Nghề sales cần học gì để làm business analyst?

Nhảy ngành từ sales sang business analyst cần học gì?

Bạn đang suy nghĩ về việc chuyển từ vị trí sales (nhân viên bán hàng) sang vị trí business analyst – chuyên viên phân tích kinh doanh? Nếu có, bài viết này dành cho bạn! Trong bài viết này, SOM sẽ phân tích cụ thể về hai lĩnh vực. Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan về những điều kiện cần bổ sung cũng như gợi ý các bước cụ thể để chuyển đổi từ sales sang business analyst. Cùng tham khảo ngay nhé! 

Nghề sales cần học gì để làm business analyst?

Những điểm mạnh của một chuyên gia bán hàng 

Trước tiên, hãy phân tích những kỹ năng vốn có của một chuyên gia bán hàng chuyên nghiệp. Thông thường, các sales analyst thường sở hữu một hoặc nhiều điểm mạnh sau đây:

1. Khả năng tương tác với khách hàng: Một trong những điểm mạnh quan trọng nhất của một chuyên gia bán hàng là khả năng tương tác với khách hàng. Điều này không chỉ bao gồm việc giao tiếp hiệu quả mà còn khả năng xây dựng mối quan hệ, lắng nghe và thấu hiểu những gì khách hàng mong muốn và cần.

2. Khả năng đào sâu insight của khách hàng và truyền đạt hiệu quả: Một chuyên gia bán hàng xuất sắc luôn có khả năng nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Họ có thể truyền đạt thông tin này một cách chính xác và rõ ràng cho đội ngũ của mình, đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ yêu cầu và mong đợi của khách hàng.

3. Khả năng hỗ trợ đội ngũ sản phẩm/dịch vụ: Một điểm mạnh khác của chuyên gia bán hàng là khả năng hỗ trợ đội ngũ sản phẩm hoặc dịch vụ trong việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bằng cách cung cấp thông tin chi tiết và phản hồi từ khách hàng, họ giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được phát triển đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của thị trường.

Những điểm mạnh này không chỉ giúp chuyên gia bán hàng đạt được doanh số tốt mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và hỗ trợ sự phát triển bền vững của công ty.

→ Có thể bạn quan tâm: So sánh sales analyst và business analyst

Những kỹ năng cần bổ sung để trở thành Business Analyst

Để biết mình cần trau dồi những gì, trước tiên, hãy ngâm cứu vai trò và các kỹ năng cần thiết để đảm nhận vị trí phân tích kinh doanh. 

Vai trò của một Business analyst

Trong ngành công nghệ thông tin (IT), một chuyên gia phân tích kinh doanh (Business Analyst – BA) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khách hàng và đội ngũ kỹ thuật. Dưới đây là một số nhiệm vụ và trách nhiệm chính của một BA:

1. Xác định nhu cầu kinh doanh: BA làm việc với khách hàng để nhận diện các nhu cầu kinh doanh và chuyển đổi chúng thành các yêu cầu cụ thể cho đội ngũ kỹ thuật. Điều này bao gồm việc thu thập, phân tích và lập tài liệu về các yêu cầu của khách hàng.

2. Làm cầu nối trung gian: BA đóng vai trò như một cầu nối giữa nhóm khách hàng và nhóm kỹ thuật. Họ đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ và đồng ý về các yêu cầu và giải pháp.

3. Đảm bảo giải pháp phù hợp: BA đảm bảo rằng giải pháp được phát triển bởi đội ngũ kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Họ theo dõi quá trình phát triển và kiểm tra giải pháp để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.

Kỹ năng cần thiết để bước chân vào ngành phân tích kinh doanh – Business analysis

Nghề sales cần học gì để làm phân tích kinh doanh

Các chuyên gia phân tích kinh doanh (Business Analyst – BA) là những chuyên gia đa chức năng và có thể đến từ bất kỳ ngành nghề nào. Khác với những hiểu lầm thường có, vai trò của một BA thường không liên quan nhiều đến lập trình. Những kỹ năng quan trọng mà bạn phải có của một BA thường dàn trải khá đa dạng, bao gồm:

1. Kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với các BA là kỹ năng giao tiếp. Các BA phải giao tiếp với khách hàng cũng như đội ngũ kỹ thuật, và để tránh mất mát thông tin, kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng miệng và viết là rất quan trọng. Nếu bạn đã làm việc trong lĩnh vực bán hàng, có lẽ bạn đã có kỹ năng giao tiếp tốt.

2. Kỹ năng phân tích cốt lõi của Business Analyst

Các kỹ năng cốt lõi của một BA liên quan đến việc thu thập thông tin, hợp tác với các bên liên quan, phân tích và mô hình hóa yêu cầu, và viết tài liệu đặc tả. Cụ thể hơn, một BA nên giỏi viết các trường hợp sử dụng, câu chuyện người dùng, tạo mô hình quy trình, nguyên mẫu, mô hình dữ liệu và chuẩn bị các tài liệu SRS/BRD.

3. Kiến thức chức năng cần cho vị trí business analyst

Hiểu biết về các quy trình kinh doanh là một kỹ năng khác, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của BA. Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với một Quản lý Dự án ngân hàng về việc phát triển một hệ thống ngân hàng, bạn cần hiểu các quy trình và thuật ngữ cơ bản để có thể nắm bắt được yêu cầu của khách hàng.

4. Kỹ năng kiểm thử chức năng

Kỹ năng cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là khả năng xác thực phần mềm đã phát triển dựa trên các yêu cầu đã đưa ra.

Vậy, sales cần bổ sung những gì?

Từ những thông tin này, ta có thể thấy Sales analyst đã có một vài kỹ nền nền tảng để đảm nhận vị trí business analyst như sự hiểu biết về sản phẩm, quy trình kinh doanh, tâm lý khách hàng, và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. 

Tuy nhiên, vẫn còn một điểm mấu chốt mà các chuyên gia bán hàng cần bổ sung. Chúng bao gồm khả năng làm việc với dữ liệu (kỹ năng cốt lõi của một chuyên gia phân tích kinh doanh), cùng sự thấu hiểu quy trình hoạt động của toàn doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung vào mảng bán hàng. Ngoài ra, các sales còn cần cập nhật những kiến thức về phần mềm để ứng dụng vào quá trình phân tích, kiểm tra giải pháp chiến lược… 

Các bước để chuyển đổi từ sales thành chuyên gia phân tích kinh doanh – business analyst

Nghề sales cần học gì để làm business analyst?

Chuyển từ vị trí chuyên gia bán hàng sang chuyên gia phân tích kinh doanh (Business Analyst) đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cam kết. Dưới đây là các bước cụ thể để bạn có thể thực hiện quá trình chuyển đổi này một cách thành công:

Bước 1: Lên kế hoạch chuyển đổi

Trước khi bắt đầu, hãy dành thời gian để lập kế hoạch cụ thể. Trung bình, bạn cần dành ít nhất tám đến chín tuần để đạt được mục tiêu chuyển đổi bước đầu trong công việc. Hãy liệt kê cụ thể những điều cần làm trong khoảng thời gian đó, bao gồm nghiên cứu yêu cầu của vai trò chuyên viên phân tích kinh doanh, và đặt ra các mục tiêu thực tế và mốc thời gian hoàn thành.

Bước 2: Học các kỹ năng cần thiết

Sau khi đã có kế hoạch, việc quan trọng nhất các sales cần làm chính là bổ sung kiến thức – kỹ năng cốt lõi của business analyst – làm việc với dữ liệu! Nhiều người có thể tự học data analysis tự nhà. Nhưng nếu muốn đẩy nhanh tiến độ, tìm kiếm dự án thực tế hoặc học hành kỷ luật hơn, bạn có thể tham gia một khóa học phù hợp, dù là học tại lớp hay học trực tuyến đều được. Với bối cảnh ngành dữ liệu đang hot như hiện tại, có rất nhiều khóa học thượng vàng hạ cám cho nhiều cấp bậc được mở ra. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn một khóa học và tổ chức đào tạo uy tín để đảm bảo thu về được kiến thức chuẩn chỉnh nhé.

Bước 3: Chinh phục các chứng chỉ, bằng cấp trong nghề

Các chứng chỉ chắc chắn nó giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác. Hãy học tập và chinh phục các hứng chỉ từ các tổ chức uy tín như ECBA (do IIBA cung cấp). Hoặc bạn cũng có thể giành thời gian để đạt được các bằng cấp uy tín từ những chương trình học về dữ liệu có ranking (thứ hạng cao) từ các trường đào tạo uy tín. Những bằng cấp và chứng chỉ này sẽ giúp bạn có lợi thế và dễ dàng lọt vào danh sách ứng viên được chọn.

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa hóc Phân tích kinh doanh quốc tế tại Việt Nam

Bước 4: Cập nhật sơ yếu lý lịch

Tất nhiên, sau khi đã trang bị hoàn chỉnh, bạn cần cập nhật sơ yếu lý lịch của mình. Hãy nhấn mạnh các kỹ năng của chuyên viên phân tích kinh doanh, sử dụng các từ khóa liên quan và đề cập đến các trách nhiệm cụ thể của vị trí chuyên viên phân tích kinh doanh.

Bạn có thể tăng khả năng hiển thị của mình bằng cách tải sơ yếu lý lịch lên các cổng việc làm cụ thể của quốc gia hoặc khu vực của bạn. Điều này sẽ tăng cơ hội được nhà tuyển dụng tiềm năng chú ý.

Bước 5: Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Cần thiết phải chuẩn bị cho buổi phỏng vấn bằng cách thực hành các câu hỏi thường gặp, bao gồm cả các câu hỏi về kỹ năng và tình huống. Luôn sẵn sàng cung cấp các ví dụ từ kinh nghiệm của bản thân để chứng minh kỹ năng và khả năng xử lý các tình huống phức tạp. Hơn nữa, hãy tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn phổ biến cho chuyên viên phân tích kinh doanh và thực hành câu trả lời của bạn.

Trên đây là tổng quan hành trình chuyển đổi từ chuyên viên bán hàng sang chuyên viên phân tích dữ liệu. Nếu đã xác định thay đổi, hi vọng bạn kiên trì và quyết tâm với mục tiêu của mình. Lĩnh vực phân tích kinh doanh có thể đòi hỏi khá nhiều kỹ năng cứng, nhưng sẽ đền đáp bạn bằng những cơ hội việc làm mơ ước với mức thu nhập hấp dẫn. Chúc các bạn thành công! 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…