4 Bước để trở thành Business Analyst từ con số 0

Trong thời đại số hóa và đổi mới không ngừng, vai trò của một Business Analyst (BA) ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người muốn theo đuổi sự nghiệp này lại không biết bắt đầu từ đâu, đặc biệt là khi họ không có nền tảng liên quan. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn qua 4 bước cơ bản để trở thành một Business Analyst, ngay cả khi bạn khởi đầu từ con số 0.

4 Bước để trở thành chuyên viên phân tích kinh doanh

Bước 1 – Tìm hiểu chi tiết về Business Analyst 

Trước hết, bạn cần hiểu rõ vai trò của một Business Analyst (BA) là gì.

Hiểu một cách đơn giản, BA hay chuyên viên phân tích kinh doanh là những chuyên gia giúp tổ chức xác định và giải quyết các vấn đề thông qua việc phân tích dữ liệu và sử dụng nhiều công cụ, phương pháp khác nhau để biến data thành nền tảng giải quyết các vấn đề thực tế hay đề xuất các phương án cải tiến phù hợp. 

Công việc của họ có thể bao gồm từ phân tích quy trình kinh doanh, xác định yêu cầu phần mềm, đến việc cộng tác với các bên liên quan để đảm bảo các giải pháp được thực hiện hiệu quả. Công việc cụ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi:

  • Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
  • Phân mảng nhắm tới trong ngành (xem thêm tại: 6 định hướng nghề nghiệp của business analyst)
  • Vị trí và vai trò: chuyên viên phân tích dữ liệu hay lãnh đạo cấp cao muốn biến chuyển đổi số và dữ liệu làm chiến lược “bản lề” cho sự phát triển
  • Chuyên môn nền tảng: IT hay kinh doanh, hoặc “tay ngang” (các chuyên gia hoặc chủ doanh nghiệp, có sự am hiểu sâu về một ngành nghề cụ thể chẳng hạn y tế, thực phẩm, quảng cáo…)

Việc hiểu rõ bản chất công việc sẽ giúp bạn xác nhận liệu đây có phải là con đường nghề nghiệp phù hợp với bạn hay không. Hãy tự hỏi liệu bạn có thích thú với việc phân tích, giải quyết vấn đề và giao tiếp với nhiều bên liên quan hay không. Nếu câu trả lời là “có”, hãy tiếp tục theo đuổi.

Bước 2 – Xác định các kỹ năng sẵn có phù hợp và tận dụng điểm mạnh của bản thân

Dù bạn không có kinh nghiệm trực tiếp trong ngành phân tích kinh doanh, nhiều kỹ năng bạn đã có vẫn có thể chuyển đổi sang vai trò BA. Các kỹ năng này có thể bao gồm giao tiếp, quản lý dự án, tư duy phân tích, và hiểu biết sâu sắc về ngành mà bạn đã làm việc trước đây.

Ví dụ, nếu bạn đã làm việc trong lĩnh vực tài chính, kỹ năng phân tích số liệu và hiểu biết về quy trình tài chính sẽ rất hữu ích. Tương tự, nếu bạn có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian của bạn sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc BA này. 

Hãy xác định và tận dụng các điểm mạnh của bạn. Nếu bạn đang làm việc trong một công ty có vị trí BA, hãy tận dụng cơ hội để học hỏi từ họ, tham gia vào các dự án BA hoặc thậm chí xin tham gia các buổi đào tạo nội bộ. 

Xem thêm tại:

Đừng quên cập nhật CV, sơ yếu lý lịch để nhấn mạnh các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến Business Analysis nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí này. 

4 Bước để trở thành BA

Bước 3 – Đầu tư vào bộ kỹ năng phân tích kinh doanh

Tham gia các khóa học Business Analyst và phát triển kỹ năng

Mặc dù không bắt buộc phải có bằng cấp chính thức, việc tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết nếu bạn có ý định dấn thân vào ngành phân tích kinh doanh. 

Các khóa học này thường tập trung vào các kỹ thuật phân tích, mô hình hóa dữ liệu, và kỹ năng giao tiếp. Các khóa học uy tín có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về các phương pháp và công cụ mà một Business Analyst thường sử dụng.

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học Business Analyst tại SOM – Chương trình đào tạo PM BADT quốc tế tại Việt Nam không thể bỏ lỡ. 

Có thể kể đến các kỹ thuật phân tích mà một Business Analysis thường xuyên tiếp cận như phân tích quy trình kinh doanh (business process analysis), trường hợp sử dụng (use cases), wireframe, và mô hình dữ liệu (data modeling). 

Bên cạnh đó, thuật ngữ giao tiếp trong ngành BA cũng rất quan trọng, bao gồm khả năng tạo điều kiện cho các phiên khám phá (Discovery Session) và đánh giá yêu cầu (Requirements Review), cũng như việc sử dụng bảng thuật ngữ (glossary) và câu chuyện người dùng (user stories) để truyền đạt thông tin hiệu quả.

→ Có thể bạn quan tâm: 10 khái niệm quan trọng trong business analysis

Áp dụng các kỹ thuật phân tích kinh doanh

Sau khi hiểu rõ các kiến thức, kỹ thuật nền tảng. Việc còn lại của bạn là thực hành các kỹ thuật phân tích khác nhau trong thực tế để nắm bắt và truyền đạt yêu cầu của các bên liên quan. Một số trường hợp có thể áp dụng bao gồm:

  • Phân tích quy trình kinh doanh (business process analysis): Hiểu và tối ưu hóa các quy trình hiện tại của doanh nghiệp.
  • Tạo bản đồ quy trình (process map): Mô hình hóa quy trình kinh doanh dưới dạng trực quan để dễ dàng nhận diện các điểm cần cải tiến.
  • Trường hợp sử dụng (use cases) và wireframe: Xác định các yêu cầu chức năng của hệ thống phần mềm thông qua các kịch bản sử dụng và mô hình hóa giao diện người dùng.
  • Mô hình dữ liệu (data modeling): Sử dụng các kỹ thuật như sơ đồ quan hệ thực thể (entity relationship diagram – ERD), từ điển dữ liệu (data dictionary), và bản đồ dữ liệu (data map) để xác định cách dữ liệu được lưu trữ và truyền qua các hệ thống khác nhau.

Áp dụng khung quy trình phân tích kinh doanh

Để thành công trong vai trò BA, bạn cần áp dụng một khung quy trình phân tích kinh doanh toàn diện. Quy trình này thường bao gồm:

  • Xác định vấn đề và nhu cầu kinh doanh: Bắt đầu bằng việc hiểu rõ các vấn đề hiện tại và nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Phân tích và xác định yêu cầu: Sử dụng các kỹ thuật như phân tích quy trình kinh doanh, trường hợp sử dụng, và wireframe để xác định các yêu cầu cụ thể.
  • Phát triển giải pháp: Tạo ra các giải pháp tiềm năng dựa trên yêu cầu đã xác định.
  • Triển khai và đánh giá: Đảm bảo rằng các giải pháp được triển khai hiệu quả và đánh giá kết quả để đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
4 Bước để trở thành Business Analyst

Bước 4 – Xây dựng kinh nghiệm bằng cách tiếp cận công việc với tư duy của một Business Analysis

Tìm kiếm cơ hội tình nguyện làm việc hoặc thực tập

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng kinh nghiệm là tìm kiếm các cơ hội tình nguyện hoặc thực tập trong các dự án Business Analyst. Điều này không chỉ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế mà còn mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn trong ngành.

Áp dụng tư duy BA trong công việc hiện tại

Ngay cả khi bạn không làm việc trực tiếp trong vai trò BA, bạn vẫn có thể áp dụng tư duy phân tích kinh doanh trong công việc hiện tại của mình. Hãy chủ động tìm kiếm các cơ hội để cải thiện quy trình, phân tích dữ liệu, và tạo ra các giải pháp tối ưu cho công ty. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng kinh nghiệm và chứng minh khả năng của mình khi ứng tuyển vào các vị trí BA.

Thực hành các kỹ thuật phân tích

Hãy tận dụng mọi cơ hội để thực hành các kỹ thuật phân tích như cải tiến quy trình kinh doanh, tạo điều kiện cho các cuộc họp, tạo ra các trường hợp sử dụng và xác định phạm vi dự án. Khi bạn thực hành những kỹ thuật này, bạn sẽ ngày càng tự tin và thành thạo, đồng thời mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực phân tích kinh doanh.

Tóm lại, trở thành một BA từ con số 0 không phải là điều dễ dàng, nhưng với sự kiên nhẫn, nỗ lực và một kế hoạch rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này. 

Bằng cách hiểu rõ vai trò của BA, xác định và tận dụng các kỹ năng sẵn có, tham gia vào các khóa học Business Analyst, đầu tư vào việc phát triển bộ kỹ năng cần thiết và xây dựng kinh nghiệm thông qua thực hành, bạn sẽ từng bước tiến gần hơn đến sự nghiệp mà bạn mong muốn.

Hãy bắt đầu hành trình của bạn ngay hôm nay và biến ước mơ trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp thành hiện thực!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…