Tiếp cận nghề với một tấm bằng thạc sĩ là một lựa chọn tốt bởi đây gần như là minh chứng cho mức độ nghiên cứu chuyên sâu của ứng viên về một lĩnh vực cụ thể. Nếu bạn đang phân vân có nên học thạc sĩ không, hoặc nên học thạc sĩ ngành nào để đảm bảo cho một tương lai thông thuận nhất, hãy cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đâu là lợi thế của bằng thạc sĩ trên chặng đầu sự nghiệp?
Việc tuyển dụng nhân sự trình độ cao đang nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, ở Việt Nam, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn khá thấp (26,2%). Đặc biệt, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng hơn 200.000 sinh viên ra trường nhưng không có việc làm. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ chương trình đào tạo cử nhân chưa gắn với việc làm, dẫn tới việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bàn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận, trên bình diện cả nước, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng đủ cho một thị trường lao động bền vững và hội nhập.
Đây là một thách thức không nhỏ, đặc biệt là khi thế giới việc làm và thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng 4.0. Nhiều việc làm mới, kỹ năng mới hình thành. Tốc độ chạy đua chuyển đổi số cũng yêu cầu doanh nghiệp có nguồn nhân lực cạnh tranh về chất lượng.
Do đó, khi tuyển dụng, các công ty đang dần có khuynh hướng chọn ứng viên với bằng cấp cao, đặc biệt là người mới tốt nghiệp. Những thạc sĩ thường được đào tạo sâu hơn về kiến thức chuyên ngành, kết hợp cùng tầm nhìn mở, liên đới nhiều lĩnh vực – bất kể là theo con đường thạc sĩ khoa học MSc hay MBA.
Ngoài ra, kỹ năng tư duy, khả năng phản biện, tự học, tự nghiên cứu và sự nhạy bén với khả năng nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển của ngành hàng cũng là lợi thế của những người học lên cao học. Những ưu thế này giúp các thạc sĩ bắt nhịp nhanh hơn với công việc đồng thời mang tơi nhiều tư tưởng cấp tiếp, thúc đẩy quá trình đổi mới, sáng tạo và chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp.
Nên học thạc sĩ ngành nào nhanh thăng chức, tăng lương?
Tất nhiên, sức nặng của một tấm bằng thạc sĩ ngay sau đại học còn phụ thuộc vào ngành nghề. Để chắc chắn về những cơ hội công việc hấp dẫn, con đường thăng tiến rộng mở trong tương lai sau khi hoàn tất chương trình thạc sĩ, bạn có thể ưu tiên một vài ngành nghề dưới đây:
Học thạc sĩ lĩnh vực phần mềm, công nghệ, chuyển đổi số
Sự thống trị của công nghệ cũng như ngành phát triển phần mềm là không thể phủ nhận. Người dùng ngày càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, kéo theo hàng loạt nhu cầu mới, đòi hỏi sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật. Đây cũng được xem là kỷ nguyên của chuyển đổi số ở tất cả mọi lĩnh vực, quy mô, đồng thời cũng là cơ hội của các lập trình viên có khả năng lập trình, chuyển đổi, biến công nghệ thành ứng dụng thực tiễn.
Ngoài thiết kế sản phẩm, lập trình viên còn chịu trách nhiệm cập nhật phiên bản, sửa lỗi, nâng cấp để sản phẩm càng trở nên tân tiến. Và thường thì đây là những vị trí gần như không thể thay thế khi đã theo dự án từ những ngày đầu. Vậy nên, các ngành phát triển phần mềm sẽ luôn có nhu cầu nhân lực lớn và mức lương cạnh tranh!
Một tấm bằng cử nhân là điều cần thiết để bắt đầu trong lĩnh vực phần mềm. Nhưng nếu muốn xử lý được những chương trình hiện đại nhất và được săn đón bởi những công ty công nghệ hàng đầu, việc được đào tạo thạc sĩ chuyên môn về những xu hướng công nghệ mới nhất là điều cần thiết.
Học thạc sĩ Tâm lý học
Theo khảo sát, trung bình thế giới cứ 4 người thì có 1 người gặp vấn đề tâm lý. Do đó, nhu cầu cần nhà trị liệu, cố vấn tâm lý ngày càng tăng. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của ngành này là 22% từ năm 2018 đến 2028, tập trung vào các mảng lạm dụng chất kích thích, rối loạn lo âu, sức khỏe tâm thần. Hơn nữa, đây không phải là ngành nghề có thể tự động hóa khi AI không thể thấu cảm con người, vì thế khó có khả năng bị đào thải trong tương lai.
Một chương trình cử nhân về tâm lý có thể cung cấp những nền tảng kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, điều trị tâm lý cần sự thấu hiểu sâu sắc, trải nghiệm sống và sự cẩn trọng trong quá trình hành nghề. Do đó, một chương trình thạc sĩ là điều cần thiết để có thể hỗ trợ mọi người tốt nhất. Ngoài nền tảng kiến thức trị liệu sâu sắc, thời gian học thạc sĩ cũng giúp bạn có nhiều kinh nghiệm sống để tư vấn hiệu quả hơn.
Học thạc sĩ Phân tích kinh doanh
Nếu phải “điểm mặt chỉ tên” một lĩnh vực đã bùng nổ mạnh trong thập kỷ qua thì không thể bỏ qua ngành phân tích dữ liệu. Việc thu thập, lưu trữ, phân tích Big data là nền tảng để các doanh nghiệp có những chiến lược phát triển hiệu quả trong tương lai.
Chính vì thế, ngành công nghiệp dữ liệu đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Hầu như tất cả công ty lớn nhỏ nhận ra “Data is gold” và luôn chiêu mộ nhân viên – kỹ sư phân tích dữ liệu để các quyết định kinh doanh khôn ngoan và vượt trội so với đối thủ.
Đặc biệt, một trong những điểm khiến khóa học dữ liệu trở thành một “miền đất hứa” với nhiều người, đó chính là sự phá bỏ định kiến rằng nam giới chiếm ưu thế lớn trong các mảng ngành công nghệ thông tin. Cụ thể, Forbes đã nêu chi tiết có đến 26% công việc trong ngành khóa học dữ liệu ở Mỹ là do phụ nữ đảm nhiệm và khoáng cách đang được rút ngắn từng ngày. Vì thế, dù có là nam hay nữ, các cử nhân có thể tự tin học tập và theo đuổi nghề.
→ Chương trình thạc sĩ Phân tích Kinh doanh chất lượng cao PM BADT
Tối ưu cơ hội cùng khóa đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Một người quản lý giỏi, một nhân sự chuyên môn với kiến thức vững chắc luôn là điều các doanh nghiệp tìm kiếm. Do đó, thạc sĩ Quản trị kinh doanh có thể tìm được những cơ hội việc làm chất lượng tại cả doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hay tổ chức chính phủ. Mức lương của những người có bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chất lượng, dù ở trong phân mảng nào, cũng được ưu ái hơn.
Cũng chính vì thế, chương trình thạc sĩ cho lĩnh vực Quản trị kinh doanh đang là điểm nhắm của rất nhiều sinh viên mới ra trường hiện tại. Khác với những chương trình mang nặng lý thuyết trước đây, các khóa đào tạo thạc sĩ kinh doanh hiện tại đang tích cực đẩy mạnh yếu tố thực hành. Tham gia khóa học, học viên dần được tham gia giải quyết các tình huống thực tế tại doanh nghiệp liên kết với khóa đào tạo.
Đặc biệt, thạc sĩ Quản trị Kinh doanh còn là một lựa chọn tốt nếu học viên chưa quyết định được phân mảng mình muốn theo đuổi lâu dài. Không chỉ là tầm nhìn quản lý bao quát, kiến thức chuyên môn để đánh giá hiệu quả từng phân mảng trong doanh nghiệp cũng là điều các thạc sĩ tôi luyện được sau khóa học. Hoàn thành xong thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, cơ hội rộng mở với học viên ở rất nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau.
→ Chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chất lượng cao MBA.
Trên đây chỉ là một nhóm ngành tiêu biểu phù hợp với việc học thạc sĩ. Như đã nói, mỗi tấm bằng sẽ có giá trị khác nhau, không chỉ vì ngành nghề, mà còn chính nỗ lực và thái độ nghiêm túc học tập. Dù lựa chọn học thạc sĩ ngành nào, hãy cam kết và quyết tâm hoàn thiện khóa học một cách tốt nhất để nhận lại những thành quả xứng đáng.