Trong thời đại mà tính bền vững quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, việc minh bạch hóa thông tin ESG đã trở thành một tiêu chuẩn vàng để thu hút đầu tư và xây dựng uy tín thương hiệu. Đứng sau xu hướng này là hai tổ chức tiên phong: Quỹ IFRS và Hội đồng ISSB. Vậy ISSB và IFRS khác nhau như thế nào, và vai trò của chúng trong thực hành phát triển bền vững ESG quan trọng ra sao? Cùng SOM tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
ISSB và IFRS là gì?
ISSB (International Sustainability Standards Board)
Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế (ISSB) là một cơ quan thuộc Quỹ tố Tiêu chuẩn Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS Foundation), được thành lập năm 2021. ISSB nhằm thiết lập một bảng tiêu chuẩn cơ bản toàn cầu liên quan đến việc công bố thông tin về các chiến lược bền vững ESG, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc minh bạch hóa các rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp.
IFRS (International Financial Reporting Standards)
Quỹ tố IFRS thiết lập các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế, nhấn mạnh tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả tài chính. Được sử dụng ở hơn 140 quốc gia, IFRS là ngôn ngữ chung giúp báo cáo tài chính của doanh nghiệp dễ hiểu và có tính so sánh trên quy mô toàn cầu.
Các chuẩn mực IFRS được xây dựng dựa trên một khung khái niệm chặt chẽ, với các nguyên tắc cơ bản như:
- Tính liên quan: Thông tin phải hữu ích cho việc dự đoán và đánh giá hiệu quả tài chính.
- Trình bày trung thực: Đảm bảo thông tin đầy đủ, trung lập và không có sai sót.
- Khả năng so sánh: Giúp người dùng dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các doanh nghiệp và đối chiếu qua được qua các giai đoạn khác nhau.
- Khả năng xác minh: Thông tin phải đáng tin cậy và có thể được kiểm chứng.
- Tính kịp thời: Cung cấp thông tin đúng thời điểm để hỗ trợ ra quyết định.
- Tính dễ hiểu: Thông tin phải rõ ràng và dễ hiểu đối với người sử dụng.
→ Có thể bạn quan tâm: Báo cáo ESG của 10 doanh nghiệp top đầu trên chặng đua bền vững
Vai trò của ISSB và IFRS trong ESG
Vai trò cụ thể của ISSB trong thực hành ESG
ISSB tập trung vào việc phát triển các tiêu chuẩn công bố liên quan đến bền vững, nhấn mạnh ba tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, và Quản trị doanh nghiệp), nhằm giúp doanh nghiệp:
- Công bố thông tin minh bạch đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và cơ quan quản lý.
- Tăng khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp triển khai mô hình phát triển bền vững.
- Nhận diện rõ ràng các rủi ro và cơ hội liên quan đến yếu tố bền vững.
→ Có thể bạn quan tâm: Cách nhận định, đánh giá và quản lý rủi ro ESG
Vai trò cụ thể của IFRS trong thực hành ESG
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc công bố thông tin về ESG, IFRS đã phát triển hai chuẩn mực chính:
IFRS S1: Tiêu chuẩn này tập trung vào việc công bố các rủi ro và cơ hội liên quan đến phát triển xanh ESG, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố chính bao gồm:
- Yêu cầu công bố: Doanh nghiệp phải báo cáo các yếu tố bền vững ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Đánh giá tính trọng yếu: Tập trung vào các vấn đề bền vững quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và các bên liên quan.
- Tăng cường khả năng so sánh: Áp dụng các phương pháp đo lường và trình bày thống nhất, giúp so sánh dữ liệu dễ dàng hơn.
IFRS S2: Tiêu chuẩn này đặc biệt tập trung vào các yếu tố khí hậu, khuyến khích doanh nghiệp tích hợp rủi ro và cơ hội khí hậu vào chiến lược tài chính. Các yếu tố chính bao gồm:
- Báo cáo rủi ro khí hậu: Doanh nghiệp cần công bố các rủi ro vật lý và rủi ro chuyển đổi liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Phân tích tình huống: Khuyến nghị doanh nghiệp dự báo và đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu trong tương lai.
- Số liệu và mục tiêu: Công bố các chỉ số quan trọng như lượng khí thải nhà kính, sử dụng năng lượng và các mục tiêu giảm phát thải.
Điểm chung và khác biệt cơ bản giữa ISSB và IFRS
Điểm giống nhau
- Cùng thuộc IFRS Foundation, được thiết kế để tăng tính minh bạch và so sánh quốc tế.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc công bố thông tin về rủi ro và cơ hội.
Điểm khác nhau
Tiêu chí | ISSB | IFRS |
Phạm vi | Các khía cạnh của mô hình phát triển bền vững ESG | Báo cáo tài chính |
Mục tiêu | Đặt cơ sở tiêu chuẩn toàn cầu về bền vững | Đảm bảo tính minh bạch trong báo cáo tài chính |
Đối tượng | Nhà đầu tư và các bên liên quan quan tâm đến tính bền vững | Nhà đầu tư và cơ quan quản lý tài chính |
Nội dung | Thông tin liên quan đến ESG | Dữ liệu tài chính và phi tài chính |
Tương lai của ISSB và IFRS trong việc thúc đẩy chiến lược phát triển xanh – ESG
Lợi ích lâu dài khi áp dụng ISSB và IFRS
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và các áp lực về biến đổi khí hậu, vai trò của ISSB và IFRS ngày càng trở nên quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến lược bền vững. Với sự kết hợp giữa ISSB và IFRS, doanh nghiệp có thể:
- Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro: Việc đánh giá và công bố thông tin ESG giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các rủi ro tiềm tàng, từ đó xây dựng các chiến lược quản lý hiệu quả hơn.
- Thúc đẩy đổi mới: Áp dụng các chiến lược ESG có thể mở ra cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường minh bạch: Cung cấp thông tin rõ ràng về các rủi ro và cơ hội liên quan đến tính bền vững, giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp.
- Xây dựng niềm tin thương hiệu: Minh bạch trong công bố thông tin ESG thể hiện cam kết của doanh nghiệp với phát triển bền vững, từ đó củng cố lòng tin với người tiêu dùng, các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh.
Theo khảo sát của PwC, 76% nhà đầu tư cho rằng các yếu tố ESG đóng vai trò then chốt trong quyết định đầu tư của họ. Ngoài ra, nghiên cứu của Global Reporting Initiative cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp minh bạch trong báo cáo bền vững thường có giá trị thị trường cao hơn từ 7-8% so với những doanh nghiệp thiếu minh bạch.
→ Có thể bạn quan tâm: 5 lợi điểm giúp doanh nghiệp đầu tư ESG “vượt mặt” doanh nghiệp không đầu tư ESG
Rào cản khi áp dụng ISSB và IFRS vào mô hình phát triển bền vững
Nhưng liệu việc triển khai các báo cáo cho các chiến lược phát triển xanh có tồn tại những rào cản nào không? Câu trả lời là: Có. Doanh nghiệp sẽ đối mặt với một số thách thức như:
- Chi phí cao: Đầu tư ban đầu cho hệ thống thu thập dữ liệu và thực hiện báo cáo có thể là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Quản lý dữ liệu phức tạp: Thu thập và phân tích dữ liệu các chiến lược ESG đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và việc áp dụng công nghệ phù hợp.
Mặc dù vậy, nếu vượt qua được những thách thức này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hình cách báo cáo và thực hiện các chiến lược ESG một cách toàn diện.
Tóm lại, sự ra đời của ISSB dưới sự bảo trợ của IFRS đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy minh bạch và phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn do ISSB và IFRS phát triển không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn mang lại lợi ích chiến lược, từ việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro đến xây dựng uy tín thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm:
Cơ hội và thách thức
Các khóa học ESG