Từ Business Analyst Lên Senior Business Analyst Cần Học Những Gì

Bạn có cảm thấy bị hạn chế, tù túng trong vai trò hiện tại ở cương vị Business Analyst (BA) trung cấp? Bạn chán ghét trạng thái trì trệ và khát khao được nâng cấp lên thành Senior Business Analyst (Senior BA)? 

Những phải làm thế nào để đạt được điều đó? Điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ kỳ vọng của vị trí này và nỗ lực không ngừng để nâng cấp bản thân và nắm bắt được cơ hội đúng lúc. Nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết phải “nâng trình” mình lên bằng cách nào, dưới đây là 5 điều quan trọng cần lưu tâm để thăng tiến thành Senior Business Analyst.

Nâng Cấp Từ Business Analyst Lên Senior Business Analyst Cần Học Gì

1. Tìm cơ hội làm quen với các vai trò quan trọng trong dự án phân tích kinh doanh

Muốn được thăng tiến, các Business Analyst (BA) cần cố gắng để đảm nhận vai trò chiến lược trong việc giúp các bên liên quan (stakeholders) đạt được mục tiêu và mong muốn của họ thông qua các giải pháp phù hợp. Điều này đòi hỏi các BA cần có một tư duy chiến lược toàn diện và tầm nhìn thông minh để đặt ra những câu hỏi quan trọng để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. 

Công việc của Senior Business Analyst là gì

Bên cạnh tư duy chiến lược, BA cần hiểu và vạch rõ các bước mà các stakeholder cần thực hiện để giải quyết các thách thức kinh doanh mà vẫn đảm bảo các phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, BA cũng phải tìm kiếm cơ hội, xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan cấp cao để có cơ hội cọ xát, trao đổi về trở thành cố vấn đáng tin cậy cho họ. 

2. Học business analysis để tối ưu kỹ năng phân tích 

Một Business Analyst (BA) kỳ cựu là người sở hữu bộ kỹ năng phân tích xuất sắc. Chính khả năng phân tích thuần thục đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp các dự báo hoặc ước tính tương đối chính xác cho các giải pháp kinh doanh. Để rèn giũa kỹ năng này, các BA cần học cách sử dụng các công cụ phân tích (như biểu đồ Monte Carlo) để cung cấp các kịch bản khác nhau, giúp giải thích rủi ro liên quan đến các dự báo và điều chỉnh dự báo dựa trên dữ liệu mới. 

Ngoài việc phân tích giải quyết vấn đề, tư duy chẩn đoán vấn đề cũng đặc biệt quan trọng. BA phải xác định cơ hội lẫn rủi ro từ dữ liệu và nhìn trước được những bất cập và truyền đạt các kế hoạch giảm thiểu hoặc dự phòng hiệu quả cho đội dự án. Đồng thời, họ cũng là người theo dõi các giải pháp đó trong suốt quá trình dự án. 

Tham gia các dự án business analysis lớn 

Cần học gì để Lên Senior Business Analyst Cần Học Gì

Tất nhiên, nếu không đặt ra những mục tiêu khó dần và chinh phục các dự án lớn hơn, BAs không thể nào nâng trình được. Hãy cố gắng nắm bắt cơ hội để có chân trong các dự án lớn và phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn.

Làm việc cùng quản lý dự án, bạn sẽ dần hiểu được cách phân chia một WBS (Work Breakdown Structure – Cấu trúc Phân tích Công việc) thành các đơn vị công việc nhỏ hơn, đồng thời hiểu rõ dự án hơn ở nhiều khía cạnh: 

  • Yếu tố dự phòng: Các biện pháp hoặc nguồn lực dự phòng cần có để đối phó với các tình huống không mong muốn.
  • Giới hạn: Những hạn chế về thời gian, ngân sách, nguồn lực hoặc phạm vi công việc.
  • Sự phụ thuộc: Mối quan hệ giữa các công việc, công việc nào cần hoàn thành trước khi công việc khác có thể bắt đầu.
  • Thành phần còn thiếu: Các yếu tố hoặc thông tin còn thiếu cần phải bổ sung để hoàn thành gói công việc.
  • Việc hiểu và quản lý tốt các yếu tố này giúp đảm bảo rằng các công việc nhỏ được thực hiện đúng kế hoạch và dự án diễn ra suôn sẻ.

Việc tham gia các dự án lớn giúp hoàn thiện bộ kỹ năng mềm cần thiết để thăng tiến trong mọi lĩnh vực. Những BAs non trẻ sẽ dần biết cách tích hợp các yêu cầu thay đổi (change requirements) vào các kế hoạch công việc hiện tại, làm việc trên các hệ thống tích hợp và giao tiếp với nhiều stakeholder với các quan điểm và nguồn lực khác nhau.

→ Tham khảo thêm: Các khái niệm Business Analyst cần biết 

Nâng cao khả năng lãnh đạo đội nhóm business analyst

Khi lên tới cấp bậc senior, các BAs thường sẽ trở thành team leader (trưởng nhóm) của một đội ngũ nhiều Business Analyst non trẻ hơn. Lúc này, BAs cần thể hiện khả năng lãnh đạo thông qua việc lập kế hoạch, phân chia và điều phối công việc cũng như rà soát kết quả làm việc của các thành viên.

Trong mọi trường hợp, hãy thể hiện tinh thần chịu trách nhiệm và khẩn trương giải quyết vấn đề, đồng thời duy trì một thái độ tích cực, sẵn lòng hướng dẫn, đào tạo các BA cấp dưới và trung cấp. Ngoài ra, senior BAs cần liên tục tìm kiếm phản hồi để biết những điểm cần cải thiện và hiểu rõ cách áp dụng kỹ năng của mình trong việc quản lý đội nhóm cũng như trong bối cảnh doanh nghiệp.

Ngoài ra, leader bắt buộc phải quen thuộc với mô hình kinh doanh của công ty và cách nó hoạt động trên thị trường, hiểu các khái niệm kinh doanh trong lĩnh vực của bạn và cách chúng liên kết với nhau. Cuối cùng, hãy chia sẻ ý tưởng một cách cởi mở với đồng nghiệp và các bên liên quan, giúp họ trau dồi kiến thức. Một đội ngũ bổ trợ và cùng tiến sẽ giúp đưa ra được những quyết định sáng suốt hơn cho tương lai doanh nghiệp.

Phát triển kỹ năng phân tích doanh nghiệp 

Khi nói về kỹ năng phân tích, chúng ta không nên tập trung phân tích dữ liệu mà còn phân tích cả những vấn đề ngoài dữ liệu. Trong nhiều trường hợp, những thông tin này sẽ giúp bạn đọc và nắm rõ những vấn đề ẩn chứa trong dữ liệu nhanh chóng hơn. 

Có rất nhiều vấn đề ngoài dữ liệu để tập trung. Những vấn đề này có thể là môi trường, văn hóa, quy trình hoạt động, những khó khăn của công ty, cách thực hoạt động và khả năng ứng dụng phần mềm của các phòng ban… Các BAs cần biết được những gì doanh nghiệp đang thiếu hoặc cần cải thiện để đạt được mục tiêu. Nhìn chung, khi nhận được yêu cầu phân tích kinh doanh cho một công ty, bạn cần đào sâu mọi vấn đề gốc rễ xoay quanh nhu cầu đó. Chỉ như vậy mới giải quyết được vấn đề một cách trọn vẹn. 

Cần học gì để Làm Senior Business Analyst Cần Học Gì

Tự học business analyst thông qua những khóa học chuyên môn cao cấp

Điều quan trọng không kém để trở thành một Senior Business Analyst (BA) chính là chinh phục các chương trình chuyên môn cao. 

Việc tham gia các khóa học này không chỉ cung cấp kiến thức mới mà còn giúp BA cập nhật các xu hướng và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực phân tích kinh doanh. Các khóa học chuyên môn như phân tích dữ liệu nâng cao, quản lý dự án chuyên nghiệp (PMP), hay chứng chỉ Phân tích Kinh doanh (CBAP) sẽ giúp BA nắm vững các kỹ năng cần thiết và hiểu rõ hơn về các phương pháp tiếp cận, công cụ và kỹ thuật phân tích.

Hơn nữa, việc có thêm các chứng chỉ chuyên môn sẽ làm tăng giá trị của BA trong mắt nhà tuyển dụng và giúp họ tự tin hơn khi đảm nhận các dự án phức tạp và quan trọng. Vì vậy, việc đầu tư vào các khóa học chuyên môn sâu không chỉ là một bước tiến trong sự nghiệp mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong tương lai.

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học Phân tích dữ liệu cho nhân viên cấp cao trong doanh nghiệp

Tóm lại, để chuyển từ Business Analyst lên Senior Business Analyst, bạn cần nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của một doanh nghiệp, phát triển các mối quan hệ giá trị, trau dồi năng lực cốt lõi thông qua nhiều dự án và khóa học chuyên sâu. Trong mọi trường hợp, hãy cởi mở với những thách thức mới, nỗ lực mở rộng phạm vi kiến thức và kinh nghiệm không ngừng! 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…