ESG framework: CSRD- Corporate Sustainability Reporting Directive là gì? Tại sao khi kinh doanh tại thị trường châu Âu cần quan tâm? 

ESG framework: CSRD - Corporate Sustainability Reporting Directive là gì?

Châu Âu- “cái nôi” của xu hướng phát triển bền vững, liên tục đưa ra chiến lược cùng những chính sách mới nhằm điều hướng doanh nghiệp kinh doanh trong khu vực này thực hành nghiêm túc ESG. CSRD cũng là 1 trong những chính sách mới được triển khai gần đây. Cụ thể thì chính sách này là gì? Doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại thị trường châu Âu có bắt buộc thi hành chính sách này không?

Hãy cùng trường quản lý SOM-AIT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

 ESG framework: CSRD - Corporate Sustainability Reporting Directive là gì?

CSRD- Corporate Sustainability Reporting Directive là gì?

CSRD (Corporate Sustainability Reporting Directive) là Chỉ thị doanh nghiệp báo cáo phát triển bền vững do Ủy ban châu Âu xây dựng và áp dụng trong toàn khối thịnh vượng chung. Chỉ thị CSRD được thông qua vào năm 2021 và đã chính thức được áp dụng vào tháng 1 năm 2023. Và 2024 được kỳ vọng toàn bộ báo cáo sẽ tuân theo chỉ thị mới, thay thế toàn bộ dữ liệu báo cáo theo chỉ thị cũ

.

So với chỉ thị trước, CSRD sẽ tăng đáng kể những yêu cầu mới cần báo cáo nhằm cung cấp thông tin cụ thể về hoạt động bền vững đã triển khai minh bạch, đáng tin cậy và dễ so sánh hơn. Mục tiêu chính là để người tiêu dùng có thể dễ tra cứu, chính quyền quản lý theo cơ chế đồng nhất và nhà đầu tư có thể đầu tư theo hướng bền vững hơn. 

Trước đây, chỉ khoảng 11.700 doanh nghiệp và tập đoàn lớn mới phải tuân theo chỉ thị báo cáo phát triển bền vững nhưng CSRD mở rộng phạm vi áp dụng. 49.000 doanh nghiệp châu Âu và những doanh nghiệp được khoanh vùng phải đảm bảo thực hiện chỉ thị mới. Vậy nên nhiều doanh nghiệp bắt đầu ráo riết thực hiện theo chỉ thị này. 

Cụ thể thì những yêu cầu nào được khoanh vùng thực hiện CSRD? 

 ESG framework: CSRD - Corporate Sustainability Reporting Directive là gì?

Những doanh nghiệp nào thuộc khuôn khổ áp dụng chỉ thị CSRD? 

Chỉ thị báo cáo bền vững hiện tại của liên minh châu Âu chỉ áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô lớn- có nhiều hơn 500 nhân sự. Chỉ thị mới CSRD mở rộng phạm vi áp dụng yêu cầu những doanh nghiệp lớn đạt từ 2 đến 3 tiêu chí dưới đây phải thực hiện theo, gồm:

  • Có nhiều hơn 250 nhân sự 
  • Có nhiều hơn 40.000.000 € doanh thu 
  • Có nhiều hơn 40.000.000 € tài sản 

Ngoài ra, những doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết sẽ có thể 3 năm để chuẩn bị trước khi áp dụng chỉ thị CSRD, chỉ có doanh nghiệp siêu nhỏ mới được ngoại lệ.

Những doanh nghiệp ngoài châu Âu đặt chi nhánh, công ty con tại đây và có doanh thu nhiều hơn 150.000.000 € cũng phải áp dụng CSRD. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng sẽ được cập nhật sau. Ủy ban châu Âu muốn triển khai với những doanh nghiệp địa phương trước nhằm đánh giá và điều chỉnh thêm những yêu cầu bổ sung với doanh nghiệp tế. 

Bên cạnh đó, chỉ thị báo cáo phát triển bền vững mới còn yêu cầu thông tin doanh nghiệp công bố phải được kiểm định thêm bởi bên thứ 3- các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp. Trước đây, Ủy ban châu Âu không bắt buộc bước kiểm tra chiếu này với (hầu hết) doanh nghiệp. Với điều chỉnh mới này đòi hỏi doanh nghiệp sẽ trải qua quy trình kiểm duyệt khắt khe từ công ty kiểm toán và chính ủy ban châu Âu. 

Mặc dù, CSRD chưa chính thức áp dụng ngay nhưng chắc chắn sẽ triển khai trong tương lai nên doanh nghiệp cần sớm chuẩn bị. Châu Âu vốn là sân chơi khó tính từ người tiêu dùng đến nhiều chính sách khác nhau và CSRD sẽ càng nâng độ khó với doanh nghiệp muốn chinh phục thị trường này. 

Với những điều chỉnh dự báo mang đến hàng loạt “rắc rối”, nhất là với những doanh nghiệp trong tệp mở rộng thì liệu rằng CSRD có mang đến lợi ích nào tương xứng với công sức doanh nghiệp bỏ ra hay không?  

Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp ESG khi EU áp dụng dụng CSRD

Cơ hội 

Việc chuẩn bị báo cáo ESG đáp ứng theo những yêu cầu mới của CSRD là 1 bài toán khó. Song, doanh nghiệp giải được bài toán này sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội khác nhau. 

  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp đầu tư cho báo cáo đáp ứng những tiêu chuẩn này sẽ trở thành minh chứng giá trị cho nỗ lực thực hành ESG. Năng lực cạnh tranh vì thế được “nâng cấp”, trở nên vững vàng trước những đợt điều chỉnh tiếp theo của thị trường. 
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với định hướng bền vững: Việc báo cáo chi tiết cũng là cách để doanh nghiệp nhìn lại toàn bộ quá trình hoạt động trong năm qua. Đây chính là cơ sở thực tế nhất để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cho năm sau 

Thách thức 

Tổng quan những thay đổi ở chỉ thị mới cho thấy doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. 2 rào cản lớn nhất chính là: 

  • Cấu trúc báo cáo phức tạp: CSRD đòi hỏi doanh nghiệp ESG tổ chức và phân loại thông tin trong báo cáo theo khung mẫu với nhiều yêu cầu chi tiết cho mỗi đầu mục. Hơn nữa, CSRD cũng tận dụng tài liệu và quy định từ các tổ chức chuyên môn khác khi xây dựng chỉ thị mới. Và tiêu chuẩn TCFD (khung tiêu chuẩn do Lực lượng Đặc nhiệm về Công khai tài chính liên quan đến khí hậu phát triển) là 1 trong số đó. 
  • Sức ép từ nhiều bên đặt lên doanh nghiệp: Mức độ quan tâm của Ủy ban châu Âu đối với phát triển bền vững ngày càng tăng cao. Cho nên, chính phủ các nước cũng áp lực doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm chỉnh những yêu cầu. Doanh nghiệp cũng phải làm việc với cả tổ chức kiểm toán, nhân sự từ Ủy ban châu Âu và niềm tin từ người tiêu dùng khi CSRD sẽ trở thành thước đo mới giữa các thương hiệu trên thị trường. 
 ESG framework: CSRD - Corporate Sustainability Reporting Directive là gì?

Bộ tiêu chuẩn ESG tuy không mới nhưng vẫn đang trên quá trình hoàn thiện cho nên những điều chỉnh là tất yếu. CSRD là 1 phần trong tiến trình này. Trong tương lai khi ESG trở thành yêu cầu bắt buộc thì những quy định, chỉ thị sẽ càng phức tạp hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nắm bắt thông tin, trang bị kiến thức và lên kế hoạch từ sớm sẽ dễ dàng ứng biến trước những thay đổi sắp đến. 

Trường quản lý SOM-AIT mong rằng những thông tin trên hữu ích cho hành trình theo đuổi ESG của bạn! 

Có thể bạn quan tâm: 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…