Học ESG ra làm gì? Top 3 cơ hội nghề nghiệp trong các doanh nghiệp bền vững   

doanh nghiệp phát triển bền vững esg

Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ESG được xem là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo khi định hướng doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong một thời đại đặt nặng tính bền vững như hiện nay, những khóa học ESG không chỉ có ích với cấp quản lý, mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho nhân sự trẻ. Vì sao lại nói như thế, cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.           

Các doanh nghiệp cần nhân sự hiểu biết ESG để phát triển bền vững thành công

Câu chuyện về phát triển bền vững đang dần trở thành xu hướng trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam. Ngày càng nhiều lãnh đạo đặt trọng tâm kinh doanh vì trách nhiệm, hơn vì lợi nhuận tổ chức. 

Tiêu biểu như thương hiệu Lavie tiên phong sử dụng chai được làm từ nhựa tái sinh để làm bao bì cho sản phẩm nước khoáng thiên nhiên. Hay Novaland luôn song hành cùng Chính phủ trong các hoạt động an sinh xã hội và kiến tạo bất động sản xanh. 

Số lượng các doanh nghiệp phát triển bền vững ngày càng tăng lên là một dấu hiệu tốt. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với tiêu chuẩn đánh giá và sự kỳ vọng xã hội dành cho họ cũng sẽ trở nên khắt khe và nghiêm túc hơn. Không chỉ dừng lại ở các chiến dịch kêu gọi bảo vệ môi trường, các tổ chức cam kết bền vững buộc phải phát triển theo bộ tiêu chuẩn ESG. Cụ thể, doanh nghiệp vừa phải minh bạch về những tác động cho môi trường, mang lại giá trị tích cực cho xã hội, đồng thời vẫn đảm bảo quản trị và tăng trưởng ổn định.

Chi tiết về Bộ tiêu chuẩn ESG mà lãnh đạo doanh nghiệp bền vững cần phải biết

học ESG

Tuyên bố phát triển bền vững tương đối dễ dàng, còn thử thách thật sự nằm ở việc biến lời hứa ấy thành hành động. Bộ tiêu chuẩn ESG đã hỗ trợ doanh nghiệp trong việc liệt kê các yếu tố cần thiết và cơ sở định hướng sự thay đổi. Nhiệm vụ của công ty là thường xuyên theo dõi điểm số đó để cân nhắc các lĩnh vực cần ưu tiên điều chỉnh trong trong hoạt động kinh doanh của mình.

Có thể thấy, để doanh nghiệp phát triển bền vững thành công, sự hiểu biết chuyên sâu về ESG là tất yếu. Vậy nên bên cạnh việc lãnh đạo cần tìm hiểu tổng quan về khái niệm này, thì kế hoạch chiêu mộ những nhân tài ESG là điều cần thiết. Đặc biệt với một lĩnh vực mới như ESG, những công ty nào sở hữu các nhân sự có tư duy bài bản về ESG sẽ là một lợi thế vượt trội. Thay vì tự mày mò từ đầu, các doanh nghiệp sẽ tập trung thảo luận phương hướng và nhanh chóng tìm ra giải pháp phù hợp. 

Chính vì thế, tuyển dụng nhân sự sở hữu bằng cấp ESG có thể xem là chìa khóa thành công của các tổ chức muốn phát triển bền vững.         

Khóa học về ESG có triển vọng tạo ra xu hướng nghề nghiệp trong tương lai  

Các khóa học về ESG không chỉ cung cấp kiến thức liên quan, mà còn tham gia đào tạo và định hình vai trò của ESG trong doanh nghiệp bền vững. Những học viên ngành ESG sẽ hỗ trợ lãnh đạo đo lường mức độ ảnh hưởng của ESG với doanh nghiệp, mức độ tổ chức đáp ứng 3 khía cạnh trọng tâm và đề xuất các tiêu chí ưu tiên thay đổi. 

Hơn cả thế, họ còn dự tính được sự biến động về tài chính khi thực hiện ESG, dự đoán rủi ro và cơ hội, giúp doanh nghiệp tự tin tiến hành các kế hoạch bền vững.

Những kiến thức và kinh nghiệm từ khóa học ESG sẽ tạo cơ sở logic và vững chắc cho các quyết định, mục tiêu, chiến lược, chính sách mà lãnh đạo xây dựng. Từ đó, doanh nghiệp phát triển bền vững thành công mà vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt nhất.

khóa học esg

Đã đến lúc, các tổ chức cần đầu tư vào con người nhiều hơn trên hành trình chinh phục tiêu chuẩn ESG. Lãnh đạo sẽ có nhu cầu nhiều hơn trong việc tìm kiếm các cộng sự ESG để cùng nhau tìm ra hướng đi thích hợp. 

Giống như cách thời đại 4.0 biến các ngành nghề liên quan đến công nghệ trở thành công việc xu hướng, kinh doanh bền vững cũng có triển vọng thúc đẩy ngành học ESG mang lại giá trị tương tự. Khi các doanh nghiệp thay đổi sang một mô hình nào khác, việc bổ sung vị trí hoặc tái cấu trúc bộ máy là giai đoạn bắt buộc. Do đó, khi dần dà các tổ chức chuyển sang kinh doanh bền vững, nhu cầu nhân sự về ESG sẽ tăng cao. 

Chưa kể, doanh nghiệp bền vững không giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực hay quy mô nào, nên dù theo đuổi trọng tâm ESG, học viên vẫn có đa dạng lựa chọn công việc với nhiều cơ hội rộng mở.  

Top 3 cơ hội nghề nghiệp trong doanh nghiệp bền vững khi học ESG

Hiện nay, ESG vẫn được xem là lĩnh vực khan hiếm nguồn lực. Và việc lựa chọn những ngành học ‘khát người’ nhưng nhu cầu thị trường cao luôn là nước đi đảm bảo với những phúc lợi cao cho lộ trình sự nghiệp. Nhưng người học ESG nên chọn nghề nào? Đa phần công việc trong ngành ESG sẽ liên quan đến nhiệm vụ đánh giá hiệu suất, quản trị, rủi ro, cơ hội trong môi trường và xã hội; đo lường tác động; sáng kiến ​​giải pháp…

Dưới đây là Top 3 vị trí hấp dẫn trong các doanh nghiệp bền vững:

1. Environmental Consultant – Tư vấn về mảng môi trường trong phát triển bền vững

Tư vấn là mảng triển vọng và dễ tiếp cận nhất khi các nhân sự muốn phụ trách vai trò liên quan ESG trong doanh nghiệp. Bởi với một lĩnh vực mới như ESG, các lãnh đạo cần nhất lúc này là những chuyên viên có khả năng đánh giá hiện trạng, nắm bắt vấn đề và đề xuất giải pháp. 

Điều này sẽ giúp cấp quản lý nhìn bức tranh ESG rõ hơn và cũng có cơ sở bài bản để lên chiến lược phát triển bền vững. Do đó, SOM dự đoán Environmental Consultant sẽ là vị trí được ưu tiên tuyển dụng. Chưa kể, những người học ESG theo đuổi công việc này còn có thể vừa làm nhân viên chính thức, vừa là cố vấn thuê ngoài cho nhiều tổ chức, giúp tăng thu nhập. 

doanh nghiep ben vung

Vị trí chuyên viên tư vấn môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xác định mục tiêu tham gia ESG, mục tiêu thay đổi từng yếu tố/từng giai đoạn, xác định vấn đề, phân chia trọng yếu, sáng kiến giải pháp và đề xuất chiến lược theo đúng luật pháp và quy định về môi trường. Các nhiệm vụ thường xoay quanh ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, chất lượng không khí… 

Đối tượng làm việc là các cơ sở xử lý nước, hoặc các dịch vụ, sản phẩm có tác động đến môi trường.

2. Energy Engineer – Kỹ sư năng lượng

Năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng của ESG. Do đó kỹ sư năng lượng sẽ là vị trí cần thiết của nhiều doanh nghiệp bền vững. Nhiệm vụ chủ yếu của Energy Engineer bao gồm đánh giá, đo lường năng lượng; thiết kế, thực hiện và phát triển các chương trình giúp tối ưu và tiết kiệm năng lượng; tính toán chi phí bảo tồn môi trường…

3. Energy & ESG Analyst – Chuyên viên phân tích Năng lượng & ESG

Như tên gọi, công việc này phụ trách mọi thứ liên quan đến đánh giá, xem xét, phân tích và nhận định các dữ liệu về năng lượng và ESG. Energy & ESG Analyst cần đảm bảo nắm bắt nhanh chóng các vấn đề hiện thời, dự đoán cơ hội/rủi ro, và làm sao để tăng hiệu quả năng lượng sạch, sáng kiến phù hợp các giải pháp tái tạo. 

Thỉnh thoảng, họ còn hỗ trợ các nhà thầu thử nghiệm để đảm bảo năng lượng. Đề xuất cải tiến hoặc xây mới các mô hình năng lượng cho dự án, cộng đồng cũng thuộc phạm vi công việc của vị trí này. 

Bạn đang có hứng thú về ngành học ESG và muốn tìm hiểu thêm về khóa học? Để lại thông tin ở form bên dưới, đội ngũ SOM sẽ liên hệ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc ngay nhé.

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…