức và kỹ năng về lập trình, thống kê chuyên sâu.
Cũng vì thế, BA được tuyển dụng nhằm giúp tổ chức cải thiện và thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng. Với các yêu cầu phổ biến:
- Đọc hiểu và phân tích dữ liệu, các phần mềm, công cụ cốt lõi
- Trình bày và báo cáo
- Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
- Thương thảo, đàm phán
- Cấu trúc và hệ thống vận hành doanh nghiệp
Trong khi, IT BA được khai thác để xử lý và nâng cấp hệ thống, sản phẩm và dịch vụ. Họ cần thành thạo:
- Kỹ năng văn phòng: excel, powerpoint
- Công cụ tạo khung, tạo mẫu
- Ứng dụng phát triển phần mềm
- Công cụ phân tích, mô hình hóa dữ liệu
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
→ Tìm hiểu chi tiết Sự khác biệt giữa IT BA và Non IT BA?
Không học IT có làm BA Business Analyst được không?
Với sự khác biệt vừa nêu trên, có thể thấy những ai không học IT chuyên sâu vẫn có thể theo đuổi ngành Business Analyst. Đặc biệt, khi thị trường hiện nay đang có nhu cầu rất cao về BA, nhưng lại khan hiếm nhân lực.
→ Vì sao phân tích kinh doanh sẽ là một trong những nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21
Với mong muốn sở hữu nhiều lợi thế trong kỷ nguyên 4.0, chắc chắn các doanh nghiệp vẫn sẽ ưu tiên tuyển dụng những bạn non IT BA, hơn là để trống vị trí ấy. Lúc này, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh giữa các nhân sự sẽ mở rộng hơn, không còn giới hạn trong năng lực chuyên môn mà sẽ là
- Độ nhạy dữ liệu
- Khả năng bóc tách thông tin
- Tư duy kinh doanh
- Khả năng xử lý vấn đề và lên chiến lược
Những đặc điểm này lại trùng hợp là thế mạnh của nhóm ngành “business”. Những bạn thuộc lĩnh vực kinh tế, quản trị, ngoại thương… được đào tạo bài bản và luyện tập góc nhìn quản trị. Những vấn đề quen thuộc về doanh thu, lợi nhuận, nhân sự, chi phí… nay sẽ trở thành bệ đỡ, thu hút các nhà tuyển dụng.
Dù không yêu cầu cao về kỹ thuật, nhưng nếu đã quyết định theo đuổi BA, bạn vẫn cần đầu tư thời gian và công sức để trau dồi nhanh chóng các thuật ngữ, công cụ liên quan.
→ Cần Học gì để làm business analyst chuyên nghiệp?
Bên cạnh đó, phân tích kinh doanh hiện nay không chỉ quan trọng với bộ phận IT, mà tác động đến mọi khía cạnh của tổ chức. Nó liên hệ từ vận hành đến sản xuất; từ nội bộ đến đối tác, khách hàng; từ ngắn hạn đến dài hạn.
Do đó, nhiều doanh nghiệp chuyên ngành cũng bắt đầu tuyển dụng vị trí Business Analyst dành riêng cho nhóm lĩnh vực của họ.
Cơ hội cho các BA nghiệp vụ
Theo khảo sát của Viện Phân tích Nghiệp vụ Quốc tế, nhu cầu nhân sự Finance/Insurance BA chiếm đến 26%. Chúng ta lại nhìn thấy một cơ hội nghề nghiệp khác cho các non IT BA, đó chính là tham gia chuyên một lĩnh vực nào đó.
Tài chính, kế toán, bảo hiểm, du lịch, ngân hàng… đều là những ngành có lượng dữ liệu khổng lồ, và vô cùng quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Đơn cử như một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, chỉ với dòng 1 Mobile đã cần đến 15 chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhân lên cả tổ chức sẽ là một con số không hề nhỏ.
Đảm nhiệm vị trí này có thể không thông thạo tổng quan quản trị, nhưng cần hiểu biết về một ngành nghề chuyên sâu. Khi đó, họ sẽ trở thành những “cầu nối” đích thực giữa bộ phận IT và đội kinh doanh/chăm sóc khách hàng… Sẽ không ai đảm nhiệm Business Analyst tốt hơn những nhân sự vừa biết đọc dữ liệu, vừa thấu hiểu đặc trưng của ngành.
→ Tìm hiểu thêm Những ai nên trở thành business analyst?
Khóa học Business Analyst không cần chuyên môn về IT
Dù phát triển theo hướng quản trị hay chuyên ngành, bạn vẫn nên không ngừng trau dồi để cân đối giữa kỹ thuật và kinh doanh. Như thế, bạn mới có thể tiến xa trong ngành, và mở rộng cơ hội trong thời đại của big data.
Vậy nên, những khóa học Business Analyst lý tưởng cần đáp ứng các tiêu chí:
- Gợi mở và phát triển tư duy kinh doanh
- Đào tạo cách vận dụng dữ liệu cho doanh nghiệp
- Thực hành nhiều và có thể ứng dụng ngay lập tức
- Giáo án đổi mới và cập nhật liên tục
- Tạo cơ hội trải nghiệm thực tế
- Mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia đầu ngành
Chương trình Thạc sĩ Phân tích kinh doanh của trường SOM-AIT chính là một lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. Đây là khóa học được biên soạn dành riêng cho các nhân sự muốn phát triển trong thời đại kinh doanh 4.0.
Chương trình trọng tâm đào tạo cách ra quyết định kinh doanh trên nền tảng dữ liệu. Từ đó giúp học viên hệ thống và vững vàng kiến thức, kỹ năng về cốt lõi phân tích số liệu, rèn luyện tư duy kinh doanh chuẩn xác.
Song song đó, SOM xây dựng định kỳ các buổi workshop, chia sẻ với chuyên gia về cả 2 mảng kỹ thuật và quản trị. Bạn sẽ được học từ các case study thực tế, giúp nâng cao khả năng thực hành, thuận lợi triển khai công việc đảm nhiệm.
PM BADT còn đặc biệt phù hợp với những nhân sự đã đi làm, vì lịch học linh động cuối tuần và kết hợp online. Giáo án cũng chỉ mất 1 năm để hoàn thành nội dung từ kiến thức đến kỹ năng áp dụng cho đa dạng ngành.
→ Chi tiết Khóa học phân tích dữ liệu kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0
Để được tư vấn kỹ hơn về khóa học Business Analyst, bạn có thể điền vào form bên dưới. Đội ngũ SOM sẽ liên hệ phản hồi và giải đáp nhanh chóng nhất.