Trong thời đại số hiện nay, dữ liệu là một nguồn tài nguyên quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến mọi loại hình doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức cần một người biết cách thu thập, khai thác và sử dụng data. Và công việc đó gọi là data analyst.
Data Analyst là nghề thuộc top lương cao hiện nay. Nhưng để tiếp tục thăng tiến lại là một câu chuyện khác. Vậy data analyst cần học gì để phát triển sự nghiệp? Cùng SOM theo dõi bài viết để nắm được tổng quan về ngành này nhé.
Data analyst là gì?
Trong thời đại số như hiện nay, data được thu thập khắp mọi nơi trên Internet, mạng xã hội, khảo sát online… Khi khách hàng để lại ‘dấu chân’ ở mọi nơi trên nền tảng số, đây cũng là lúc các doanh nghiệp cần biết cách sử dụng chúng để nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng và biến đó thành cơ hội…
Và với khối lượng dữ liệu ngập tràn, cũng những số liệu phức tạp, doanh nghiệp cần một người có khả năng tổng hợp, diễn giải số liệu dễ hiểu và súc tích nhất. Đó là lý do nghề Data Analyst ra đời, giúp các tổ chức có cơ sở vững chắc để đề ra giải pháp đúng hướng.
Vậy data analyst là làm gì?
Data analyst trong tiếng Việt có nghĩa là người làm nghề phân tích dữ liệu – tạm hiểu là chuyên viên phân tích dữ liệu. Đây là nghề không chỉ quan trọng với các công ty công nghệ, mà trong mọi lĩnh vực. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần một chuyên viên phân tích dữ liệu, để phát triển khác biệt và nhanh chóng trong thời đại số.
Nghề phân tích dữ liệu bao gồm quá trình thu thập, khai thác, phân tích, xử lý và chọn lọc data. Sau đó đưa ra quan sát, nhận định, đánh giá, báo cáo và có một số đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp về một vấn đề nào đó. Mục đích sinh ra nghề data analyst là để lãnh đạo nắm được tình hình hiện tại một cách chi tiết và chân thật, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Còn để nói về công việc cụ thể của nghề Data analyst, nó sẽ khác nhau tùy vào ngạch công việc, tổ chức và thể loại dữ liệu cần xử lý. Do đặc thù mỗi khía cạnh sẽ có những yêu cầu khác với Data analyst, nên nhân sự cần biết hoàn cảnh và lĩnh vực đảm nhiệm để hoàn thiện kỹ năng phù hợp.
Kỹ năng cần có để trở thành một Data analyst giỏi
Là một Data analyst, đa số đều có nền tảng tốt về dữ liệu. Nên những kỹ năng và cần thiết để tập trung phát triển lại không hướng nhiều về chuyên môn.
Một Data analyst giỏi là người đảm bảo dữ liệu mình tổng hợp, chắt lọc và báo cáo thật sự đắt giá và hữu dụng. Do đó, những kỹ năng mà nhân sự cần trau dồi, hoàn thiện là:
Kỹ năng Data analyst 1 – Quan sát cẩn thận, chú ý chi tiết
Đối diện với khối lượng dữ liệu thô khổng lồ, việc nắm chắt tổng thể và không bỏ sót bất kỳ thông tin nào là yêu cầu bắt buộc của nghề Data analyst. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình phân tích, doanh nghiệp đều có thể chịu ảnh hưởng nặng nề. Bởi quyết định đã được đưa ra trên một cơ sở không chính xác.
Do đó, muốn làm data analyst giỏi, chuyên viên phải có tính quan sát kỹ càng trong từng bước. Quan sát cẩn thận, chú ý tiểu tiết cũng giúp họ nhận ra những insight mà đối thủ có thể bỏ sót. Rõ ràng, ai tìm được insight nhiều và đắt hơn, người đó sẽ được lãnh đạo đánh giá cao, và tiềm năng thăng tiến cao hơn.
Kỹ năng Data analyst 2 – Sắp xếp, quản lý tốt
Dữ liệu ban đầu nhận được sẽ rất lộn xộn và rối rắm. Mỗi thông tin một dạng, trải dài nhiều nơi. Chính vì thế, người làm Data Analyst phải có kỹ năng sắp xếp, quản lý tốt các data. Các file phải được lưu trữ rõ ràng, theo hệ thống, dễ tìm, dễ tra. Ngoài ra, dữ liệu còn có khả năng thay đổi, bổ sung mỗi ngày. Nên kỹ năng này càng cao, tốc độ xử lý công việc càng nhanh.
Kỹ năng Data analyst 3 – Lập trình
Không cần quá giỏi, nhưng các nhân sự thuộc vị trí Data analyst cần nắm rõ Python, SQL, Oracle. Đây là những chương trình cơ bản mà dù làm việc trong lĩnh vực nào cũng cần dùng đến.
Kỹ năng Data analyst 4 – Phân tích logic
Làm việc với data, logic ắt hẳn là điều bắt buộc. Một chuyên viên Data analyst giỏi là một người biết cách kể chuyện trên những con số, chữ viết khô khan. Tìm ra trong đó những insight, ý nghĩa thật chính xác. Hơn nữa, logic cũng giúp nhân sự tư duy xử lý data thông minh, tối ưu và hiệu quả hơn. Thời gian ngắn, hiệu suất cao là điều mà mọi lãnh đạo đều mong muốn. Do đó, đây sẽ là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp phân cấp bậc trong team Data analyst.
Kỹ năng Data analyst 5 – Thiết kế báo cáo
Chắt lọc được các dữ liệu quan trọng nhưng không biết cách trình bày cô đọng, dễ hiểu cũng khó phát triển trong ngành Data analyst. Một báo cáo được thiết kế súc tích, rõ ràng, đẹp mắt sẽ giúp các nhà lãnh đạo nhận định nhanh vấn đề, dễ so sánh và đưa ra giải pháp nhanh chóng.
Kỹ năng Data analyst 6 – Giao tiếp, thuyết phục
Không phải ai cũng đọc hiểu số liệu từ báo cáo, do đó nhân sự cần biết cách thuyết trình để toàn bộ đội ngũ nắm được thông tin cần thiết. Song song đó, trong quá trình lựa chọn insight và đề xuất giải pháp sẽ không tránh khỏi những câu hỏi, ý kiến trái chiều. Bởi thế, data analyst yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp, thuyết phục để định hướng doanh nghiệp hiểu và đi theo lựa chọn của mình.
Lộ trình thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp của Data analyst
Với nhu cầu về nguồn lực Data analyst, ngành này đang rất được săn đón và có nhiều cơ hội rộng mở để phát triển. Đặc biệt, nếu đáp ứng được các kỹ năng nêu trên, nhân sự hoàn toàn có thể tự tin đề xuất mức lương cao, và nộp đề nghị thăng thức dễ dàng.
Dưới đây là một số công việc mà SOM gợi ý thăng tiến cho các Chuyên viên phân tích dữ liệu.
Data Analyst Manager
Đây có thể xem là bước tiến cơ bản và gần nhất với các nhân sự đang đảm nhiệm Data analyst. Bên cạnh những đầu việc và kỹ năng đã luôn đảm nhiệm, giờ đây Data Analyst Manager cần thêm kỹ năng quản lý con người, phân bổ công việc… cho team Data.
Data Scientist
Để thăng tiến lên thành Data Scientist, một người đang ở vị trí Data analyst cần trau dồi chuyên môn thêm rất nhiều. Bởi lúc này, họ không cần làm các đầu việc như cũ, mà tập trung thiết kế thuật toán, mô hình, quy trình giúp doanh nghiệp nghiên cứu và ra quyết định tốt hơn.
→ Phân biệt data science và data analytics
Đây là công việc chính trong ngành Data Analyst, qua đó Data Scientist thường thu thập dữ liệu cần thiết. Nhằm thiết kế những thuật toán phù hợp với mục đích nghiên cứu của doanh nghiệp. Bao gồm như: Dự đoán xu hướng thị trường, dự đoán mức giá,…
Chief Data Officer (CDO)
CDO hay còn gọi là Giám đốc dữ liệu, là cấp độ đảm đương nhiều trọng trách và cần nhiều năm để vươn tới từ vị trí Data analytics. CDO đòi hỏi tư duy nhạy bén, kinh nghiệm gắn bó với công ty, và đặc biệt là khả năng quản lý, lãnh đạo, điều hành.
Hoặc xa hơn – vai trò quản lý, điều hành kinh doanh tại các tập đoàn lớn nơi dữ liệu trở thành điểm tựa cho các hoạt động và chiến lược kinh doanh!
Data analyst cần học gì để lương cao và tiếp tục thăng tiến
Dù đặt mục tiêu nào, bằng cấp là bắt buộc để đảm bảo năng lực, và là cơ sở thuyết phục để deal lương và đề nghị thăng tiến. Tham gia các khóa học, gặp gỡ chuyên gia trong ngành cũng là một cách ghi điểm với các nhà tuyển dụng. Biết đâu họ chính là những bạn học cùng lớp, hoặc giảng viên đang dạy.
Trường quản lý SOM hiện có 2 khóa học theo từng mục tiêu thăng tiến.
Chương trình thạc sĩ chuyên nghiệp – PM BADT (Phân Tích Kinh Doanh & Chuyển Đổi Số)
Đối tượng: Những ai đang đảm nhiệm Data analyst muốn tận dụng ưu thế về năng lực phân tích dữ liệu và công nghệ, đặt nền tảng cho việc ‘rẽ ngang’ theo hướng quản lý tại các tập đoàn chuyên nghiệp hay công ty quốc tế.
Nội dung đào tạo: Được thiết kế riêng cho lĩnh vực số.
- Đào tạo từ tổng quan dữ liệu số đến cụ thể từng ngành.
- Case study và giải pháp xu hướng thực tiễn.
- Tư duy chiến lược, ra quyết định và ứng dụng vào doanh nghiệp. về các khía cạnh, nội dung thực tiễn cho lĩnh vực hoạt động.
- Nâng cấp kiến thức chuyên sâu hơn, biết cách xử lý các vấn đề lớn hơn.
- Học cách sử dụng dữ liệu dưới góc độ quản lý.
→ Chương trình phân tích dữ liệu kinh doanh – PM BADT
Chương trình General MBA (Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh)
Đối tượng: Những ai đang đảm nhiệm Data analyst muốn trở thành Manager hoặc Chief Data Officer.
Nội dung đào tạo: Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh mang tính đại cương.
- Phổ cập kiến thức tổng quát về quản trị kinh doanh, dễ hiểu cho nhân sự mọi ngành nghề đang học cách làm quản lý.
- Case study ứng dụng cao cho nhiều lĩnh vực.
- Kiến thức đa dạng, tư duy đa chiều để làm việc với các phòng ban khác nhau.
- Các kỹ năng lãnh đạo: đàm phán, xây dựng văn hóa, giải quyết khủng hoảng…
- Học cách sử dụng dữ liệu dưới góc độ quản lý.
→ Phân biệt 4 chương trình MBA và cách lựa chọn khóa học phù hợp
Bài viết phía trên là những thông tin tổng quát và sát thực nhất về nghề Data Analyst và cơ hội phát triển. Trong trường hợp cần tư vấn, hãy chia sẻ cho SOM về những băn khoăn của bạn tại form bên dưới, chúng tôi sẽ sắp xếp đội ngũ liên hệ giải đáp ngay nhé.