Checklist hướng dẫn triển khai ESG hiệu quả cho CEO

checklist hướng dẫn triển khai esg

Quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội không chỉ đảm bảo sự thành công dài hạn, mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh doanh trong ngắn hạn. Vì thế mà không ít CEO và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang ráo riết tìm cách triển khai và mở rộng các chương trình ESG trong tổ chức của họ.

Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết ESG cho doanh nghiệp luôn là một quá trình lâu dài, với nền tảng vững chắc. Vì thế, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các bước cần thiết khi triển khai ESG để không “tiền mất tật mang” Cụ thế các bước ấy là gì? Cùng tìm hiểu những bước chiến lược cốt lõi nhất để tối ưu hiệu quả hoạt động trong bài viết dưới đây nhé!

checklist triển khai chiến lược ESG

1. Xác định: Xác định đúng ý nghĩa của “ESG” đối với doanh nghiệp của bạn.

Bằng cách xác định rõ nghĩa của “ESG” trong ngữ cảnh của doanh nghiệp, bạn có thể xác định được khung tư duy và hướng đi chung cho các hoạt động ESG doanh nghiệp cần triển khai, đồng thời biết được phạm vi và ưu tiên các hoạt động nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều này cũng giúp xác định các chỉ tiêu, đo lường và báo cáo liên quan một cách rõ ràng và nhất quán.

Ví dụ, một công ty sản xuất trong ngành công nghiệp thực phẩm có thể xác định “ESG” cho mình như việc tập trung vào giảm lượng chất thải và khí thải gây hại trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn và công bằng cho nhân viên lao động, và thúc đẩy sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững. Đây sẽ là nền tảng cho việc phát triển các chương trình và hoạt động cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.

→ Tìm hiểu thêm tại: Phát triển bền vững doanh nghiệp là gì? 5 bước giúp doanh nghiệp triển khai ESG

2. Giáo dục: Mở rộng kiến thức và truyền đạt thông tin.

Bước này nhấn mạnh việc mở rộng kiến thức và truyền đạt thông tin về ESG cho các thành viên trong doanh nghiệp và các bên liên quan. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo đà để thúc đẩy những thay đổi tích cực và nhất quán trong việc thực hiện các thay đổi sau này.

Việc mở rộng “kiến thức xanh” sẽ giúp nhân viên, cấp quản lý và các bên liên quan hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lợi ích của việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị vào hoạt động kinh doanh. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các buổi hội thảo, khóa đào tạo hoặc chia sẻ tài liệu giáo dục liên quan đến ESG.

Ví dụ, công ty có thể tổ chức một buổi đào tạo về biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với doanh nghiệp hoặc chia sẻ tài liệu về quản lý rủi ro xã hội và vai trò của việc đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Ngoài ra, việc truyền đạt thông tin ESG quan trọng để lan tỏa ý thức và tạo sự tương tác với nhân viên và bên ngoài. Các công ty có thể sử dụng các kênh thông tin nội bộ như email, bản tin hoặc intranet để chia sẻ tin tức, báo cáo hoặc tiến bộ liên quan đến ESG. Đồng thời, việc cung cấp thông tin công khai về “chuyển đổi xanh” thông qua báo cáo bền vững hoặc trang web công ty cũng giúp tăng cường sự minh bạch và tạo niềm tin từ phía khách hàng, cổ đông và cộng đồng.

3. Xây dựng chiến lược ESG: xác định rõ ưu tiên 

checklist triển khai tiêu chuẩn ESG

Cụ thể, CEO cần đặt ưu tiên cho các hoạt động ESG quan trọng nhất, sau đó mở rộng để bao gồm các hoạt động phức tạp hơn và đa dạng hơn. Để thực hiện được điều này, CEO cần nắm trong tay một tầm nhìn dài hạn cho chiến lược ESG, một bảng kế hoạch chi tiết với thứ tự những việc cần làm để tối ưu hiệu quả.

Ví dụ, công ty có thể bắt đầu bằng việc tập trung vào những thay đổi có thể mang lại hiệu quả ngay lập tức như tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải hoặc đảm bảo an toàn lao động. Việc ưu tiên các hoạt động này giúp tập trung nguồn lực và năng lực vào các lĩnh vực quan trọng nhất và đạt được kết quả nhanh chóng.

Sau đó, công ty có thể mở rộng chiến lược sang các hoạt động phức tạp và đa dạng hơn. Ví dụ, công ty có thể đầu tư vào công nghệ sạch hơn, phát triển sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững hơn, hoặc thúc đẩy sự đa dạng và công bằng trong môi trường làm việc. Việc mở rộng chiến lược giúp nâng cao mức độ tham gia và tiếp tục cải thiện các chỉ số môi trường, xã hội và quản trị.

Bằng cách ưu tiên và mở rộng các hoạt động ESG theo cách này, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống ESG bền vững, thích nghi với sự thay đổi thị trường cũng như đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của các bên liên quan.

4. Xác định mục tiêu, đo lường các chỉ số tiêu chuẩn ESG cụ thể.

Việc xác định các chỉ số cũng chính là nhấn mạnh việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể liên quan đến ESG. Đây là nền tảng để đo lường tiến bộ và hiệu quả của các hoạt động ESG.

Đầu tiên, công ty cần xác định các mục tiêu ESG mà họ muốn đạt được. Ví dụ, mục tiêu có thể liên quan đến giảm lượng khí thải carbon, tăng cường đảm bảo quyền lợi của người lao động, tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và bình đẳng, hoặc quản lý tốt tài nguyên nước. Mục tiêu cần được xác định cụ thể, đo lường được và phản ánh cam kết của công ty đối với các yếu tố ESG.

Tiếp theo, công ty cần đặt ra các chỉ tiêu cho từng mục tiêu ESG. Chỉ tiêu cung cấp một hướng dẫn cụ thể và đo lường được cho việc đạt được mục tiêu. Ví dụ, công ty có thể đặt chỉ tiêu giảm 20% lượng khí thải carbon trong vòng 5 năm, tăng cường tỷ lệ phụ nữ trong vai trò quản lý lên 30%, hoặc đạt được tỷ lệ tái chế 70% cho chất thải sản xuất.

Cuối cùng, công ty cần đo lường và theo dõi tiến bộ và hiệu quả của các hoạt động ESG. Điều này bao gồm việc thiết lập các chỉ số và phương pháp đo lường phù hợp để theo dõi và đánh giá tiến trình. 

Ví dụ, công ty có thể sử dụng chỉ số khí thải carbon trên đơn vị sản phẩm, tỷ lệ nhân viên tái sử dụng hoặc tỷ lệ tham gia khóa đào tạo về ESG. Từ đó, công ty có thể đánh giá tiến bộ, tìm ra các khu vực cần cải thiện và đo lường tác động của các hoạt động ESG trên hiệu quả kinh doanh và các bên liên quan.

→ Tìm hiểu thêm tại: Tiêu chuẩn ESG là gì? 3 trọng tâm doanh nghiệp cần tìm hiểu trước khi chuyển đổi theo xu thế

5. Nhận thức: Bắt kịp các xu hướng ESG toàn cầu

checklist hướng dẫn triển khai ESG

Sự nhạy bén với các xu hướng mới trong lĩnh vực ESG giúp công ty duy trì sự linh hoạt và thích nghi với những thay đổi và cơ hội mới trong môi trường kinh doanh.

Cụ thể, CEO cần nắm bắt những tiến triển trong việc quản lý rủi ro biến đổi khí hậu, như các biện pháp phòng ngừa và phục hồi sau thiên tai hoặc biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty cũng có thể theo dõi các xu hướng cộng đồng như đầu tư xanh, như đầu tư vào các ngành công nghiệp tái tạo năng lượng và công nghệ xan,… để tận dụng cơ hội tài chính và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Ngoài ra, CEO cũng cần nắm rõ những xu hướng về chuỗi cung ứng bền vững, đảm bảo rằng các đối tác kinh doanh cũng tuân thủ các tiêu chuẩn ESG và không gây tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Việc tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững giúp công ty xây dựng lòng tin từ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về sự minh bạch và trách nhiệm.

Nhận thức về các xu hướng mới trong lĩnh vực ESG giúp CEO trở thành một nhà lãnh đạo tài ba trong việc tận dụng cơ hội mới trong môi trường kinh doanh. Điều này cung cấp lợi thế cạnh tranh và giúp công ty xây dựng một vị thế bền vững cũng như tích cực tạo ra các giá trị xã hội.

6. Quản trị và minh bạch: Xây dựng giao tiếp mở trong doanh nghiệp

CEO cần xây dựng một cơ chế giao tiếp minh bạch và mở để chia sẻ thông tin về hoạt động ESG với các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng. Điều này giúp xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ tốt hơn với các bên liên quan và tạo sự tin cậy, thống nhất về tiến trình và thành tựu của công ty trong việc đạt được mục tiêu ESG.

Ngoài ra, việc tạo ra một cơ chế giao tiếp minh bạch cũng giúp công ty chia sẻ thông tin về hoạt động ESG của mình một cách rộng rãi và đồng thời tiếp nhận phản hồi đầy đủ từ các bên liên quan. 

Ví dụ, công ty có thể tổ chức cuộc họp cổ đông định kỳ để thông báo về tiến trình và kết quả của các hoạt động ESG. Họ cũng có thể cung cấp báo cáo ESG định kỳ, trong đó đánh giá và phản ánh các chỉ số và tiến trình đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu ESG.

Trên đây là những bước quan trọng trong “checklist” mà một CEO cần có trong quá trình thực hiện cam kết ESG cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là những nền tảng cơ bản nhất. Để có thể thực hiện ESG một cách toàn diện và tối ưu, CEO cần có nhiều yếu tố hơn nữa, như các mối quan hệ, kiến thức và tư duy ESG vững chắc, sự tư vấn giá trị từ các chuyên gia… 

Nói chung, việc thực hiện các cam kết ESG của doanh nghiệp là một quá trình cải cách lâu dài, và lãnh đạo phải kiên trì, quyết tâm và hiểu đúng về ESG thì quá trình mới bền vững.

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học ngắn hạn hướng dẫn cách ứng dụng ESG trong doanh nghiệp

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…