Quy trình ra quyết định hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp

quy trinh ra quyết định lãnh đạo quản lý doạn nghiệp

Quy trinh ra quyết định cực kỳ quan trọng với một nhà lãnh đạo. Nó không chỉ phản ánh năng lực điều hành, mà còn là nhân tố quyết định thành bại của doanh nghiệp trong những thời điểm cần thiết. Vậy làm sao để phát triển kỹ năng ra quyết định đúng đắn? Bài viết dưới đây của SOM sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm khái niệm, quy trình để rèn luyện hiệu quả.  

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định là khái niệm mô tả quá trình từ tìm hiểu, phân tích, cân nhắc đến chọn một nội dung, phương nào đó. Kỹ năng này đòi hỏi sự hiểu biết, kinh nghiệm, tư duy phản biện, làm việc nhóm, độ quyết đoán… để có thể ra quyết định chính xác và nhanh chóng.

 Một số quyết định lãnh đạo, quản lý phổ biến trong doanh nghiệp:

  • Chốt kế hoạch kinh doanh
  • Chọn giải pháp xử lý vấn đề
  • Duyệt phương án tuyển dụng nhân sự

Quyết định lãnh đạo ảnh hưởng đến từng bước đi của tổ chức. Do đó, nhà lãnh đạo cần phải cẩn trọng và sáng suốt khi đi đến một kết luận nào đó. Chúng nên mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, thậm chí vượt xa mong đợi đề ra. 

Một nhà quản lý có kỹ năng ra quyết định tốt sẽ giúp ích rất nhiều đến quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Những lựa chọn thông minh, hướng đi đúng đắn cũng giúp lãnh đạo củng cố niềm tin với đối tác, cấp trên, đồng nghiệp và nhân sự dưới trướng. Từ đó, họ được tin tưởng trao quyền, thuận lợi tiến xa trong sự nghiệp. 

Các hình thức ra quyết định trong quản trị, lãnh đạo

Các hình thức ra quyết định trong quản trị, lãnh đạo

Có 3 dạng thường được các CEO lựa chọn trong quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản trị:

1. Ra quyết định cá nhân: 

Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, trực giác cá nhân, nhà quản lý sẽ chốt giải pháp trước khi thông báo với nhân viên. Hình thức này được dùng trong các tình huống cấp bách, hoặc những công việc đơn giản có thể tự quyết định ngay.

Tuy nhiên không nên áp dụng quá thường xuyên, bởi nó có thể khiến nhân viên bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất của tổ chức.

2. Ra quyết định có tham vấn:

Hình thức này thường gặp khi các lãnh đạo đối mặt với những vấn đề nó chưa có kinh nghiệm hoặc chuyên môn sâu. Do đó, họ cần tư vấn và gợi ý từ những chuyên gia trong ngành, để đảm bảo có cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn. 

Lưu ý khi chọn cách này, nhà quản lý vẫn cần có chính kiến riêng của mình, tránh lệ thuộc, bị động dẫn dắt bởi những người khác. Một cách tiếp cận khác để tận dụng thế mạnh của hình thức này nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn trong quyết định đó là tham vấn từ các bộ phận làm việc với số liệu hoặc kiểm chứng giả thuyết bằng số liệu.

Càng ở vị trí cao, đưa ra các quyết định lớn, kỹ năng làm việc với số liệu càng trở nên quan trọng. Đặc biệt khi ngày nay các công nghệ ngày càng phát triển để bổ trợ quyết định quản trị, lãnh đạo và kinh doanh. Nếu doanh nghiệp sở hữu các đội ngũ chuyên viên phân tích dữ liệu, đây sẽ là các ‘tham vấn viên’ khách quan nhất. 

Tham khảo thêm khóa học: Phân tích kinh doanh và chuyển đổi số để bắt kịp các kỹ năng lãnh đạo, quản trị trọng yếu trong thời đại mới 

3. Ra quyết định tập thể:

Khai thác trí tuệ tập thể cũng là một trong những miếng ghép quan trọng trong kỹ năng ra quyết định. Bởi lẽ, những bộ phận sát sao với các vấn đề cần giải quyết mới chính là người hiểu vấn các nút thắt nhưng các bộ phận khác lại là những người nhìn thấy hệ quả và ảnh hưởng tổng thể đằng sau mỗi quyết định.

Với hình thức này, quyết định cuối cùng sẽ được lãnh đạo chốt sau khi tham khảo và thu thập ý kiến từ nhiều người. Đối với những vấn đề phức tạp, có quy mô, các CEO thường chọn cách này để có cái nhìn toàn cảnh, đa chiều. Hoặc họ cần những tư duy mới, ý tưởng sáng tạo từ các nhân sự khác nhau ở nhiều cấp bậc, phòng ban. 

Nhà quản lý cần dẫn dắt và làm chủ buổi họp, tránh để nội dung thảo luận đi quá xa mục tiêu ban đầu, hoặc gây ra các tranh cãi không đáng có.

Quy trình ra quyết định quản trị của CEO

Đối diện với đa dạng tình huống, không phải lúc nào nhân sự cũng có thể dễ dàng xử lý. Để tăng tỉ lệ thành công và thuận lợi trong quá trình ra quyết định, dưới đây là 7 bước phổ biến mà CEO các tổ chức có thể làm theo:  

Bước 1: Xác định bối cảnh của thách thức/ cơ hội

Trước tiên, quản lý cần biết mình cần đưa ra quyết định gì, vì sao, ảnh hưởng đến ai và đến mức nào, tiêu chí đánh giá thành công… Bước này sẽ giúp nhân sự có đủ cơ sở để tìm hướng đi và chốt giải pháp sau cùng.

Bước 2: Nhìn nhận vấn đề 

Để quá trình ra quyết định được ứng dụng đúng đắn, CEO cần tìm hiểu, phân tích vấn đề một cách hợp lý và khách quan thông qua góc nhìn đa chiều, khai thác cả mặt lợi và hại…. Điều này giúp nhân sự nhận ra nhanh chóng nút thắt, để gỡ nút dễ dàng và hiệu quả. 

Quy trình ra quyết định quản trị của CEO

Bước 3: Liệt kê các phương án

Lãnh đạo có thể tự suy nghĩ, tham vấn chuyên gia hoặc thu thập ý kiến mọi người để có một danh sách giải pháp khả thi. Một tip nhỏ giúp loại bỏ nhanh các phương án không phù hợp là thiết lập các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá. Danh sách sẽ chỉ giữ top 3, hoặc top 5 các giải pháp đáp ứng nhiều yếu tố nhất.

Bước 4: Xem xét ưu – nhược điểm từng phương án

Sau khi đã có danh sách, nhà quản lý tiến hành đánh giá, so sánh ưu – nhược điểm để chốt phương án cuối cùng. Một quyết định tốt nhất cần:

  • Đáp ứng mục tiêu ban đầu 
  • Khả thi, có thể thực hiện ngay
  • Có chi phí, nguồn lực phù hợp tình hình hiện tại

CEO có thể chọn một trong các giải pháp đề ra, hoặc đưa quyết định kết hợp nhiều phương pháp để tận dụng tối đa lợi ích, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Tùy vào phương pháp ra quyết định bạn chọn ban đầu – cá nhân, tập thể hay tham vấn chuyên môn, các giải pháp này nên được soi chiếu dưới nhiều lăng kính để tránh bị ảnh hưởng bởi thiên kiến cá nhân. 

Bước 5: Ra quyết định

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình này, là lúc lãnh đạo cần đưa ra quyết định cuối cùng trong danh sách các phương án khả thi nhất.

Quá trình ra quyết định quản trị của CEO

Bước 6: Triển khai

Sau khi chốt giải pháp/nội dung, người ra quyết định cần lên chốt kế hoạch triển khai, điều phối nguồn lực và thực hiện để đạt mục tiêu mong đợi.

Bước 7: Đo lường và đánh giá

Trong suốt và sau quá trình triển khai, nhà quản lý cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên, để kịp thời xử lý nếu có vấn đề. Đồng thời, họ cần liên tục đánh giá phương án này có đang đúng hướng và hiệu quả không, nếu không cần nhanh chóng điều chỉnh.

Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản trị phía trên là nền tảng cần thiết để các CEO có hướng đi khi cần chốt một điều gì đó. Tuy nhiên, để kỹ năng ra quyết định nói riêng và lãnh đạo nói chung hiệu quả hơn nữa, họ cần có các kỹ năng khác đi kèm như:

Và còn nhiều kỹ năng khác nữa mà các nhà điều hành cần rèn luyện nhiều hơn để đảm nhiệm tốt vị trí của mình.

Nếu bạn đang tìm một môi trường để luyện tập bài bản, một định hướng để phát triển đúng đắn, khóa học EMBA – nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho quản lý cấp cao là một giải pháp phù hợp. Tìm hiểu thêm khóa kỹ năng CEO thời đại mới tại đây, hoặc điền form tư vấn bên dưới để được hỗ trợ nhé.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…