5 thách thức cho CEO trong 2024

5 thách thức cho CEO trong 2024

Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Sau đại dịch Covid-19, các CEO đang cố gắng đưa doanh nghiệp của mình vượt qua giai đoạn trì trệ kinh tế và hướng tới sự tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, không ít thách thức đang chờ đón nhà lãnh đạo trên chặng đường này. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 5 thách thức lớn nhất mà CEO sẽ phải đối mặt trong năm 2024. 

5 thách thức cho CEO trong 2024

1. Rào cản của sự bất ổn kinh tế

2023 là năm chứng kiến kinh tế tụt dốc trầm trọng, khiến tâm lý của các CEO sụt giảm không phanh. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, 2024 cũng tiếp tục là năm không mấy khả quan để kinh tế có thể vực dậy. 

Lãi suất ngân hàng đạt đỉnh, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.. Lạm phát tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn 15% so với cùng kỳ năm trước, điều này khiến giá cả nguyên vật liệu, sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận và sức mua của người tiêu dùng. Liệu chúng ta đang ở trong, bước vào hay sắp vượt qua một cuộc suy thoái vẫn còn là ẩn số.

Suy thoái kinh tế có thể dẫn đến giảm doanh thu, lợi nhuận, thậm chí phá sản doanh nghiệp. Sự bất ổn dai dẳng này sẽ tiếp tục là thách thức lớn cho các CEO cho đến khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hồi phục vào năm 2025.

Đối mặt với rào cản này, giải pháp cho các CEO là gì? Có thể kể đến như sau:

  • Thận trọng trong việc đưa ra quyết định, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư, mở rộng kinh doanh hay tuyển dụng nhân sự.
  • Lập kế hoạch dự phòng để ứng phó với những tình huống bất ngờ như suy thoái kinh tế.
  • Tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí hoạt động để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm cơ hội mới ở những thị trường mới, sản phẩm mới để tăng doanh thu và lợi nhuận.

2. CEO gặp khó trong việc tiếp cận vốn

Gần 4 năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, việc tiếp cận vốn và tín dụng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tình trạng này dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong năm tới, mang đến nhiều thách thức cho các CEO trong việc quản lý và lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sự biến động cũng đang dần giảm đi và cũng chính trong giai đoạn tình trạng kinh tế trì trệ đã tạo động lực giúp các nhà lãnh đạo tập trung vào việc hoạch định chiến lược tài chính cho tương lai. Nhất là khi sắp bước vào chu kỳ tăng trưởng, việc xây dựng một kế hoạch tài chính bài bản sẽ là bàn đạp giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức sắp tới.

5 thách thức cho CEO trong 2024

Dưới đây là một số thách thức chính mà CEO phải đối mặt trong việc tiếp cận vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn:

  • Lãi suất ngân hàng tăng cao khiến cho việc vay vốn trở nên đắt đỏ hơn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các ngân hàng đang áp dụng tiêu chí cho vay khắt khe hơn để giảm thiểu rủi ro, khiến cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong vay vốn để vận hành và đầu tư. 
  • Các nhà đầu tư đang thận trọng hơn trong việc rót vốn vào các doanh nghiệp do lo ngại về tình hình kinh tế không mấy lạc quan. 
  • Do nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết để tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
  • CEO phải chịu áp lực lớn trong việc quản lý tài chính hiệu quả để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực hoạt động. 

Để vượt qua những thách thức này, CEO cần thực hiện một số giải pháp như:

  • Lập kế hoạch tài chính cẩn thận để dự đoán nhu cầu vốn trong tương lai và tìm kiếm các nguồn vốn phù hợp.
  • Tăng cường quản lý dòng tiền hiệu quả, nhằm đảm bảo đủ nguồn lực để doanh nghiệp thanh toán các khoản chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh.
  • Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư khác ngoài ngân hàng như quỹ đầu tư, nhà đầu tư thiên thần, v.v. để tăng khả năng tiếp cận vốn.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và khách hàng.

3. Những thách thức về lãnh đạo và quản lý

Theo một số báo cáo mới đây, hai trong số những thách thức cấp bách nhất là đào tạo quản lý lãnh đạo và lập kế hoạch kế nhiệm. Kể từ năm 2025, các CEO đều kỳ vọng về một chu kỳ kinh tế tăng trưởng kéo dài trong 4-5 năm sau đó. Vì vậy, các nhà lãnh đạo đang ra sức lên kế hoạch gia tăng số lượng nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong thời gian tới. Đồng thời, họ cũng cần nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên hiện tại để sẵn sàng chinh chiến trong tương lai gần. 

Tuy nhiên, việc phát triển và đào tạo CEO tương lai, cũng như lập kế hoạch kế nhiệm là một quá trình lâu dài và tốn kém, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn trọng. Các CEO cần phải có tầm nhìn xa và khả năng lãnh đạo hiệu quả để đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đặc biệt hơn nữa, theo khảo sát, có tới 50% CEO đang có kế hoạch mua lại hoặc bán doanh nghiệp của họ trong vòng 5 năm tới. Việc này sẽ tạo ra nhiều xáo trộn trong bộ máy lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, các mối quan hệ kinh doanh, hợp tác có khả năng sẽ bị ảnh hưởng. Các CEO cần phải linh hoạt và thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Vai trò và trách nhiệm khi làm CEO là gì?

4. Vấn đề quản lý nhân tài và lực lượng lao động

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, không chỉ để nâng cao năng suất mà còn để duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý lực lượng lao động trong bối cảnh kinh tế khó khăn đang đặt ra nhiều thách thức mới cho các CEO:

5 thách thức cho CEO trong 2024
  • Sự xuất hiện của hình thức làm việc từ xa (work from home). Đây là mô hình làm việc mới mẻ đối với nhiều nhà quản lý và đòi hỏi họ phải có những phương pháp quản lý phù hợp để đảm bảo hiệu quả công việc.
  • Kinh tế càng suy thoái, cạnh tranh càng khốc liệt. Không ít nhân tài vẫn bị sa thải khỏi các tập đoàn lớn, nhưng không sẵn sàng gia nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ vì mức lương, phúc lợi không xứng đáng. Hàng triệu nhân sự thầm lặng nhảy việc dù chưa chắc sẽ tìm kiếm được cơ hội việc làm tốt hơn khiến nhà quản lý đau đầu trong việc tuyển dụng, giữ chân nhân sự. 
  • Sự thay đổi nhanh chóng về thế hệ trong lực lượng lao động. Gen Z đang gia nhập thị trường lao động, thế hệ gen X và Millennials được xem như đang trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, và thế hệ Boomers đang bước dần sang giai đoạn nghỉ hưu. Điều này tạo ra môi trường làm việc đa dạng thế hệ, mỗi thế hệ có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt. 

Để giải quyết những thách thức này, các CEO cần có chiến lược quản lý nhân tài hiệu quả, tạo môi trường làm việc phù hợp và dung hòa được các thế hệ trong đội ngũ.

Cách quản lý nhân sự hiệu quả cho CEO

5. Tác động của công nghệ đối với CEO trong bối cảnh kinh tế bất ổn

Năm 2023 chứng kiến sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này vào hoạt động kinh doanh vẫn còn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng AI do thiếu hụt nhân lực có chuyên môn và nguồn lực tài chính để đầu tư vào các công nghệ mới. Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên AI có trình độ cao đòi hỏi chi phí lớn, điều này vượt quá khả năng của mô hình doanh nghiệp này. 

Việc triển khai AI vào hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược bài bản và quy trình cụ thể. Và như đã đề cập, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, dẫn đến việc triển khai AI không hiệu quả hoặc thậm chí là thất bại. 

Bối cảnh kinh tế buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và thích ứng để tồn tại. Việc ứng dụng AI có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, giảm thiểu các rủi ro an ninh mạng và tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, CEO cần phải có tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. 

5 thách thức cho CEO trong 2024

Một vài lời khuyên cho các CEO của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

  • Tìm hiểu kỹ về AI và tiềm năng ứng dụng của nó trong lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn.
  • Xác định những rủi ro tiềm ẩn và xây dựng kế hoạch để giảm thiểu rủi ro.
  • Đầu tư vào đào tạo nhân viên để họ có thể sử dụng AI hiệu quả.
  • Bắt đầu với những dự án AI nhỏ và đơn giản trước khi triển khai rộng rãi.
  • Liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc kết nối các chuyên gia AI để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Tóm lại, năm 2024 sẽ là một năm đầy thử thách nhưng cũng đầy hứa hẹn cho các CEO. Những nhà lãnh đạo tài ba sẽ biết cách vượt qua những khó khăn và gặt hái thành công trong bối cảnh kinh tế mới. 

Để thành công vượt qua những thách thức dai dẳng này, CEO cần có nền tảng kiến thức vững chắc, khả năng dự đoán và nắm bắt những xu hướng mới nhằm dẫn dắt doanh nghiệp đi đầu trong cuộc cạnh tranh. Tham gia các hội thảo, tập huấn hay khóa học về quản trị cấp cao là một cách tuyệt vời để bạn nâng cao năng lực của bản thân.  

→ Tham khảo ngay Chương trình Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh (EMBA) – trường doanh nhân CEO, nơi trang bị cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để đối mặt với những thách thức về kinh tế, chính trị cũng như phù hợp với sự thay đổi của các công nghệ mới hiện nay.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…