CFO đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai ESG hiệu quả, bao gồm từ khâu tối ưu chi phí, thúc đẩy doanh thu đến thực hiện báo cáo, dẫn chứng số liệu minh bạch… Hoàn thành tốt các khía cạnh này, giám đốc tài chính sẽ góp công lớn vào quá trình tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút nhà đầu tư và nâng giá trị doanh nghiệp mạnh mẽ.
Cùng SOM tìm hiểu sâu hơn vai trò của CFO và các yếu tố mà họ cần cân nhắc, lưu tâm khi triển khai ESG nhé.
Vấn đề tài chính trong ESG quan trọng thế nào?
Khi ESG không còn là trào lưu mà trở thành yếu tố sống còn của nhiều doanh nghiệp, thì hệ thống đánh giá bền vững cũng theo đó mà khắt khe và nghiêm ngặt hơn. Đặc biệt, những báo cáo định kỳ về hoạt động và kết quả của công ty được yêu cầu bổ sung nhiều hạng mục với số liệu rõ ràng.
Đó không còn đơn thuần là những báo cáo tài chính truyền thống. Giờ đây, bộ phận tài chính phải thu thập, tổng hợp, trình bày và dẫn chứng nhiều dữ liệu trong toàn quá trình phát triển bền vững của tổ chức. Nó bao gồm những tác động và sự tiến triển của các hoạt động, kế hoạch.
Phòng tài chính cần thể hiện qua báo cáo: những thay đổi của doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu thế nào. Điều này nhằm giúp tổ chức kiểm toán đánh giá mức độ doanh nghiệp đạt kỳ vọng so với cam kết.
Đồng thời nó cũng thu hút nhà đầu tư nhìn rõ tiềm năng của tổ chức trong ESG. Bởi lẽ, gần đây có nhiều vụ kiện liên quan đến biến đổi khí hậu tăng trên thế giới, do một số công ty cung cấp thông tin sai lệch về tác động của họ đến môi trường.
Vậy nên, nhà đầu tư ngày càng gắt gao và nhạy bén với báo cáo cuối năm của doanh nghiệp. Khi đó, sẽ không có chứng cứ nào xác thực hơn là các thông tin tài chính, đi kèm với số liệu công khai, minh bạch và chính xác.
Nhìn chung, CFO có đóng góp chủ chốt trong các báo cáo tài chính để bảo chứng cho hiệu quả bền vững của doanh nghiệp. Nhưng cụ thể vai trò của họ là gì? Cùng SOM theo dõi tiếp theo nhé.
3 vai trò CFO trong ESG – chiến lược phát triển bền vững của mọi tổ chức
1. Tích hợp số liệu ESG vào quy trình phân tích tài chính
ESG không chỉ chấm điểm tác động của doanh nghiệp đến môi trường – xã hội, mà còn đánh giá hiệu suất của tổ chức khi áp dụng. Bởi lẽ, một công ty giúp ích nhiều cho thế giới nhưng bản thân lại không đảm bảo năng lực, doanh số… thì những giải pháp bền vững vẫn được xem là không hiệu quả.
Vậy nên, CFO cần phối hợp với các phòng ban khác để vẽ ra kịch bản tài chính dựa trên các xu hướng bền vững hiện tại. Sau đó, công ty cùng thảo luận và chọn ra chiến lược ESG tối ưu nhất, mang đến các tác động tích cực cho hiệu suất của tổ chức.
Khi đã chọn được hướng đi, CFO tiếp tục đề xuất phương pháp để ổn định sức khỏe tài chính, xây dựng khung đo lường để kịp thời giải quyết nếu có vấn đề.
2. Chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tài chính định kỳ (đã bao hàm số liệu bền vững)
ESG đang trở thành ưu tiên của các bên liên quan bao gồm đối tác, khách hàng, nhà đầu tư… Có thể thấy, nó ảnh hưởng lớn đến quyết định “xuống tiền” của các đối tượng. Bởi thế, trình bày báo cáo tài chính công khai đi kèm các dẫn chứng về bền vững sẽ tăng độ quan tâm, hứng thú. Từ đó, chúng thúc đẩy các hoạt động giao thương diễn ra nhanh chóng.
Vậy nên, CFO cũng cần thay đổi khung báo cáo tài chính định kỳ, để minh chứng được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp cả về mặt lợi nhuận và bền vững.
3. Tích hợp báo cáo phát triển bền vững vào báo cáo tài chính
Thay vì làm 2 báo cáo với các thông số đi kèm qua lại, trong tương lai giám đốc tài chính có thể là người cải cách hệ thống đánh giá bằng cách tích hợp 2 loại thành 1. Những thông tin mang cả định lượng lẫn định tính sẽ khiến báo cáo bền vững trở nên hấp dẫn hơn.
Và không ai làm điều này tốt hơn là ban tài chính, dưới sự dẫn dắt của một CFO có hiểu biết về ESG. Hoặc một giám đốc tài chính có khả năng thương thảo, dẫn dắt các phòng ban khác cùng ngồi lại để trao đổi và thu thập thông tin đầy đủ.
→ Tìm hiểu chi tiết: 3 vai trò của CFO trong chiến lược phát triển bền vững ESG
Có thể thấy, Phòng tài chính không chỉ đảm nhiệm về lợi nhuận hay cân đối kế toán như trước, mà vô cùng đa nhiệm trong thời đại bền vững. Vậy để phát huy tối đa năng lực với sự thay đổi này, CFO cần lưu ý những gì?
3 yếu tố các CFO cần cân nhắc khi triển khai ESG
Hiện nay, dù vai trò của giám đốc tài chính đang càng được nhấn mạnh và thúc đẩy trong ESG nhưng vẫn chưa có những thước đo chuẩn chỉnh để đánh giá đâu là báo cáo hiệu quả. Họ cũng chưa có khuôn mẫu hay hướng dẫn về việc nên đưa những thông số nào, trình bày ra sao để hấp dẫn, thu hút các bên liên quan “xuống tiền”.
Theo đó, các CFO cần chủ động học hỏi và sáng tạo đề xuất để tạo ra khung báo cáo của riêng mình, đặc biệt được cá nhân hóa theo công ty. Ngoài ra, nhiều tổ chức không đáp ứng tốt các hạ tầng về phương pháp tính toán, đối chiếu dữ liệu khiến phòng tài chính phải chật vật khi thống kê, sử dụng.
Tuy nhiên, có 3 yếu tố có thể giúp CFO tạm giải quyết các vấn đề này, để tập trung cùng doanh nghiệp thúc đẩy giá trị trong thời đại ESG.
1. Đặt ESG làm ưu tiên
Báo cáo tài chính chỉ tốt khi hiệu quả hoạt động song hành với tính bền vững. Vậy nên, CFO cần hiểu chính xác về ESG, và đưa nó vào các chiến lược tài chính. Những sáng kiến có thể tích hợp bền vững vào hoạt động kinh doanh, mục tiêu tăng trưởng sẽ là những lựa chọn ưu tiên.
2. Kết nối các số liệu hiệu suất với mục tiêu ESG
Dùng “kết quả hiệu suất” để chứng minh khả năng hoàn thành mục tiêu ESG là phương pháp lý tưởng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để CFO đánh giá hiện trạng dễ dàng, từ đó điều chỉnh để cân bằng hiệu quả giữa tài chính và bền vững.
3. Đo lường và chia sẻ tác động
Để thể hiện độ khả thi của các sáng kiến ESG, CFO có thể xây dựng khung đo lường với các chỉ số kỳ vọng (KPI) và thời hạn rõ ràng. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát hiệu quả, mà tự bản thân giám đốc tài chính cũng đánh giá được nỗ lực/sự tiến bộ của mình.
Điều này buộc CFO phải am hiểu và có kinh nghiệm trong cả lĩnh vực chuyên môn và khía cạnh bền vững. Theo đó, họ mới biết đâu là những tác động ESG, và nó đáp ứng thế nào trên thang điểm của thế giới. Như vậy, họ mới có thể đặt KPI phù hợp và hỗ trợ ban lãnh đạo đi đúng hướng.
Là người đứng đầu phòng tài chính của tổ chức theo đuổi ESG, các CFO nên cân nhắc đầu tư nghiêm túc về kiến thức bền vững. Bắt đầu từ cơ bản như khái niệm, tiêu chuẩn đến case study ứng dụng, đó đều là những nội dung cần thiết nếu giám đốc tài chính muốn tiến xa trong thời đại đề cao bền vững.
Hiện Trường Quản lý SOM đang có khóa học về ESG, được thiết kế riêng cho cấp quản lý nhiều năm kinh nghiệm. Với giáo án được biên soạn từ chuyên gia và lịch học linh động, chương trình hứa hẹn hỗ trợ tối đa cho sự nghiệp CFO.
Có thể bạn quan tâm: