8 ứng dụng của AI trong doanh nghiệp – xu hướng của thời đại mới 

8 ứng dụng của AI trong doanh nghiệp thời đại 4.0

Khi ChatGPT ra đời, một làn sóng thảo luận mạnh mẽ về vai trò của AI trong doanh nghiệp lại bùng nổ. Người làm thuê bắt đầu lo sợ vị trí của mình bị thay thế bởi AI, trong khi chủ doanh nghiệp lại ráo riết chạy đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công ty. Tâm lý này là hoàn toàn dễ hiểu, vì sự thật là ứng dụng của AI đang ngày càng bành trướng trong rất nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:

8 ứng dụng của AI trong doanh nghiệp 

1. Ứng dụng AI trong Tuyển dụng nhân sự:

Hiệu quả nổi bật nhất của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nhân sự là khả năng thu hút nhân tài. 

Cụ thể, AI có thể làm được từ việc sàng lọc người nộp đơn ứng tuyển đến duy trì cơ sở dữ liệu, sắp xếp các cuộc phỏng vấn, giải quyết và giải đáp các thắc mắc của người ứng tuyển. Nhờ đó, chúng làm giảm đáng kể quy trình và thời gian tuyển dụng, cho phép nhóm nhân sự tập trung vào các nhiệm vụ thiết yếu hơn như tìm nguồn cung ứng, tiếp thị tuyển dụng và các hoạt động khác.

Công nghệ AI có thể hợp lý hóa các quy trình ứng dụng bằng cách thiết kế biểu mẫu thân thiện với người dùng hơn, giúp giảm số lượng đơn xin ứng tuyển bị loại. Việc tuyển dụng có sự hỗ trợ của AI sẽ lựa chọn một ứng viên đáp ứng đủ phần lớn các tiêu chuẩn của công ty qua thủ tục sàng lọc đơn giản và nhanh chóng. Các ứng viên cũng sẽ có tiềm năng cao hơn được truy tìm và giao tiếp thông qua chatbot.

2. Ứng dụng của trí thông minh nhân tạo trong An ninh mạng 

Thị trường toàn cầu cho AI trong an ninh mạng được dự báo sẽ đạt 46,3 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 23,6% trong giai đoạn dự báo (theo Meticulous Research).

Có nhiều cách mà các doanh nghiệp có thể sử dụng AI để cải thiện an ninh mạng. 

Họ có thể sử dụng các hệ thống bảo mật do AI hỗ trợ để phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa nhanh hơn nhiều so với khả năng của con người. Khi dùng AI, họ sẽ giảm khả năng mắc lỗi hơn, điều này thường có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu tốn kém.

Một cách khác mà các doanh nghiệp có thể sử dụng AI là dùng AI để tự động hóa các tác vụ. Điều này có thể giải phóng thời gian cho các chuyên gia bảo mật, giúp họ có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng. Nó cũng có thể giúp giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi của con người – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra vi phạm dữ liệu.

ứng dụng AI trong doanh nghiệp

3. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong Chứng khoán

Hiện nay, các công ty chứng khoán đang phát triển phần mềm kết hợp giao dịch định lượng, giao dịch thuật toán với công nghệ AI để phân tích thị trường theo thời gian thực. AI giúp thu thập hàng triệu triệu điểm dữ liệu trong thời gian thực và phân tích tự động, dự đoán biến động giá của từng cổ phiếu nói riêng, thị trường nói chung dựa trên dữ liệu về thời gian, số lượng, giá mở và đóng (ATO và ATC).

Kết hợp các thông tin chính xác và mới nhất về thị trường và doanh nghiệp, người dùng cũng được cập nhật liên tục những chuyển động qua từng phiên, cung cấp danh mục cổ phiếu mua/bán và đưa ra các khuyến nghị đầu tư.

Ở Việt Nam, nhiều trang web hoặc app chứng khoán đã tích hợp AI có thể dự báo được giai đoạn đỉnh và đáy của thị trường bằng hệ thống tự động phân tích dữ liệu giao dịch trực tuyến trong phiên. AI còn đưa ra chiến lược phân bổ vốn để nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận, ví dụ như giải ngân mạnh tại các chân sóng tin cậy và hạn chế giao dịch trong Downtrend (xu hướng xuống) hoặc Sideways (xu hướng đi ngang).

Ngoài cảnh báo chân sóng, đỉnh sóng, các app còn có tính năng báo sóng ngành, giúp nhà đầu tư chọn mã cổ phiếu tiềm năng. Nhờ đó, nhà đầu tư biết cách sàng lọc và xây dựng cho mình chiến lược mua/bán phù hợp. 

4. Dùng trí tuệ nhân tạo để phân tích tâm lý khách hàng

Ngày nay, người tiêu dùng đang dần không cần tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mình, mà các nhà bán lẻ sẽ nắm bắt tâm lý của họ, gợi ý trực tiếp theo thói quen tìm kiếm, mua hàng của khách. 

Xu hướng hiện nay của internet là nhiều hình ảnh hơn và ít văn bản hơn. Người dùng social media hiện nay chia sẻ hơn ba tỷ hình ảnh hàng ngày. Công nghệ phân tích hình ảnh ngày càng hoàn thiện của AI sẽ thu thập, giải mã hình ảnh ở một mức độ sâu sắc, nhanh chóng và chi tiết hơn con người.

Ví dụ, một thương hiệu kem có thể học được rất nhiều từ khách hàng của họ dựa trên những hình ảnh họ chụp. Họ có ăn ở nhà hay ở tiệm kem hay không? Nếu họ ở nhà thì họ có xem phim hay TV không? Có phải họ một mình hoặc với bạn bè? Họ có thêm bất kỳ lớp phủ nào trên bề mặt không?

Ngoài ra, không chỉ là hình ảnh, AI còn phân tích toàn bộ lịch sử tương tác, giao dịch của khách hàng trên tất cả các kênh cũng như chủ động đưa ra các câu hỏi. Từ phản hồi nhận được qua các nền tảng, AI sẽ dự đoán thói quen, sở thích của khách hàng và đưa ra gợi ý cho họ.

5. Ứng dụng AI trong kiểm toán 

Việc sử dụng AI trong kiểm toán sẽ làm giảm cả 3 loại rủi ro kiểm toán: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Xu hướng ứng dụng lĩnh vực AI trong kiểm toán đang diễn ra nhanh nhất tại các công ty kiểm toán Big4: Deloitte, EY, PwC và KPMG. 

Ví dụ, Deloitte đã tạo ra một ứng dụng nhận thức được gọi là Argus, được thiết kế đặc biệt cho các mục đích kiểm toán. Ứng dụng này học hỏi từ các tương tác của con người, tận dụng các kỹ thuật máy học tiên tiến và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Từ đó, nó tự động xác định và trích xuất thông tin kế toán quan trọng từ bất kỳ loại tài liệu điện tử nào.

ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong doanh  nghiệp

6. Sử dụng công nghệ AI trong việc xác định khách hàng mục tiêu 

Để đối chọi được với sự cạnh tranh của các nhà đột phá số, các nhà quảng bá cần phải áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để có được những hiểu biết toàn diện. Chúng gồm hiểu biết về khách hàng (Audience insights), hiểu biết sâu sắc về nội dung, để dự đoán và cung cấp nội dung phù hợp (Content prediction and matching). 

Nhờ vào những thống kê này, AI có thể nắm bắt và phân tích lượng dữ liệu lớn và đưa ra những thông tin mà doanh nghiệp mong muốn. Chúng bao gồm: nhu cầu khách hàng, mong muốn về sản phẩm dịch vụ hay sở thích, hành trình mua sắm hiện tại của khách hàng. Từ đó, Doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số nhắm đến khách hàng tiềm năng của mình. 

7. Trợ lý ảo bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà sản xuất thiết bị gia dụng như LG, Whirlpool và Philips đã bắt đầu phát hành các mặt hàng hỗ trợ Alexa. Về phía người dùng, 72% chủ sở hữu trợ lý ảo AI thừa nhận rằng thiết bị của họ nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong thói quen hàng ngày của họ và họ không muốn bỏ bộ điều khiển giọng nói này do thói quen bắt đầu hình thành và dễ sử dụng. 

Sau đây là một vài công việc mà Trợ lý ảo có thể thực hiện:

  • Gửi thông tin cập nhật về các chủ đề mà bạn quan tâm, bạn không cần bạn chủ động tìm kiếm chúng;
  • Dự báo tình hình thời tiết;
  • Thêm sự kiện và cuộc họp vào lịch của một nhóm hoặc từng thành viên riêng biệt;
  • Đặt lịch báo thức và nhắc nhở mọi việc thứ diễn ra theo đúng lịch trình;
  • Trả lời câu hỏi chung bằng giọng nói (thay vì mở liên kết để bạn tìm kiếm câu trả lời);
  • Tạo và điền vào các danh sách To-do list;
  • Dịch thuật theo thời gian thực;
  • Cập nhật lưu lượng trên lộ trình của bạn (đặc biệt hữu ích cho các hoạt động hậu cần);
  • Theo dõi hàng tồn kho, tự động điền vào danh sách mua sắm với các mặt hàng sẽ được đưa ra ngoài;
  • Điều khiển hiệu quả những thiết bị khác từ ánh sáng đến PC;
  • Đọc email, tài liệu thành tiếng;
  • Ghi lại lời nói chính tả, chuyển thành văn bản thay vì gõ thủ công;   

8. Ứng dụng của AI trong sản xuất 

Đối với các nhà sản xuất, trí tuệ nhân tạo cũng phát huy tác dụng thông qua một quy trình mới gọi là thiết kế thế hệ. 

Cụ thể, nó động theo cách: Các nhà thiết kế hoặc kỹ sư nhập các mục tiêu thiết kế,  các tham số cho vật liệu, phương pháp sản xuất cùng các ràng buộc về chi phí trong phần mềm thiết kế chung. Phần mềm sau đó khám phá tất cả các hoán vị có thể có của một giải pháp và nhanh chóng tạo ra các lựa chọn thay thế thiết kế sản phẩm phù hợp. 

Công nghệ này được biết tới là “sinh đôi kỹ thuật số – Digital Twin”. Digital Twin còn có thể thúc đẩy Machine Learning để kiểm tra và học hỏi từ mỗi lần thiết kế sản phẩm. Dần dần, nó sẽ biết được phương án nào là khả thi, phương án nào không nên lặp lại.

ứng dụng của trí thông minh nhân tạo trogn doanh nghiệp

Tóm lại, hiệu quả từ những ứng dụng của AI trong doanh nghiệp ngày càng to lớn. Sự cần thiết của việc học hỏi, đầu tư, ứng dụng công nghệ AI vào quy trình làm việc là điều không còn bàn cãi. Đây là điều tiên quyết mà các lãnh đạo thời chuyển đổi số cần để tâm. Chỉ khi dùng AI hiệu quả, doanh nghiệp mới có thể bền vững, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh thời chuyển đổi số.

Có thể bạn quan tâm 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…