Các bước gọi vốn khởi nghiệp và những lưu ý không thể phớt lờ khi đối mặt nhà đầu tư 

các bước gọi vốn khởi nghiệp và lưu ý khi gặp nhà đầu tư

Một cái bánh vẽ thật to bao gồm ý tưởng sơ xài, mô hình doanh nghiệp đơn giản, cùng tiềm năng thể hiện qua cơ cấu dân số, quy mô thị trường nào đó thì chắc hẳn không đủ để gọi vốn. Việc gọi vốn khởi nghiệp thành công luôn cần một kế hoạch cụ thể, vạch rõ nhu cầu gọi vốn, kế hoạch dùng vốn, gặp nhà đầu tư, thương thảo, và hàng tá các quy trình phức tạp khác. Cụ thể thế nào, bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ.

Những nhu cầu và mục tiêu cần xác định rõ trước khi gọi vốn khởi nghiệp: 

Lưu ý khi gọi vốn khởi nghiệp

Hiểu rõ cần gọi vốn để làm gì? Khi nào thì nên gọi vốn startup? 

Gọi vốn chỉ thật sự phù hợp cho những mô hình kinh doanh nghiêm túc, đã được cân nhắc và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, và thường là trong 2 trường hợp dưới đây: 

Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp vừa mới thành lập và cần vốn để hoạt động 

Việc kêu gọi vốn đầu tư có thể theo các giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn 1: Doanh nghiệp cần ngân sách để phát triển sản phẩm và đầu tư cho các hoạt động thâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng.
  • Giai đoạn 2: Doanh nghiệp cần ngân sách để phát triển
  • Giai đoạn 3: Doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ban đầu, muốn kêu gọi vốn đầu tư nhằm nhân rộng hoặc scale-up mô hình. 

Trường hợp 2: Khi doanh nghiệp đang phát triển 

Chủ doanh nghiệp cần đầu tư vào việc nâng cấp thiết bị, máy móc phục vụ việc kinh doanh, tuyển thêm nhân sự, mở rộng chi nhánh… để phát triển mô hình kinh doanh. Lúc này lợi thế thương lượng của các đơn vị đầu tư sẽ không lớn như trường hợp 1, đặc biệt là với những mô hình kinh doanh đã đi vào ổn định và giàu tiềm năng.

Xác định thời gian bắt đầu gọi vốn

Các founder nên cân nhắc về chuyện gọi vốn khi startup đạt ngưỡng chỉ còn khoảng 12 tháng runway (runway là khoảng thời gian ước lượng còn lại của startup trước khi startup đó sử dụng hết số tiền đang có). 

Bởi lẽ không có chuyện startup cần tiền là nhà đầu tư sẽ cho tiền. Kể cả khi đã được “chốt” bởi các đơn vị đầu tư, startups vẫn cần thực hiện hàng loạt các thủ tục cần thiết để nhận khoản tiền đó. Vì vậy, hãy tính toán cẩn thận để duy trì dòng tiền trước khi tài khoản của doanh nghiệp cạn kiệt trước khi tiền về, tránh tạo ảnh xấu và gián đoạn kinh doanh..

Xác định cần gọi vốn bao nhiêu?

Gọi vốn khởi nghiệp không phải cứ gọi càng nhiều càng tốt. Điều quan trọng nhất cho các startup khi gặp nhà dầu tư là xác định rõ con số trong đầu và những biên độ có thể đánh đổi.

Cụ thể hơn, dù ở giai đoạn nào, startups cũng cần làm rõ KPI về tăng trưởng trong tương lai và các số liệu quá khứ. Từ đó, hãy lập bảng dự trù tài chính để ước lượng xem mình cần thêm bao nhiêu tiền trong 1 -2 năm tới. Cần tính toán kỹ lưỡng để gọi vốn đủ dùng cho tới vòng tiếp theo.

Bởi suy cho cùng gọi vốn đầu tư là đánh đổi một phần cổ phần ra ngoài. Nên cân nhắc kỹ tỷ trọng và những đánh đổi tương xứng nến muốn tiếp tục đường dài mà không mang lại cảm giác ‘làm thuê cho chính startup của mình’

Tìm vốn khởi nghiệp ở đâu? 4 nguồn vốn chính cho công ty startup

Tìm vốn khởi nghiệp ở đâu? 4 nguồn vốn chính cho công ty startup

Có rất nhiều cách thức khác nhau mà doanh nghiệp, các startup có thể lựa chọn để kêu gọi vốn đầu tư cho việc phát triển dự án, gồm:

1. Gọi vốn đầu tư qua các kênh cộng đồng: 

Hiện nay, nhiều trang web, diễn đàn cho phép các nhà khởi nghiệp tham gia huy động nguồn vốn bằng cách đăng ký tài khoản, trình bày và triển khai dự án của mình để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Hình thức này giúp tiếp cận được với các nguồn vốn nhanh chóng hơn. 

Một số trang web kêu gọi vốn đầu tư nổi bật ở Việt Nam là Funding.vn, Comicola.com, Betado.com, Kickstater, Indiegogo, GoFundMe, StartEngine, Circleup…

2. Gọi vốn từ ngân hàng: 

Ngân hàng là một địa chỉ tin cậy để tìm nguồn vốn. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người gọi vốn đáp ứng một số điều kiện liên quan như có lịch sử tín dụng tốt, có tài sản đảm bảo, có phương án kinh doanh khả thi… Nếu đáp ứng được thì việc huy động vốn khởi nghiệp là điều không quá khó.

3. Gọi vốn đầu tư từ các quỹ phát triển doanh nghiệp: 

Các quỹ phát triển doanh nghiệp đang là lựa chọn tối ưu của nhiều startups. Các quỹ này thường cung cấp các khoản cho vay và trợ cấp kinh doanh nhỏ. Một vài quỹ nổi bật ở Việt Nam là Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (HSIF), Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC)… 

4. Gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm:

 Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường hướng đến các doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ, những công ty startup nhưng được đánh giá có tiềm năng phát triển. Đây là hình thức phổ biến nhất những năm gần đây ở Việt Nam. Các quỹ nổi bật hiện tại gồm Mekong Capital, CyberAgent Ventures (CAV), Vina Capital Venture, Golden Gate Venture, IDG Venture…

Việc gọi vốn bằng hình thức nào phụ thuộc vào mục tiêu, tình hình tài chính và khả năng thuyết phục của mỗi startups. Nên nghiên cứu rõ ưu nhược của từng loại hình trước khi bắt tay vào làm.

6 bước phát triển kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh

Các bước và quy trình gọi vốn khởi nghiệp

Các bước và quy trình gọi vốn khởi nghiệp

Xác định hết được những yếu tố trên, các startups thực hiện gọi vốn theo quy trình sau:

Bước 1: Lên kế hoạch

Ở bước này, startups cần lên kế hoạch chi tiết nhất để gọi vốn. Bản kế hoạch cần làm rõ các định hướng và mục đích sau khi có nguồn vốn đầu tư. Cụ thể là:

  • Bảng kế hoạch về dự án sẽ kêu gọi vốn đầu tư
  • Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như thế nào
  • Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và dự án
  • Mục tiêu sau khi kêu gọi vốn đầu tư thành công

Càng chi tiết, càng thực tế thì càng thuyết phục. Vì vốn dĩ không ai muốn mua một sản phẩm mà đến người làm ra nó cũng chưa hiểu rõ nó thế nào. 

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học giúp hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp cho quản lý cấp cao

Bước 2: Lựa chọn nhà đầu tư 

Mỗi đơn vị đầu tư có cách làm việc, định hướng riêng. Nhà đầu tư phù hợp không chỉ thể hiện qua việc họ “rót” được cho dự án bao nhiêu tiền, mà còn phải có chung lập trường, mối quan tâm và tầm nhìn với founders dự án. 

Bước 3: Chuẩn bị bài thuyết trình (hay còn gọi là pitchdeck) cho dự án

Đây là tài liệu quan trọng để NDT quyết định rót vốn vào dự án. Một pitch deck căn bản thường có những nội dung sau:

  • Thông tin đầy đủ của doanh nghiệp: Tên, logo, lĩnh vực, giới thiệu chung
  • Vấn đề thị trường hiện tại
  • Giải pháp bạn cung cấp, tại sao giải pháp đó hiệu quả?
  • Traction: Các chỉ số đo lường cho thấy Product-Market Fit hoặc tiềm năng đạt Product-Market Fit
  • Phân khúc khách hàng: Bạn nhắm đến phân khúc nào? Đặc trưng của họ ra sao? Phân khúc đó có đủ lớn, hoặc trong tương lai có đủ lớn?
  • Đối thủ cạnh tranh: Ai đang cạnh tranh với dự án? Bạn nổi bật hơn họ ở điểm gì?
  • Cách thức vận hành dòng tiền trong dự án
  • Tầm nhìn: Trong tương lai doanh nghiệp bạn sẽ phát triển thế nào? Roadmap cho mục tiêu phát triển đó. 
  • Đội ngũ: Thông tin và minh chứng năng lực của từng thành viên
  • Kế hoạch sử dụng vốn: Bạn gọi bao nhiêu vốn? Sẽ sử dụng vốn thế nào?
  • Đối tác hoặc cộng sự: Đối tác chiến lược, cá nhân/đơn vị tư vấn cho dự án là ai? Họ tác động thế nào đến uy tín dự án?
  • Dự án thử nghiệm hay chưa? Có khách hàng nào trải nghiệm chưa? Kết quả như thế nào?

Đọc thì dễ, nhưng khi bắt tay vào làm pitcheck mới thấy đau đầu, kể cả là với những bộ óc chiến lược lâu năm. Việc đưa ra một câu trả lời logic và thuyết phục cho tất cả những câu hỏi trên tốn rất nhiều thời gian khảo sát và chắt lọc. Hãy luôn nhớ rằng “no pain no gain”, càng chi tiết thì càng ăn điểm, càng chứng tỏ startup hiểu rõ dự án và nắm chắc thành công.

Ngoài ra, những yếu tố như hình thức trình bày, sự chuyên nghiệp, câu từ sắc bén sẽ giúp ăn điểm hơn với nhà đầu tư. Và tất nhiên, cách startup trình bày pitchdeck của mình vẫn đóng một vai trò rất quan trọng. Hãy sắp xếp nội dung theo mạch phù hợp nhất để thuyết trình. Đồng thời, đừng quên highlight những nội dung thể hiện rằng startup có thể thành công như tiềm năng thị trường, đội ngũ, traction, tỷ lệ tăng trưởng,…

Có thể bạn quan tâm: các tiêu chí đánh giá ý tưởng khởi nghiệp từ góc độ đầu tư  

Các bước và quy trình gọi vốn khởi nghiệp

Bước 4: Đưa ra mức độ mong muốn và định giá dự án

Trong quá trình gọi vốn, NDT thường hỏi startup cần gọi chừng đó vốn để đổi lấy bao nhiêu cổ phần. Câu hỏi này chỉ có thể được trả lời tốt khi startup ước lượng được về định giá công ty của mình. Mục đích của việc định giá là để các nhà đầu tư nắm rõ quy mô, hướng đi của doanh nghiệp, và cân nhắc lời lỗ từ việc đầu tư.

Các Startup hiện tại thường lựa chọn định giá doanh nghiệp theo một trong các phương pháp sau: 

  • Phương pháp tỷ số bình quân trong định giá doanh nghiệp
  • Phương pháp giá giao dịch trong định giá doanh nghiệp
  • Phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong định giá doanh nghiệp, Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong định giá doanh nghiệp
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu trong định giá doanh nghiệp…

Sau khi định giá, startup cần tính toán Cap Table. Cap Table là một bảng tổng hợp thông tin và phân tích phần trăm cổ phần, giá trị cổ phần và lượng vốn đầu tư qua các vòng của một công ty. Sau cùng, cũng là quan trọng nhất, tính toán và cân nhắc xem Founders còn bao nhiêu cổ phần sau vòng gọi vốn này.

Các bước và quy trình gọi vốn khởi nghiệp
Minh hoạ bản định giá Cap Table

Bước 5: Tham khảo các mối quan hệ ích lợi

Các nhà đầu tư vào startup hiện tại (nếu có) hoặc các đối tác chiến lược thể sẽ có những tư vấn hữu ích về việc chọn nhà đầu tư phù hợp. Họ cũng có thể làm cầu nối giới thiệu, hỗ trợ thẩm định cũng như ủng hộ bạn khi gọi vốn. Do đó, đừng quên trò chuyện, và đạt được sự đồng thuận từ các nhà đầu tư này về kế hoạch gọi vốn sắp tới. 

Bước 6: Tự bỏ vốn để bước đầu lập nền tảng cho dự án của chính mình 

Không ai mua sản phẩm mà chính người làm nên nó còn không dám sử dụng. Hãy nhớ rõ ràng bản thân Founders cũng chính là một nhà đầu tư của dự án mà mình đang kêu gọi vốn. Trong giai đoạn chưa được rót vốn, đừng tiếc bỏ vốn vào để bước đầu chỉ chu doanh nghiệp để gây đủ ấn tượng với NDT.

Có thể bạn quan tâm: Khởi nghiệp vốn ít, 5 gợi ý để tối ưu ngân sách, tối đa hiệu quả!

5 lưu ý trong quá trình gọi vốn khởi nghiệp

5 lưu ý trong quá trình gọi vốn khởi nghiệp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu và chốt được thời gian gặp gỡ NDT, hãy thực hành trình bày pitchdeck và chuẩn bị trước các câu hỏi có thể gặp. Việc có kêu gọi vốn được hay không phụ thuộc vào tiềm năng công ty, mối quan hệ và bản lãnh của Founder. Dẫu sao, việc nắm được một vài lưu ý quan trong trong lúc gọi vốn sẽ giúp mọi việc suông sẻ hơn, cụ thể như sau:

1. Không ngừng hoàn thiện phần pitch

Có thể phải trải qua nhiều vòng thuyết trình. Vì thế, mỗi lần pitch trước NDT, hãy quan sát xem thái độ của họ thế nào. Đâu là phần họ hứng thú nhất? Đâu là phần họ nghi ngờ nhất? Họ cần biết thêm các thông tin gì? Sau mỗi vòng hãy thêm thắt đủ các phần đó vào để hoàn thiện phần pitch. Một Pitchdeck có rất rất nhiều thông tin, vì vậy, hãy nhờ nhiều người có chuyên môn liên tục kiểm tra pitch.

2. Tâm thế khi gọi vốn

Các mối quan hệ làm ăn luôn trên tình thần Win-win. Do đó, hãy luôn tránh tâm thế “cần vốn tới mức tuyệt vọng”. Nên lưu ý rằng đầu tư không phải là một quá trình chỉ có 1 chiều giá trị (NDT tạo giá trị cho startup) mà giá trị đến từ cả 2 đầu (startup cũng mang tới cơ hội cùng lợi nhuận lớn cho NDT). Vậy nên, hãy giữ tâm thế vững vàng khi trò chuyện cùng NDT, không để mình ở tâm thế “kèo dưới”.

Trong nhiều trường hợp, NDT muốn hạ định giá công ty để tăng lượng cổ phần mà họ có thể sở hữu. Đây là bài toán thương lượng, chịu hay không tuỳ vào bạn. Tuy nhiên, hãy luôn nắm rõ trong đầu những lý do khiến bạn đưa ra mức định giá ban đầu. Cần đủ cứng rắn để bảo vệ giá trị công ty và lượng cổ phần của bản thân.

3. Tiếp cận nhiều nhà đầu tư cùng một lúc

Trò chuyện với nhiều quỹ cùng một lúc trước là sẽ tạo lợi thế thương lượng với startup, sau là tăng khả năng startup tìm được nhà đầu tư phù hợp hơn. Việc tương tác với quỹ thường xuyên cũng giúp startup hiểu cách thuyết phụ họ hơn.

4. Tạo cảm giác gấp rút

Vạch ra giới hạn thời gian cụ thể cho các vòng gọi vốn của mình. Nhờ điều này, startup có thể tạo cảm giác gấp rút cho NDT và thúc họ phải đẩy nhanh quá trình đưa ra quyết định. Tip này đặc biệt hiệu quả nếu startup đã có một vài NDT đưa offer, khi đó giới hạn thời gian sẽ tạo áp lực “mất chỗ” tới các NDT khác, khiến họ đưa offer nhanh hơn, và thường đó đều là những offer có lợi với startup.

Chúc bạn thành công!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…