Nếu bạn là nhà quản lý, doanh nhân hoặc người điều hành doanh nghiệp, việc cải thiện kỹ năng ra quyết định có thể giúp bạn tạo ra những chiến lược hiệu quả hơn, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và mang lại kết quả tích cực cho doanh nghiệp. Vậy làm cách nào để cải thiện khả năng này.
Kỹ năng ra quyết định là gì?
Trong quản lý doanh nghiệp, ra quyết định là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và thành công của dự án hoặc tổ chức. Quá trình xác định hướng đi đúng đắn không chỉ yêu cầu sự hiểu biết, kinh nghiệm, mà còn đòi hỏi sự tinh tế và nhạy bén trước mọi tình huống.
Kỹ năng đưa ra quyết định trong quản lý doanh nghiệp là khả năng lựa chọn giải pháp tốt nhất từ nhiều phương án khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể. Việc ra kết luận đòi hỏi nhà quản lý phải có khả năng phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng giữa các lợi ích và rủi ro của từng lựa chọn, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu kinh doanh và bối cảnh thực tế. Kỹ năng này không chỉ giúp quản lý tổ chức hoạt động hiệu quả hơn mà còn tối ưu hóa các nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng suất làm việc.
5 cách giúp cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định hiệu quả
1. Sử dụng mô hình cây quyết định
Mô hình cây quyết định (decision making tree) là một công cụ trực quan giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về tất cả các phương án, rủi ro và kết quả có thể xảy ra từ mỗi quyết định. Bằng cách sử dụng biểu đồ cây, bạn có thể phân tích rõ ràng từng nhánh quyết định dựa trên các yếu tố như chi phí, lợi ích, và xác suất thành công. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích trong việc giúp bạn thấy được bức tranh toàn cảnh và đánh giá các tình huống phức tạp.
2. Phân tích chi phí và lợi nhuận
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, nhà quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí và lợi nhuận của mỗi lựa chọn. Việc phân tích chi phí – lợi nhuận sẽ giúp bạn xác định liệu quyết định đó có mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp hay không, đồng thời đảm bảo rằng bạn không lãng phí nguồn lực vào những quyết định không hiệu quả.
3. Liệt kê ưu nhược điểm của mỗi quyết định
Một cách hiệu quả để giúp bạn chốt quyết định nhanh chóng là liệt kê rõ ràng các ưu và nhược điểm của từng phương án. Kỹ thuật này đơn giản nhưng có thể giúp bạn xem xét các yếu tố cả tích cực và tiêu cực một cách minh bạch. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất.
4. Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh
Lý thuyết trò chơi là một công cụ mạnh mẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về các hành động của đối thủ cạnh tranh và dự đoán được cách họ sẽ phản ứng trước các quyết định của mình. Bằng cách sử dụng lý thuyết trò chơi, bạn có thể xây dựng chiến lược đối phó và tìm ra hướng đi hiệu quả nhất trong bối cảnh cạnh tranh.
Lý thuyết này không chỉ giúp phân tích đối thủ mà còn hỗ trợ thử nghiệm các kịch bản kinh doanh thông qua nhập vai. Các nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp có thể thay nhau đóng vai khách hàng để mô phỏng tình huống thực tế, từ đó hiểu rõ hơn hành vi của khách hàng và xây dựng chiến lược hiệu quả. Việc này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh doanh một cách thông minh, trong môi trường an toàn và ít rủi ro.
5. Sử dụng phương pháp suy nghiệm (Heuristic method)
Phương pháp suy nghiệm là một cách tiếp cận dựa trên kinh nghiệm và trực giác, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định nhanh chóng trong những tình huống khẩn cấp. Phương pháp này không đòi hỏi quá nhiều dữ liệu phân tích mà dựa vào các quy tắc hoặc khuôn mẫu đã từng thành công trong quá khứ. Đây là một kỹ thuật hữu ích khi cần lựa chọn quyết định trong môi trường có nhiều biến động và thiếu thông tin.
Biện pháp thử và sai có thể được xem là một phần của phương pháp này, nhằm giúp doanh nghiệp dần tìm ra giải pháp tối ưu, cải thiện quyết định theo thời gian. Ví dụ, startup có thể chạy quảng cáo A/B testing để lọc, dò tìm và xác định khách hàng mục tiêu, hoặc tối ưu website dựa trên phân tích hành vi người dùng sau một thời gian xuất bản website.
4 Lời khuyên giúp bạn cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định
1. Xây dựng mục tiêu rõ ràng và quyết tâm theo đuổi mục tiêu
Việc áp dụng các kỹ năng đưa ra quyết định sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã xác định được mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được. Một khi có mục tiêu rõ ràng, các quyết định sẽ trở nên mạch lạc và tập trung vào việc đạt được kết quả mong muốn, giúp bạn tránh bị phân tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoài lề.
2. Quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu
Dữ liệu luôn là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho các quyết định chính xác. Trước khi kết luận hướng giải quyết, hãy thu thập và phân tích đầy đủ thông tin cần thiết để có cái nhìn toàn diện về vấn đề. Việc dựa vào dữ liệu sẽ giúp bạn tránh được các quyết định dựa trên cảm xúc hay suy đoán không có cơ sở.
→ Có thể bạn quan tâm: Phân tích dữ liệu đóng vai trò gì trong kỹ năng ra quyết định kinh doanh
3. Nâng cấp các kỹ năng mềm liên quan
Kỹ năng ra quyết định được chi phối mạnh mẽ bởi các kỹ năng mềm như: Khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc, tư duy sáng tạo và phản biện, kỹ năng làm việc nhóm… Những kỹ năng này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả công việc, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt hơn; mà còn đảm bảo rằng bạn sẽ có khả năng đối phó tốt với những thách thức trong quá trình tính toán phương án, giải quyết vấn đề.
4. Xây dựng quy trình bài bản
Một quy trình ra quyết định bài bản sẽ giúp bạn hệ thống hóa các bước cần thực hiện, đảm bảo mọi quyết định đều được đưa ra một cách kỹ lưỡng và chính xác. Dưới đây là quy trình gồm 7 bước cơ bản:
- Bước 1: Xác định bối cảnh của thách thức hoặc cơ hội.
- Bước 2: Nhìn nhận vấn đề rõ ràng.
- Bước 3: Liệt kê các phương án tiềm năng.
- Bước 4: Xem xét ưu nhược điểm của từng phương án.
- Bước 5: Ra quyết định.
- Bước 6: Triển khai quyết định.
- Bước 7: Đo lường và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện.
→ Có thể bạn quan tâm: Quy trình ra quyết định hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
Kỹ năng ra quyết định trong quản lý doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. Bằng cách áp dụng các kỹ thuật và những chia sẽ hữu ích được đề cập ở trên, bạn sẽ cải thiện được khả năng ra quyết định, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Hãy bắt đầu từ việc hệ thống hóa kiến thức quản trị, xây dựng quy trình bài bản, nâng cấp kỹ năng mềm và luôn giữ vững mục tiêu rõ ràng để trở thành một nhà quản lý xuất sắc.
→ Có thể bạn quan tâm: EMBA – Khóa học thạc sĩ quản trị kinh doanh giúp hệ thống kiến thức, nâng cao tầm nhìn hiệu quả cho nhà quản lý.