Rủi ro môi trường là một trong 3 mỗi lo ngại của ESG. Với những tác động nặng nề ở nhiều lĩnh vực, đây là khía cạnh cần được ưu tiên giải quyết nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển bền vững.
Bài viết hôm nay, SOM sẽ cùng bạn đọc đi chi tiết vào các yếu tố rủi ro và cách xử lý hiệu quả.
Rủi ro môi trường trong ESG là gì?
Rủi ro môi trường là nói đến những vấn đề xoay quanh yếu tố E – Environment trong ESG. Nó phản ánh những mối đe dọa mà doanh nghiệp có thể gặp phải trước những biến động liên quan đến khí hậu, thời tiết, địa lý…
Các nguy cơ này thường được chia làm 2 loại.
1. Rủi ro vật chất
Rủi ro vật chất đại diện cho những tác động trực tiếp của môi trường (thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán, mất đa dạng sinh học…) đến tài sản hiện hữu của công ty, gây ra những vấn đề như:
- Lốc xoáy, động đất, bão gây sạt lỡ cơ sở, phá hủy đồ đạc, gián đoạn hiệu suất…
- Nước biển dâng cao, khí hậu nóng lên toàn cầu khiến gián đoạn kênh vận chuyển, giảm chất lượng sản phẩm, thiệt hại cơ sở vật chất…
2. Rủi ro chuyển đổi
Rủi ro chuyển đổi nói đến những sự thay đổi trong cấu trúc, mô hình kinh doanh sang dạng bền vững hơn như chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon; chuyển đổi số; chuyển đổi năng lượng… Khi triển khai các quá trình này, tổ chức có thể đối diện với:
- Thuế carbon.
- Yêu cầu cao trong báo cáo, quy định sản phẩm/dịch vụ.
- Giá nguyên vật liệu tăng.
- Chi phí quản trị tăng do thay đổi hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng.
- Thuyết phục và củng cố niềm tin với người tiêu dùng.
Rủi ro môi trường ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp triển khai ESG?
Một số doanh nghiệp thường nghĩ, môi trường là yếu tố ít ảnh hưởng nhất vì nó khá vĩ mô và xa vời. Nhưng thực tế đang chứng minh ngược lại, rằng những hạng mục trong khía cạnh E tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và tiềm năng bền vững của tổ chức.
- Mưa đá, bão… gây thiệt hại cho các cơ sở sản xuất, làm gián đoạn quá trình kinh doanh.
- Thời tiết cực đoan cũng ảnh hưởng đến đời sống và tài sản người dân, khiến các công ty bảo hiểm phải đền bù số tiền lớn.
- Nóng lên toàn cầu tàn phá lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh nông nghiệp lây lan.
Bên cạnh các tác động trực tiếp đến hiệu suất, điểm số ESG thấp cũng là một trong những rủi ro công ty cần xem xét. Thị trường doanh nghiệp bền vững ở Anh đã bị buộc phải đưa ra báo cáo về rủi ro môi trường trong nội dung công bố hằng năm. Chúng cần trình bày chi tiết sẽ tác động đến các chỉ số tài chính như thế nào.
Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s cũng tích cực đưa khía cạnh này vào đánh giá độ tín nhiệm của các thương hiệu. Bảng điểm này sẽ ảnh hưởng bảng xếp hạng của các trái phiếu và doanh nghiệp trong nước.
Với những sự liên đới trên, việc giải quyết nhanh chóng các nguy cơ thuộc mảng E trong ESG là vô cùng cấp bách.
6 gợi ý để khắc phục các rủi ro môi trường ESG
1. Giám sát danh mục về các rủi ro môi trường
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định giải quyết các rủi ro môi trường trong ESG là vấn đề quan trọng. Không chỉ là một hạng mục đơn thuần, nhiều tổ chức còn phân bổ nguồn lực riêng để tập trung xử lý, và cho ra kết quả triệt để.
Để tối ưu thời gian và nguồn lực, công ty có thể xếp thứ tự ưu tiên, đâu là những khía cạnh cấp bách, và đâu là các vấn đề có thể trì hoãn. Sau khi có danh sách, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện theo kế hoạch và tích cực giám sát để kịp thời ứng phó. Sự thay đổi của các số liệu, tăng trưởng hay giảm sút, ảnh hưởng thế nào đến tổ chức… là các nội dung cần quan tâm.
2. Thu thập dữ liệu
Để giám sát đầy đủ các mối đe dọa, tổ chức cần có cách thu thập và nguồn dữ liệu phù hợp bao gồm cả thông tin:
- Định tính ví dụ như chính sách bền vững.
- Định lượng ví dụ như lượng khí thải carbon.
Công ty có thể thu thập từ Internet, mạng xã hội, hành trình tương tác với khách hàng, hoặc nhà cung cấp thứ 3 như trung tâm hiện tượng thời tiết cho các vấn đề liên quan đến khí hậu. Tất cả nhằm gia tăng tính chính xác và mang đến góc nhìn đa chiều giúp theo dõi có cơ sở, đánh giá thẩm định có logic, mục tiêu về hồ sơ rủi ro bền vững.
3. Sàng lọc danh mục đầu tư bằng Heatmap
HeatMap hay còn gọi là bản đồ nhiệt, là một phương pháp trình bày dữ liệu bằng màu sắc thể hiện cường độ và sắc thái của thông tin. Dựa vào hình ảnh trực quan đó, người xem có thể đọc thông tin phức tạp một cách dễ dàng.
Bởi thế, heatmap phù hợp với độ dày và độ khủng của các dữ liệu rủi ro môi trường. Chúng hỗ trợ doanh nghiệp phân chia danh mục theo địa điểm, lĩnh vực, mức độ hiệu quả… Dựa vào đó, lãnh đạo sẽ biết được khâu hay giai đoạn nào đang bị ảnh hưởng lớn nhất, hoặc những khoản đầu tư ESG đang tiến triển thế nào…
4. Sử dụng các kịch bản liên quan đến môi trường để dự đoán rủi ro cho mô hình kinh doanh
Suy cho cùng, tất cả những nỗ lực khắc phục rủi ro môi trường đều để duy trì tổ chức bền vững. Thế nên, xây dựng các kịch bản và phân tích chúng là cần thiết để xác định các yếu tố có thể xảy ra trong ngắn hạn và dài hạn.
Những khía cạnh khách quan từ môi trường như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao… đều có thể tác động đến tình hình kinh tế của mọi lĩnh vực. Bởi vậy, dự trù trước những tình huống sẽ giúp công ty chuẩn bị đủ nguồn lực, có thời gian suy xét và ra quyết định đúng đắn.
5. Mở rộng khuôn khổ kiểm tra sức chịu đựng hiện tại với các kịch bản môi trường
Không chỉ là các mô phỏng và dự đoán, nhiều tổ chức lớn lựa chọn kiểm chứng xác thực bằng cách thử nghiệm khả năng chống chọi trước các kịch bản khác nhau. Phương pháp này cũng có thể ứng với các loại biến động khác như công nghệ, sự thay đổi hành vi người tiêu dùng…
6. Điều chỉnh chiến lược giá
Một trong những cách để giảm các vấn đề môi trường là thay đổi cách định giá. Cách này đặc biệt phù hợp với các ngân hàng hoặc tổ chức bảo hiểm. Một số case study có thể tham khảo:
- Giảm lãi suất thế chấp nếu khách hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng.
- Tăng lãi suất cho vay nếu doanh nghiệp sản xuất không đảm bảo lượng khí thải carbon đúng quy định.
Tuy rủi ro môi trường ESG được cảnh báo với nhiều tác động tiêu cực. Nhưng ở một số khía cạnh nếu biết cách khắc phục và tận dụng sẽ là nền tảng cho doanh nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ.
Có thể bạn quan tâm: