6 Bước triển khai báo cáo ESG

6 bước triển khai báo cáo esg

Báo cáo ESG đóng vai trò quan trọng trong việc minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp, giúp xây dựng niềm tin với các đối tác và cộng đồng. Việc thực hiện báo cáo không chỉ đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và môi trường mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện chiến lược phát triển bền vững. Cùng tìm hiểu 6 bước cơ bản để xây dựng báo cáo ESG hiệu quả.

6 buoc trien khai bao cao esg

Tại sao báo cáo ESG lại quan trọng?

Báo cáo ESG giúp tổ chức công khai thông tin chính xác về tác động của doanh nghiệp đối với môi trường. Thông qua các báo cáo này, doanh nghiệp có thể gia tăng sự tin tưởng và thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững với các bên liên quan.

Ngoài ra, việc lập báo cáo hàng năm còn cung cấp cơ sở để doanh nghiệp theo dõi tiến độ và đánh giá những thay đổi qua từng giai đoạn. Đây cũng là cách để doanh nghiệp nhận diện và thực hiện các giải pháp cải thiện chiến lược ESG hiệu quả. 

Theo nghiên cứu từ Harvard, việc thực hiện tốt bộ tiêu chuẩn ESG không chỉ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy doanh số nhờ tăng cường lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng.

6 Bước trong quy trình báo cáo ESG

Để thiết lập các báo cáo ESG đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của các bên liên quan, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau một cách chặt chẽ:

1. Xác định phạm vi báo cáo

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung sẽ đưa vào báo cáo bằng cách xem xét các chủ đề ESG quan trọng nhất đối với tổ chức và các bên liên quan. Việc sử dụng công cụ đánh giá mức độ quan trọng (materiality assessment) sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết những vấn đề phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của mình. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp so sánh với các công ty cùng ngành (industry benchmarking) để tìm hiểu các chủ đề, chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs) và khung báo cáo phổ biến trong ngành. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp dữ liệu liên quan, thể hiện rõ hiệu quả quản lý và kết quả đạt được trong các lĩnh vực ESG.

6 buoc trien khai bao cao esg 1

2. Đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn báo cáo

Mặc dù không bắt buộc, việc áp dụng các tiêu chuẩn và khung báo cáo ESG từ các tổ chức quốc tế như Global Reporting Initiative (GRI) hoặc Sustainability Accounting Standards Board (SASB) là bước quan trọng giúp tăng cường độ chính xác và hiệu quả của quá trình chuẩn bị báo cáo. 

Những khung báo cáo này cung cấp hướng dẫn chi tiết và hệ thống hóa thông tin, giúp các doanh nghiệp tạo ra báo cáo chính xác và có thể so sánh được. Điều này nâng cao giá trị của báo cáo đối với cả các bên liên quan nội bộ và bên ngoài.

→ Có thể bạn quan tâm: Các Framework triển khai báo cáo esg phổ biến nhất hiện nay

3. Xây dựng dàn ý báo cáo chi tiết

Sau khi xác định các vấn đề ESG cần đưa vào báo cáo và lựa chọn khung báo cáo phù hợp, bước tiếp theo là xây dựng dàn ý cho báo cáo. Dàn ý này sẽ giúp xác định các yếu tố chính cần có trong báo cáo và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý. Dàn ý có thể dựa trên các chủ đề chính mà báo cáo sẽ đề cập, hoặc theo các trụ cột trong chiến lược ESG của tổ chức.

→ Có thể bạn quan tâm: 3 yếu tố 9 trọng tâm trong triển khai ESG

4. Thu thập và đánh giá dữ liệu

Khi dàn ý báo cáo đã được xác định, bước tiếp theo là thu thập dữ liệu liên quan đến các vấn đề ESG được đề cập trong báo cáo. Các nhân viên phụ trách chiến lược phát triển bền vững và bộ phận tài chính sẽ phối hợp với các phòng ban liên quan để đảm bảo việc thu thập dữ liệu được thực hiện hiệu quả và chính xác, phản ánh đúng chiến lược ESG của tổ chức. 

Để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của các chỉ số và dữ liệu quan trọng, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm toán nội bộ và mời các đơn vị kiểm toán bên ngoài. Đồng thời, việc sử dụng phần mềm báo cáo ESG sẽ giúp tự động hóa quy trình này, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

→ Có thể bạn quan tâm: 11 Phần mềm ESG tốt nhất 2025

6 buoc trien khai bao cao esg 2

5. Chuẩn bị và thiết kế báo cáo

Sau khi hoàn tất việc thu thập các thông tin cần thiết, bước tiếp theo là xây dựng nội dung và cấu trúc cho báo cáo. Nội dung báo cáo cần phải rõ ràng, chi tiết, đồng thời phản ánh chiến lược bền vững và ESG của tổ chức, các chính sách, quản lý và hiệu quả đối với các vấn đề trọng yếu. 

Các bộ phận nội bộ, như marketing và pháp lý, cần tham gia để duyệt các yếu tố quan trọng như nội dung, ngôn ngữ và phong cách thể hiện. Sau khi bản nháp cuối cùng được phê duyệt, cần có sự hỗ trợ của đội ngũ marketing nội bộ hoặc thuê ngoài thiết kế đồ họa để đảm bảo báo cáo được trình bày dễ hiểu, có hình ảnh minh họa rõ ràng (như biểu đồ, bảng biểu)… giúp người đọc tiếp thu thông tin một cách hiệu quả.

6. Công bố, đánh giá và cải thiện hiệu suất ESG

Khi báo cáo đã hoàn thiện, doanh nghiệp cần công bố thông qua các kênh truyền thông như website, thông cáo báo chí và mạng xã hội để các bên liên quan có thể dễ dàng tiếp cận. Sau khi công bố, doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đánh giá với các bên liên quan để nhận diện những điểm cần cải thiện trong chiến lược và báo cáo ESG. Việc này giúp doanh nghiệp tập trung vào những yếu tố còn thiếu sót và đưa ra cam kết cụ thể cho các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Các công ty muốn có báo cáo ESG hiệu quả cần tích hợp tính bền vững vào toàn bộ chuỗi cung ứng và hoạt động của mình. Một báo cáo chỉn chu, chính xác không chỉ giúp giảm phát thải và cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn tạo cơ hội tiết kiệm chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn, xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và tạo ra cơ hội đổi mới sáng tạo.

Tóm lại, việc áp dụng quy trình báo cáo ESG một cách chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng các yêu cầu từ bên ngoài mà còn tạo ra những cơ hội phát triển bền vững trong tương lai. Một báo cáo rõ ràng và chi tiết sẽ làm tăng giá trị thương hiệu, thu hút sự đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động. 

Có thể bạn quan tâm: 

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…