Xu hướng đầu tư ESG đang ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là khi các nhà đầu tư nhận ra rằng: những tiêu chí về phát triển bền vững (môi trường – xã hội – quản trị) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức thu về. Cũng chính vì thế mà đầu tư ESG hiện nay đang được xem là một chiến lược đầu tư tiềm năng, với nhiều cơ hội tăng trưởng hấp dẫn.
Để gia nhập môi trường đầu tư bền vững thế giới, dưới đây là 8 điều bạn cần biết về đầu tư ESG.
1. Đầu tư ESG là gì?
Đầu tư ESG là một hoạt động kinh doanh mà các nhà đầu tư có thể đồng thời theo đuổi lợi nhuận riêng, và đóng góp vào trách nhiệm chung trong việc bảo vệ môi trường và xã hội.
Nói cách khác, khi một tổ chức hay cá nhân lựa chọn ‘rót’ nguồn lực (có thể là tài chính, vật chất, kiến thức, lao động…) vào các doanh nghiệp bền vững, khi đó có thể xem họ là những nhà đầu tư ESG. Còn các quỹ có quan tâm đến ESG gọi là quỹ bền vững.
Trong thời điểm phát triển bền vững vẫn đang dần ‘xâm chiếm’ mọi lĩnh vực, đầu tư ESG hứa hẹn sẽ trở nên bùng nổ hơn nữa trong môi trường đầu tư thế giới. Theo một báo cáo của Hiệp hội đầu tư bền vững và có trách nhiệm (USSIF), các quỹ bền vững đang giữ 17,1 triệu tỷ đô, chiếm 30% tổng tài sản mà các quỹ đang có.
Có thể thấy, hiện nay, ESG không đơn thuần là bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả của mỗi doanh nghiệp, mà còn là yếu tố giúp các nhà đầu tư quyết định lựa chọn. Họ sẽ đánh giá xem tiềm năng đầu tư dựa trên các chỉ số môi trường, xã hội và quản trị. Cũng chính vì thế mà nhiều thương hiệu và dự án ưu tiên ‘quảng bá’ hoạt động ESG như chiến lược mũi nhọn thu hút vốn đầu tư.
→ Tìm hiểu rõ hơn về Tiêu chuẩn ESG là gì?
2. ‘Cân nhắc đầu tư ESG’ là hoạt động kinh tế, không phải hoạt động bè phái
Khi cân nhắc nên lựa chọn đầu tư ESG cho dự án nào hoặc đầu tư bao nhiêu, các nhà kinh doanh cần ưu tiên thước đo lợi nhuận, thay vì các hoạt động mang tính bè phái, chính trị… Xem xét đầu tư bền vững dưới góc nhìn kinh tế sẽ giúp quản lý rủi ro và so sánh tiềm năng lợi nhuận dễ dàng hơn, ngoài ra các cơ hội đầu tư cũng hiện ra rõ ràng.
Những nhà đầu tư ESG chuyên nghiệp thường kết hợp dữ liệu ESG với các phân tích tài chính, để đưa ra quyết định hợp lý. Cách làm này còn dự đoán được kết quả lợi tức dài hạn, và những thách thức mà nhà đầu tư có thể gặp phải. Từ đó, họ sẽ biết nên làm thế nào để thu về một cách tối đa, có lợi nhất cho mình.
3. Phát triển bền vững đang được các tổ chức tài chính xem trọng
Để các kế hoạch đầu tư ESG trở nên bài bản và đảm bảo hơn, những tổ chức, cá nhân tham gia thường tìm đến các tổ chức tài chính. Tùy vào đối tượng mà họ đầu tư, những tổ chức tài chính sẽ cung cấp chính sách tài trợ/cho vay với mức tương ứng.
Trong đó, các dự án ESG thường ít rủi ro hơn do đáp ứng bộ tiêu chuẩn bền vững, có thể duy trì lâu hơn các doanh nghiệp ‘ngốn’ nhiều năng lượng để sản xuất. Thậm chí một số còn có thể tiếp tục hoạt động mà không phụ thuộc vào tài nguyên môi trường. Nhờ thế mà các tổ chức tài chính đánh giá tiềm năng đầu tư ESG cao hơn, cho phép các khoản nợ rẻ hơn và tài trợ tốt hơn.
4. Đầu tư ESG là đầu tư vào một tương lai tốt đẹp
Như đã đề cập phía trên, đầu tư ESG là một cách thức để chúng ta đóng góp vào việc xây dựng, bảo vệ và duy trì một thế giới tốt đẹp.
Các doanh nghiệp bền vững được lựa chọn đầu tư không chỉ vì mang lại lợi nhuận, mà còn phải:
- Biết tiết kiệm tài nguyên môi trường (sử dụng năng lượng tái tạo, pin mặt trời…)
- Góp phần xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp (giảm thiểu chất thải, tăng cường công nghệ xanh…)
- Giúp mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn (xe điện, giải pháp dinh dưỡng không động vật…)
Chính vì thế, đầu tư ESG cũng được khuyến khích tích cực tại các hiệp hội và cộng đồng sống bền vững.
5. Đầu tư bền vững là một chiến lược quan trọng để giải quyết biến đổi khí hậu
Trong các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu là một trong những trường hợp cấp bách và quan trọng nhất. Các nhà khoa học khí hậu thế giới đã liên tục cảnh báo rằng các hoạt động kinh tế là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến biến đổi khí hậu.
Chính vì thế, các hoạt động kinh doanh dần chuyển hướng qua ESG cũng nằm trong kế hoạch giải quyết vấn đề này. Và vai trò của các nhà đầu tư cũng không ngoài cuộc. Những dự án, hoạt động tác động tích cực đến hiện tượng biến đổi khí hậu cần được ưu tiên ‘đầu tư’, đẩy nhanh tiến độ và lan tỏa để nhanh chóng đạt được hiệu quả.
6. Đầu tư ESG là thị trường tự do
Không giới hạn ở số lượng, quy mô hay bất kì lĩnh vực nào, dù bạn là đại diện tổ chức hay cá nhân cũng đều có thể tham gia đầu tư ESG. Tất cả chúng ta đều có quyền tìm kiếm cơ hội đầu tư phù hợp với nguồn lực hiện tại, và mục tiêu mong muốn. Vì đầu tư ESG là đầu tư vào một tương lai tốt đẹp hơn, mà đó là tương lai chung nên ai cũng có thể đóng góp.
7. Đầu tư bền vững có thể tạo ra khoảng lãi thường niên
Ngoài ra, phát triển bền vững dù đã phổ biến, nhưng vẫn còn mới mẻ ở một số quốc gia, cộng thêm việc mức độ quan tâm của người tiêu dùng vẫn đang cao. Do đó, các dự án ESG sẽ còn rất nhiều thời gian và không gian để phát triển. Chính vì thế, đầu tư ESG hoàn toàn có thể trở thành một khoản lời ‘thường niên’ kéo dài nhiều năm cho các nhà kinh tế.
8. Các nhà đầu tư ESG đang ngày càng chuyên nghiệp
Xuất phát là một ‘phép thử’ để thích nghi với xu hướng bền vững, những nhà đầu tư ESG từng hoạt động theo bản năng, cùng kiến thức, kinh nghiệm thuần kinh tế. Nhưng hiện nay, để kiểm soát được quỹ bền vững của bản thân, các nhà đầu tư ESG đã tìm kiếm nhiều công cụ, phương pháp tiếp cận, và cả các nhà cố vấn am hiểu ESG để hỗ trợ.
Ngoài ra, để theo đuổi đầu tư ESG chuyên nghiệp và tăng cường hiệu suất trong mọi dự án, một số chuyên gia quyết định tìm đến tài nguyên giáo dục, như một cách bồi dưỡng kỹ năng hiệu quả nhất. Trong số đó, có những người đi học để trở thành cố vấn cho người khác, tạo ra một nghề nghiệp mới trên thế giới.
→ Học ESG là học gì? Nội dung chương trình học Thạc sĩ ESG tại SOM
Bạn đang có hứng thú về đầu tư ESG và muốn tìm hiểu thêm ngoài 8 điều trên? Để lại thông tin ở form bên dưới, đội ngũ SOM sẽ liên hệ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc ngay nhé.