Tất tần tật về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: lịch sử, khái niệm, ứng dụng, cơ hội và thách thức  

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang làm thay đổi to lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Không chỉ mang lại những bước đột phá về thiết bị công nghệ, công nghiệp 4.0 còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, đương nhiên cũng song hành nhiều thách thức.

Để thích nghi tốt hơn trong thời đại 4.0 này, chúng ta cùng tìm hiểu mọi thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 qua bài viết bên dưới nhé. 

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì? Sơ lược về 4 cuộc cách mạng công nghiệp thay đổi thế giới

Cụm từ ‘công nghệ 4.0’ lần đầu tiên được đề cập bởi nhóm khoa học người Đức trong buổi trình bày chiến lược kỹ thuật cao cho chính phủ vào năm 2011. Và chính thức vào năm 2016, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab đã giới thiệu khái niệm ‘cách mạng công nghiệp lần thứ 4’ trong cuộc họp thường niên toàn cầu. Đồng thời bán sách diễn giải chi tiết chủ đề này cùng năm. 

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì

Sự kiện này chính là dấu mốc khởi đầu cho một xu hướng tối tân trong sản xuất, vận hành, quản lý… ở mọi lĩnh vực.

Để hiểu hơn rằng công nghiệp 4.0 này đã có những thay đổi như thế nào, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới. 

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Vào đầu thế kỷ 18, phát minh động cơ hơi nước và nguồn năng lượng mới than đá đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, hình thành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Đây là những tiến bộ đầu tiên đưa loài người bước vào giai đoạn hiện đại hóa, đô thị hóa xã hội. Trong đó, các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dệt may, giao thông vận tải… là những ngành nghề thừa hưởng trực tiếp lợi ích của cuộc cách mạng này.

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Gần 2 thế kỷ sau đó, các giải pháp động cơ hơi nước dần bị thay thế bởi động cơ điện năng – một thành tựu lớn nhất của nền cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Thời kỳ này đã làm thay đổi toàn bộ trật tự kinh tế lúc bấy giờ, kiến tạo nên lối sống văn minh, hiệu suất hơn nhiều lần so với lần 1.

4 cuộc cách mạng công nghiệp thế giới

3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Không chỉ dừng ở câu chuyện hiệu suất tại các nhà máy, xí nghiệp… cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 cải cách hoàn toàn cách loài người trao đổi thông tin và kết nối. Những công nghệ kỹ thuật số đến nay chúng ta vẫn còn thụ hưởng như Internet, máy tính, điện thoại, vệ tinh… đều là ‘sản phẩm’ của cuộc cách mạng này. 

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Kế thừa các phát minh vượt trội của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước, và đổi mới để thích nghi với nhu cầu sống hiện đại, công nghệ 4.0 được hình thành với sứ mệnh chuyển hóa thế giới thật thành thế giới số.

Có thể thấy rõ nhất tại các doanh nghiệp, họ đều đang ứng dụng công nghệ vào vận hành, số hóa dịch vụ, cải thiện sản phẩm tích hợp kỹ thuật số… Các công ty đặt mục tiêu đem toàn bộ tổ chức lên số hóa, để tối ưu quản lý, thuận lợi tồn tại và đứng vững trong cuộc cách mạng số. 

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Một số phát minh và ứng dụng của thời đại công nghệ 4.0

Trong tất cả các đổi mới, công nghệ là lĩnh vực phản ánh chân thật và nổi bật nhất sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Với các phát minh vĩ đại của thời đại số:

  • Internet of Thing – Internet vạn vật: sự đấu nối giữa Internet – thiết bị – sự vật – con người giúp thu thập, kết nối, trao đổi thông tin real time dễ dàng.
  • AI – Trí tuệ nhân tạo: những máy móc hoạt động, làm việc thay thế một phần hoặc toàn bộ cho con người. 
  • Blockchain – Chuỗi khối: phương thức ghi và chia sẻ dữ liệu minh bạch, độc lập, an toàn.
  • Cloud – Điện toán đám mây: nền tảng lưu trữ, sắp xếp dữ liệu trên cùng một hệ thống.
  • Big Data – Dữ liệu lớn: tập dữ liệu khổng lồ về khách hàng giúp doanh nghiệp thấu hiểu đối tượng, thiết lập các chiến lược phù hợp.
  • Công nghệ sinh học: phương pháp phân tích, khai thác tế bào và phân tử sinh học làm cơ sở tạo dược liệu, nguồn năng lượng mới sạch hơn.
  • In 3D: phương thức in tốn ít công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng in ra sản phẩm thể hiện sinh động đặc trưng riêng của mình.
  • Robot: ứng dụng đa lĩnh vực từ sản xuất đến phục vụ đời sống, từ thương mại đến chăm sóc sức khỏe hằng ngày.
  • RPA – Tự động hóa quy trình robot: công nghệ điều khiển robot thông qua AI, tự động hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ tiếp thị, xử lý giao dịch…
phát minh và ứng dụng của thời đại công nghệ 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ không ngừng sáng tạo ra những phát minh tối tân, hỗ trợ tối đa cho kinh tế và xã hội. Trong đó, Top 4 công nghệ quyền năng trong chuyển đổi số doanh nghiệp hiện tại vẫn đang là AI, Internet of Things, Big Data và Cloud.

Cơ hội và thách thức mà cách mạng công nghiệp lần 4 mang lại

Với những phát minh vĩ đại của nhân loại, cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 chứa đựng nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, ở mọi lĩnh vực. Trong đó, một số ngành nghề thừa hưởng lợi ích lớn nhất là:

  • Công nghệ phần mềm: ngày càng nhiều phần mềm, ứng dụng được con người ưu tiên lựa chọn để thuận tiện hơn đời sống, làm việc, sinh hoạt hằng ngày (app đặt đồ ăn, ví điện tử…)
  • Công nghiệp: tối ưu quy trình, tối đã hiệu suất, tự động hóa để tiết kiệm nguồn lực là những cơ hội nổi bật của các nhà máy tham gia chặng đua chuyển đổi số.
  • Nông nghiệp: dự đoán chất lượng cây trồng, kiểm soát mùa vụ, nâng cao năng suất với ít công sức nhất có thể là những kết quả tích cực mà cuộc cách mạng 4.0 mang đến cho lĩnh vực này.
  • Y tế: tạo lợi thế cạnh tranh nhờ vào các thiết bị tối tân, robot giúp thực hiện ca mổ thành công, quản lý hồ sơ dự án…

Đi cùng những cơ hội là các thách thức không nhỏ cho xã hội. Lợi ích robot hỗ trợ con người phần nào đang bị lạm dụng, tạo ra nguy cơ thay thế hoàn toàn con người trong một số công việc. Từ đó, hạn chế cơ hội góp sức của nhân sự, góp phần tăng cao tỷ lệ thất nghiệp. 

Không chỉ phá vỡ thị trường lao động, sự thay thế này còn có thể gây ra bất mãn cho nhân sự khi họ không cảm thấy được công nhận. Tình trạng này kéo dài và lan rộng, đặc biệt là ở các nước có văn hóa cạnh tranh cao, sẽ hình thành hiệu ứng đám đông, gây tác động xấu và ảnh hưởng tiêu cực toàn cầu. Chẳng hạn như tình trạng ‘ngừng cố gắng’ ở các vị trí ‘dễ bị thay thế’ bởi công nghệ.

Cơ hội và thách thức mà cách mạng công nghiệp lần 4 mang lại

Để ứng phó với các hiệu ứng ngược từ việc tích hợp công nghệ vào vận hành, sản xuất, một cách phổ biến mà nhiều lãnh đạo đang áp dụng là đào tạo, nâng cao kỹ thuật cho nhân viên, phát triển trình độ để tự tin làm chủ công nghệ. Thậm chí, một số công ty còn mở ra cơ hội cho nhân sự chủ chốt sở hữu cổ phần, khiến họ an tâm về vị trí trong tổ chức.

Trong tương lai, thời đại 4.0 còn sẽ mang đến nhiều thách thức khác cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cấp lãnh đạo phải không ngừng học hỏi, cập nhật các phát minh mới, vận dụng và phát triển chúng trong tổ chức của mình để linh hoạt phòng thủ – tấn công, trụ vững trên thị trường.

→ Tham khảo ngay Khóa học BADT – chương trình đào tạo cho cấp quản lý chuyên về lãnh đạo doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số và phân tích dữ liệu. Nội dung chương trình bao gồm kiến thức tổng quan, ứng dụng chi tiết công nghệ, case study cho từng ngành nghề, công nghiệp 4.0 dưới góc nhìn điều hành… 

Để lại thông tin trong form bên dưới, SOM sẽ sắp xếp đội ngũ liên hệ tư vấn khóa học ngay nhé.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…