Tiếp nối chuỗi bài viết về các ESG Framework (khung ESG), hôm nay SOM sẽ giới thiệu tiêu chuẩn SCM (World Economic Forum Stakeholder Capitalism Metrics). Đây là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đo lường và điều chỉnh báo cáo bền vững sao cho đáp ứng các chỉ số về môi trường, xã hội và quản trị. Cùng SOM tìm hiểu nhé.
Tiêu chuẩn SCM (World Economic Forum Stakeholder Capitalism Metrics) là gì?
Khung ESG “World Economic Forum Stakeholder Capitalism Metrics” tạm dịch là các chỉ số về chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan, được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thành lập. Tài liệu hoàn chỉnh được bảo trợ bởi diễn đàn và Big4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới bao gồm Deloitte, EY, KPMG và PwC, chính thức xuất bản vào tháng 9/2020.
Đây là một tiêu chuẩn mới của thế giới, dùng để đo lường và báo cáo bộ 3 khía cạnh của ESG sao cho tối ưu và hiệu quả. Cụ thể, nó sẽ đóng khung bản công bố ESG thành 4 “trụ cột nội dung” chính được coi là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, liên quan đến các bên như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng…
Trong mỗi trụ cột sẽ có các chủ đề nhỏ bên trong. Mỗi chủ đề sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đáp ứng các chỉ số ESG, sau đó khi kết hợp lại sẽ cho ra điểm tổng của báo cáo.
Nguồn: Black & Callow
1. Nguyên tắc quản trị (Principles of Governance)
Nguyên tắc quản trị trong khung ESG này giúp đảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan và ban quản lý của công ty. Họ cần tuân thủ những mục đích đã đề ra và hành xử đúng đạo đức nghề nghiệp. Các chỉ số ở mục này thể hiện theo 5 chủ đề:
- Mục đích quản trị.
- Chất lượng của cơ sở quản lý (các bộ phận cấu thành).
- Sự tham gia của các bên liên quan (những vấn đề quan trọng ảnh hưởng các bên).
- Đạo đức kinh doanh (hướng dẫn đo lường và đào tạo để chống tham nhũng, sáng kiến khắc phục).
- Giám sát rủi ro và cơ hội (tích hợp vào hoạt động kinh doanh).
2. Hành tinh (Planet)
Trụ cột “hành tinh” đại diện cho cam kết của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn tài nguyên bền vững, và là cơ hội để họ chứng minh nỗ lực của mình trong hành trình bảo vệ hành tinh. Thông qua 3 chủ đề:
- Biến đổi khí hậu (kiểm kê khí nhà kính, triển khai TCFD)
- Hao hụt tự nhiên (sử dụng các vùng đất nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các hoạt động của con người).
- Nguồn nước ngọt sẵn có (tiêu thụ nước ở các khu vực có nguồn nước cực kỳ hạn chế)
3. Con người (People)
Hạng mục này thể hiện tham vọng của tổ chức về chấm dứt nạn đói dưới mọi hình thức, ở mọi quy mô. Từ đó xây dựng cộng đồng bình đẳng, ai cũng có cơ hội phát triển một cách lành mạnh. Có 3 chủ đề chính:
- Nhân phẩm và bình đẳng (tính đa dạng và hội nhập, bình đẳng lương, rủi ro về bóc lột sức lao động).
- Sức khỏe và hạnh phúc (độ an toàn, sức khỏe về thể chất và tinh thần).
- Kỹ năng tương lai (chính sách đào tạo, hướng dẫn)
4. Sự thịnh vượng (Prosperity)
Chỉ số này trong khung SCM của ESG phản ánh kế hoạch hỗ trợ mọi người có cuộc sống thịnh vượng, đủ đầy, bằng cách góp phần kiến tạo nền kinh tế tiến bộ, xã hội văn minh, công nghệ và thiên nhiên cùng nhau phát triển. Với 3 chủ đề:
- Việc làm và tạo ra của cải (tỉ lệ người có việc, đóng góp tăng trưởng kinh tế, đóng góp đầu tư tài chính).
- Đổi mới các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn (tổng phí R&D).
- Suy nghĩ cho cộng đồng và xã hội (số thuế cần nộp).
Tóm lại, 4 trụ cột nội dung và 14 chủ đề nhỏ của tiêu chuẩn SCM đại diện cho cách mà doanh nghiệp đóng góp trách nhiệm của mình cho tương lai bền vững, theo cách chuẩn chỉnh và minh bạch hơn.
Nhìn chung các chỉ số này có nhiều điểm trùng lặp với bộ 3 khía cạnh của ESG. Vậy vì sao diễn đàn WEF lại thành lập thêm khung ESG này? Cùng SOM tìm câu trả lời nhé.
Mục tiêu thành lập SCM của diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF
Dù là chiến lược phát triển bền vững cho đa dạng loại hình doanh nghiệp, nhưng những nằm gần đây ESG mới được cộng đồng kinh tế chú ý. Đỉnh điểm là sau đại dịch Covid-19, cơn khủng hoảng về biến đổi khí hậu và sự chênh lệch giới tính trong lực lượng lao động toàn cầu đã thúc đẩy WEF thành lập SCM.
Các số liệu về chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan sẽ tạo ra một khuôn khổ cho các tổ chức dễ dàng tuân thủ, nắm bắt nhanh các điểm mạnh yếu. Từ đó tạo điều kiện cho họ chinh phục mô hình ESG một cách nhanh chóng. Khi càng nhiều doanh nghiệp bền vững phát triển thành công, nền kinh tế thế giới cũng theo đó mà hồi sinh thuận lợi.
Có thể thấy, SCM được xem là hướng đi tiềm năng nhất hiện nay trên hành trình khôi phục các tổn thất những năm qua, đặc biệt là củng cố nền kinh tế hậu đại dịch. Dựa vào 4 trụ cột nội dung của khung ESG, cộng đồng doanh nghiệp bất kể ngành nghề, khu vực sẽ có được định hình chuẩn chỉnh báo cáo. Từ đó, tất cả “đồng lòng” phát triển theo một thước đo chung, thúc đẩy tiến độ cùng nhau tạo ra những giá trị bền vững cho thế giới.
Bên cạnh các mục tiêu vĩ mô cho toàn hành tinh, những lợi ích ngắn hạn mà SCM mang lại cũng kích thích nhiều công ty đầu tư ESG lựa chọn.
Lợi ích của doanh nghiệp bền vững khi đầu tư the ESG Framework của SCM
Dựa vào danh sách và kết quả chỉ số “đo lường chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”, tổ chức có thể:
- Theo dõi tổng quan và chi tiết các đóng góp bền vững theo một chuẩn nhất quán.
- Đo lường kế hoạch và minh chứng thành tích rõ ràng hơn.
- Điều chỉnh/Tối ưu hiệu quả hoạt động để đáp ứng chỉ số môi trường, xã hội, quản trị trong báo cáo chính thống.
- Nắm bắt nhanh các nhu cầu của các bên liên quan, từ đó cân bằng lợi ích, tạo ra giá trị chung cho tất cả.
- Xác định chính xác các điểm cần cải thiện, lên kế hoạch đổi mới phù hợp với sự ưu tiên của các bên.
- Xây dựng lòng tin, thu hút sự đầu tư/ủng hộ của các bên.
Một khi các lợi ích trên được doanh nghiệp thu hoạch trọn vẹn, lợi thế cạnh tranh và vị thể của tổ chức cũng tự khắc tăng trưởng theo. Lãnh đạo sẽ hoàn toàn yên tâm khi SCM là nền tảng vững chắc để dẫn dắt công ty theo đuổi những giá trị bền vững, lâu dài.
Trong trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp và muốn áp dụng khung ESG dạng SCM, nhưng chưa biết cách? Tham khảo khóa học ESG của SOM-AIT để được “tinh thông” bộ tiêu chuẩn bền vững một cách tinh gọn và bài bản nhất. Nhờ giáo án cập nhật case study liên tục, cùng đội ngũ giảng viên là chuyên gia trong nghề, học viên sẽ tiếp thu đồng thời kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn ngay trong từng giờ học.
→ Tìm hiểu chi tiết Khóa học ESG là học gì?
Hoặc để lại thông tin trong form bên dưới, đội ngũ SOM sẽ chủ động liên hệ giải đáp sớm nhất mọi tư vấn về khóa học ESG dành cho cấp quản lý.