Biến ESG thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng và doanh thu

Tăng trưởng doanh thu là tốt. Tăng trưởng lợi nhuận tất nhiên là tốt hơn. Nhưng cuối cùng, sự tăng trưởng lợi nhuận có lợi cho ưu tiên ESG vẫn là tốt nhất. Đây có thể coi là công thức siêu lợi nhuận giữa thời kỳ “phát triển bền vững và giảm khí thải” trở thành những cụm từ hot nhất toàn cầu. Và dưới đây là cách những lãnh đạo xuất sắc đã triển khai công thức này để tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp!

Tăng trưởng doanh thu là tốt. Tăng trưởng lợi nhuận tất nhiên là tốt hơn. Nhưng cuối cùng, sự tăng trưởng lợi nhuận có lợi cho ưu tiên ESG vẫn là tốt nhất. Đây có thể coi là công thức siêu lợi nhuận giữa thời kỳ “phát triển bền vững và giảm khí thải” trở thành những cụm từ hot nhất toàn cầu. Và dưới đây là cách những lãnh đạo xuất sắc đã triển khai công thức này để tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp! 

Biến ESG thành chiến lược tăng trưởng doanh thu

Tích hợp chiến lược ESG vào chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp

Thay vì xem xét các dự án liên quan đến ESG như một kế hoạch riêng biệt so với chiến lược, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách tích hợp chúng vào chiến lược doanh nghiệp cốt lõi của họ. 

Hãy lấy ví dụ từ một công ty sản xuất kim loại và khai thác mỏ hiệu suất cao ở Mỹ. Công ty này đã tập trung đầu tư vào việc giảm khí nhà kính như một cách để đáp ứng ba mục tiêu này. Họ đã bán toàn bộ kinh doanh liên quan đến than đá và chuyển đổi sang các nguyên liệu hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng. 

Ngoài ra, để tăng doanh số bán hàng, họ còn cho xây dựng một ngân sách bảo vệ cho việc đầu tư vào nhôm xanh, thép xanh, giải pháp thu gom carbon và các thị trường tăng trưởng nhanh khác. Đồng thời, họ đã thực hiện nhiều sáng kiến trên khía cạnh xã hội nhằm giảm nguy cơ can thiệp của các quy định và luật pháp cũng như cải thiện năng suất của nhân viên. 

Cụ thể, họ đã triển khai một kế hoạch để tạo môi trường làm việc an toàn, đa dạng hơn và giải quyết tác động cục bộ thông qua các thỏa thuận với các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương. Tất cả những nỗ lực này đã làm thay đổi, đúng hơn là cải tiến quy trình cốt lõi của công ty dựa trên các nguyên lý ESG, từ đó mang lại những kết quả tăng trưởng đáng kể cho công ty. 

Đổi mới các dịch vụ liên quan đến ESG để tạo ra nhiều giá trị hơn

Các công ty hiệu đạt suất cao trong cả doanh thu – lợi nhuận – chỉ số ESG đều hoạt động trên nguyên lý “đổi mới”, cả về những gì họ làm và cách họ thực hiện. Nhiều công ty đã không ngại đầu tư và nghiên cứu những dịch vụ mới để tăng doanh số bán hàng. Các dịch vụ này đã được cân đo đong đếm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và phục vụ cho các mục tiêu ESG của doanh nghiệp.

Những dịch vụ này không chỉ xoay quanh B2C (business to customer) mà còn bao gồm các giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp (B2B – business to business). Doanh nghiệp có thể tạo ra chuỗi sản phẩm/dịch vụ/quy trình để giúp các khách hàng doanh nghiệp của mình đáp ứng các nhu cầu liên quan đến ESG từ khách hàng của họ, hoặc cho quy định từ các cơ quan quản lý.

Ví dụ, một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics ở châu Âu đã đổi mới để dẫn đầu về chỉ số ESG trong ngành khi nhận thức được các đối tác của họ đang ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững. Họ quyết định đổi mũi tên chiến lược vào vào mục tiêu giúp các khách hàng giảm thiểu tác động carbon trong chuỗi cung ứng của họ.

Cụ thể, công ty này đã tạo ra một Trung tâm Đổi mới (Innovation Hub) để giúp các đối tác và các bên liên quan cập nhật các ứng dụng công nghệ vào việc đo lường “dấu vết carbon” (Carbon Footprint) cũng như thực hiện các chỉ số ESG khác. Trung tâm này còn làm việc với nhiều chuyên gia về ESG và chuyển đổi số để hỗ trợ các bên liên quan vượt qua những thử thách liên quan đến công nghệ và phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng của họ.

Kết quả của sự đầu tư này là công ty đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá cao hơn, như báo cáo và khấu trừ lượng khí nhà kính, nhiên liệu bền vững, và thiết kế và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Điều này đã làm tăng đáng kể doanh thu của họ. 

Nhờ vào những nỗ lực này, công ty đã tận dụng lợi thế tiên phong trong ngành ESG của họ và đạt được mức tăng trưởng doanh thu hàng năm cao hơn 20% so với các đối thủ của họ, đồng thời cũng đã thấy được tỷ suất sinh lời cố định hàng năm vượt trội 20% kể từ năm 2017.

→ Có thể bạn quan tâm: Công nghệ bền vững: 3 vai trò của công nghệ trong triển khai ESG

Biến ESG thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng và doanh thu

Áp dụng chiến lược M&A (Mergers and Acquisitions) để xác định cơ hội trong quá trình thực hành ESG

Việc áp dụng chiến lược M&A để đo lường có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội lợi nhuận trong quá trình thực thi ESG một cách nhanh chóng. Nhờ data thu được, doanh nghiệp sẽ xác định được những khu vực/lĩnh vực nào sẽ mang lại lợi nhuận lớn bằng việc thực hiện các mục tiêu ESG. 

Doanh nghiệp sau đó sẽ nắm bắt cơ hội mở rộng “sự hiện diện” của họ vào các lĩnh vực tăng trưởng mới trên thị trường bằng cách đầu tư những nguồn vốn khủng để phát triển các sản phẩm/dịch vụ/giải pháp cần thiết.

Nhiều công ty còn đạt hiệu suất cao hơn bằng việc từng bước tích hợp các chỉ số ESG vào quá trình đánh giá tiềm năng các lĩnh vực tăng trưởng mới và lựa chọn mục tiêu M&A. Điều này có nghĩa rằng bên cạnh những yếu tố tài chính và thị trường, doanh nghiệp giờ đây còn rất quan tâm đến những những chỉ số phát triển bền vững. 

Ví dụ, một công ty mỹ phẩm đa quốc gia được chú ý nhiều bởi quá trình thực thi ESG bằng cách thay đổi danh mục tài sản của họ theo hướng tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến yếu tố bền vững. 

Trong vòng mười năm, họ đã mua lại một loạt công ty với ý tưởng đổi mới tiềm năng; phát triển thêm nhiều thương hiệu xa xỉ gồm các sản phẩm và dịch vụ mang tính bền vững; và thâm chí mở rộng sản phẩm của họ qua khá nhiều lĩnh vực mới như “công nghệ bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ”… 

Bằng cách tận dụng sự hợp tác giữa các thương hiệu này, họ đã nắm bắt được các cơ hội tăng trưởng cả trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và trong các phân khúc kế cận. Trong quá trình này, điểm đánh giá ESG của công ty đã tăng lên 39 điểm phần trăm trong thời gian nghiên cứu, và các nhà đầu tư đã tăng lợi nhuận cổ phiếu của công ty lên 25% mỗi năm so với mức trung bình trong ngành.

Báo cáo và truyền thông về quá trình triển khai ESG một cách minh bạch. 

Biến ESG thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng và doanh thu

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ sự thất vọng khi thị trường tài chính không nhận biết và đánh giá cao những khoản đầu tư của họ vào các dự án có thời gian trải dài. Điều này thường xảy ra đối với các dự án tăng trưởng liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Mặc dù có nhiều lý do được đưa ra, nhưng năng lực báo cáo một cách “chặt chẽ” và truyền thông hiệu quả đến cộng đồng đầu tư về cách những dự án này tạo ra giá trị, cùng với các mục tiêu và tiến độ, là rất quan trọng được coi là điểm mấu chốt. Rõ ràng, chỉ riêng việc truyền thông đủ để thể hiện giá trị và mang tính minh bạch cũng có thể giúp nhà đầu tư nhanh chóng nhận ra tiềm năng trong tương lai. 

Để làm được điều này, lãnh đạo cần thể hiện rõ các mục tiêu rõ ràng và tham vọng; nêu rõ nguồn gốc giá trị và sự tiến bộ trong các dự án; đồng thời cung cấp những chứng nhận từ các bên liên quan nếu có khả năng. Chỉ khi làm được như vậy, những hoạt động ESG của doanh nghiệp mới được coi là đáng tin cậy trong tâm trí của người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Ví dụ, một nhà cung cấp phần mềm châu Âu đã tạo ra một công cụ tương tác dễ sử dụng theo dõi một cách công khai tiến trình của họ về các chỉ số ESG quan trọng cùng với hiệu suất tài chính. Bảng điều khiển này đặc biệt hiệu quả trong việc theo dõi khía cạnh “S – xã hội” mà công ty đã ưu tiên. 

Cụ thể, họ thể hiện sự cân bằng về giới tính trong lực lượng lao động của doanh nghiệp qua nhiều bảng so sánh. Sự tương quan không chỉ được xem theo cấp bậc hay chức vụ mà còn theo số lượng công nhân làm việc bán thời gian so với làm việc full-time và công nhân làm việc lâu dài so với công nhân làm việc tạm thời. Điều này không chỉ thuyết phục được khách hàng, thu hút nhà đầu tư mà còn giúp nhân viên của họ yêu mến công ty hơn. 

Nhúng các ưu tiên chiến lược ESG vào “bản ADN” của tổ chức. 

Thông thường, những công ty hiệu suất cao trong ba lĩnh vực tăng trưởng, lợi nhuận và ESG luôn biết cách biến các chiến lược cao cấp của họ thành các dự án cụ thể, được tích hợp vào chiến lược cốt lõi của tổ chức.

Khi thực hiện các chiến dịch này, các nhóm quản lý luôn định rõ trách nhiệm, tiêu chí hiệu suất và mục tiêu và theo dõi chúng một cách nghiêm ngặt. Họ cũng tái cấu trúc sử dụng tài nguyên của họ vào những cơ hội mới, đồng thời nỗ lực thuyết phục các nhà lãnh đạo kinh doanh tích hợp các tiêu chí liên quan đến ESG vào từng quyết định.

Ví dụ, một công ty vận tải biển toàn cầu đã đạt được hiệu suất cao trong ba lĩnh vực bằng cách đảm bảo chiến lược của họ được tích hợp hoàn toàn vào cơ cấu tổ chức. Công ty đã thành lập các ủy ban ở mọi cấp độ, từ hội đồng quản trị đến hoạt động, để tổng hợp đánh giá tổng thể về các chỉ số quan trọng như tăng trưởng, lợi nhuận và ESG. 

Hơn nữa, công ty còn liên kết việc thanh toán với các mục tiêu ESG quan trọng và xây dựng đối tác với khách hàng để phát triển các giải pháp xanh mới. Sự tập trung mạnh mẽ vào quản trị không chỉ giúp công ty tăng doanh thu mà còn tối ưu hóa chi phí và chuẩn bị cho các biện pháp quy định tiềm năng, chẳng hạn như mức thuế cho khí thải carbon.

Có thể bạn quan tâm: 3 trọng điểm trong chiến lược triển khai ESG của Vinamilk

Những ví dụ trên đây đã cho thấy rõ yếu tố ESG có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của một doanh nghiệp như thế nào. Và mặc dù việc đo lường hiệu suất ESG vẫn chưa được thống nhất, hướng đi đã rõ ràng và doanh nghiệp lớn cần có hành động ngay bây giờ. Các nhà lãnh đạo cần nhìn xa hơn và phải dám đầu tư vào sự tăng trưởng bền vững. 

Như vậy mới có thể tận dụng tối ưu cơ hội để mang lại doanh thu, lợi nhuận kinh tế và lợi ích cho cổ đông.

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học xây dựng tư duy lên chiến lược ESG cho quản lý

*Nguồn tham khảo: Mckinsey

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…