Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, năng lực lãnh đạo không chỉ là một lợi thế mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc và nhanh chóng thăng tiến, bạn cần sở hữu những kỹ năng đặc biệt. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 8 yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo quản lý toàn diện giúp bạn tỏa sáng và tạo dựng sự nghiệp thành công.
8 Năng lực lãnh đạo quản lý nhất định phải biết
1. Xây dựng mối quan hệ bền vững
Xây dựng và mở rộng mối quan hệ chính là chìa khóa để nhanh chóng đạt được vị trí cấp cao và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp lãnh đạo, nhờ những lợi ích quý giá sau:
- Tăng tinh thần gắn kết với nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc: Theo nghiên cứu của Gallup, khi nhà quản lý tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đội nhóm có thể tăng hiệu suất làm việc chung lên tới 21%. Khi nhân viên cảm nhận được sự tôn trọng và quan tâm, họ sẽ nỗ lực cống hiến hơn, góp phần mang lại kết quả tối ưu cho đội ngũ.
- Học hỏi và phát triển: Mỗi người trong mạng lưới của bạn đều mang đến những kiến thức và kinh nghiệm khác biệt. Qua việc giao lưu, bạn sẽ tiếp cận được nhiều thông tin, quan điểm đa dạng, từ đó mở rộng tầm hiểu biết và cải thiện năng lực quản lý của cá nhân.
- Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề: Khi đối diện với thách thức trong công việc, sự hỗ trợ từ mạng lưới quan hệ rộng sẽ giúp bạn tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo và nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Gia tăng uy tín cá nhân: Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp không chỉ củng cố hình ảnh chuyên nghiệp mà còn tăng thêm uy tín của bạn trong mắt đồng nghiệp và đối tác.
- Thúc đẩy cơ hội thăng tiến: Xây dựng nhiều mối quan hệ chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận các cơ hội mới, tham gia vào các dự án quan trọng và thậm chí đảm nhiệm những vị trí quản lý cao cấp.
2. Khả năng thích ứng nhanh nhẹn
Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thị trường, khả năng thích ứng là một trong những năng lực quản trị không thể thiếu. Các nhà lãnh đạo phải luôn sẵn sàng ứng phó với các thay đổi từ môi trường kinh doanh, công nghệ đến các vấn đề toàn cầu.
Ví dụ điển hình là trong đại dịch COVID-19, nhiều công ty phải nhanh chóng chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa. Các nhà lãnh đạo cần liên tục điều chỉnh chiến lược và cách thức làm việc của đội ngũ để đảm bảo hoạt động suôn sẻ trong bối cảnh bất ổn.
Không một chủ doanh nghiệp nào lại muốn trao cơ hội cho những nhân viên ngại thích nghi với những đổi mới, thách thức… Và họ sẵn sàng trao cơ hội thăng tiến cho những ai chứng minh được năng lực lãnh đạo quản lý của mình ở những thời điểm doanh nghiệp cần nhân viên nhạy bén, tháo vát, đương đầu và đồng hành với mọi thay đổi của tổ chức.
3. Liên tục đổi mới và sáng tạo
Đổi mới là một yếu tố then chốt giúp nhân sự phát triển và tạo dựng vị thế cạnh tranh. Nhà lãnh đạo giỏi cần không ngừng nâng cấp tư duy sáng tạo và tìm kiếm những giải pháp mới cho những vấn đề cũ.
Apple là một ví dụ điển hình về sự đổi mới. Dưới sự dẫn dắt của Steve Jobs, công ty đã phát triển các sản phẩm mang tính đột phá như iPod, iPhone, và iPad. Sau này, Tim Cook tiếp tục dẫn dắt Apple đổi mới, mở rộng sang các dịch vụ như Apple Music và Apple Pay, giúp công ty duy trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghệ. Đây là những bằng chứng sống cho việc đổi mới và sáng tạo sẽ mở ra cánh cửa thăng tiến nhanh chóng và bền vững.
4. Thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên – Năng lực quản trị cốt lõi của mọi nhà lãnh đạo
Khả năng duy trì động lực cho nhân viên là một trong những năng lực quản trị quan trọng cần có để nâng cao sự gắn kết và hiệu quả làm việc. Một nhà lãnh đạo cần phải biết cách động viên, khuyến khích nhân viên bằng những hình thức khác nhau như khen thưởng, công nhận nỗ lực hoặc đơn giản là lắng nghe và chia sẻ.
Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, những công ty có chương trình thưởng nhân viên tốt sẽ có tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn 50%. Khi nhân viên cảm thấy được trân trọng, họ sẽ có nhiều động lực để cống hiến cho công việc.
5. Năng lực ra quyết định
Quyết định của nhà lãnh đạo có thể ảnh hưởng lớn đến tổ chức. Để có thể rèn luyện kỹ năng ra quyết định, nhân sự cần có khả năng phân tích thông tin, đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định kịp thời. Theo một khảo sát của McKinsey, khoảng 70% quyết định không đạt được kết quả mong muốn do thiếu thông tin và phân tích không đầy đủ.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nhanh chóng đạt được các vị trí trưởng nhóm, quản lý cấp trung, quản lý cấp cao, nhà lãnh đạo; không chỉ dừng ở việc ra quyết định, bạn cần biết cách bảo vệ quyết định của mình, đồng thời sẵn sàng điều chỉnh nếu cần thiết. Việc ra quyết định đúng đắn chính là thước đo rõ ràng nhất để ghi nhận năng lực quản lý của nhân sự.
—> Có thể bạn quan tâm: Quản lý có bao nhiêu cấp?
6. Năng lực quản lý và xử lý xung đột
Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc. Một nhà lãnh đạo cần phải có khả năng quản lý xung đột một cách hiệu quả để giữ gìn hòa bình trong đội ngũ. Việc nhận diện và giải quyết xung đột một cách khéo léo có thể dẫn đến những mối quan hệ bền vững hơn và thúc đẩy sự sáng tạo. Phát triển kỹ năng quản lý xung đột không chỉ giúp nhà lãnh đạo mà còn giúp cả đội nhóm tránh được những căng thẳng không cần thiết. Các bước quản lý xung đột bao gồm nhận diện xung đột, hiểu nguyên nhân, thảo luận giải pháp và thực hiện các hành động cần thiết.
7. Đàm phán – Kỹ năng quan trọng cấu thành năng lực quản trị toàn diện
Kỹ năng đàm phán là rất quan trọng để đạt được những thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Một nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng chuẩn bị, thảo luận và đi đến thỏa thuận. Để đạt được hiệu quả trong quá trình đàm phán, nhà lãnh đạo nên tuân thủ các bước như:
- Xác định mục tiêu
- Tìm hiểu nhu cầu của bên đối tác
- Chuẩn bị các phương án thay thế
- Thực hiện cuộc đàm phán.
Việc này không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan mà còn giúp tối ưu hóa lợi ích cho tổ chức. Khả năng đàm phán cũng giúp nhà lãnh đạo hiểu được lợi ích của nhân viên và tìm cách thỏa mãn những lợi ích đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Năng lực quản lý đàm phán – 5 cách thức để thiết lập niềm tin trong thương lượng.
- 5 Chiến thuật lõi trong đàm phán thương lượng, hợp tác kinh doanh
8. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý và thúc đẩy con đường thăng tiến. Khi sở hữu tư duy phản biện, nhà quản lý không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà còn biết cách phân tích, đánh giá và đặt câu hỏi để tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề phức tạp. Điều này giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt, tránh được những sai lầm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, tư duy phản biện còn giúp nhà quản lý nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó tạo ra những ý tưởng mới mẻ, cải tiến quy trình làm việc, và nâng cao hiệu suất của đội ngũ. Nhờ những khả năng này, nhà quản lý có tư duy phản biện sẽ dễ dàng khẳng định năng lực quản lý, thu hút sự tin tưởng từ cấp trên, và nhanh chóng thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo cao hơn.
Việc phát triển các năng lực lãnh đạo quản lý không chỉ giúp cá nhân thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Hãy bắt đầu trang bị cho mình những năng lực này ngay hôm nay để mở rộng cơ hội thành công trong tương lai!
—> Có thể bạn quan tâm: EMBA – Chương trình hệ thống kiến thức, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhà quản lý