3 cấp độ phát triển bền vững ESG và các bước triển khai

3 cấp độ esg và 4 bước triển khai

Không phải tất cả các khía cạnh của “E”, “S” và “G” đều là ưu tiên của tất cả các công ty. Khả năng thực hiện phát triển bền vững ESG khác nhau theo quy mô từng doanh nghiệp. Sẽ là phi thực tế nếu khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chỉ số về môi trường, xã hội, quản lý mà lơ là đi lợi nhuận hoặc các lợi ích khác của họ. 

Vậy doanh nghiệp phải cam kết như thế nào mới là đủ? Và cần thực hiện qua các bước ra sao để đảm bảo lợi ích doanh nghiệp song song với ESG? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn!

3 cap do phat trien ben vung esg

Các cấp độ phát triển bền vững ESG cho công ty 

Việc quyết định mức độ cam kết ESG đòi hỏi những bộ óc xuất sắc, tầm nhìn sâu rộng và tư duy không ngừng cập nhật. Các lãnh đạo là nhân tố then chốt trong quá trình này. Họ phải ngồi lại rất nhiều lần, trao đổi với các bên liên quan như nhà nước, các cơ quan quản lý xã hội, các phòng ban,… để xác định, triển khai và tinh chỉnh danh mục các sáng kiến ​​ESG. 

Từ đó, họ có thể xác định “mức độ” phát triển bền vững ESG công ty nên cam kết, dựa trên 2 yếu tố: năng lực của công ty và lợi ích từ chỉ số đó. Về cơ bản, có 3 mức độ cho các lãnh đạo lựa chọn:

Cấp độ 1: Thực hành phát triển bền vững ESG tối thiểu: 

Ở mức độ này, công ty sẽ thực hiện những công tác phát triển bền vững cơ bản và an toàn nhất, tránh né những quyết định ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp. Mức độ này phù hợp với những công ty chỉ coi ESG là một quân bài để làm hình ảnh thương hiệu, thể hiện qua 3 hoạt động chính:

  • Nắm bắt và hưởng ứng theo các trào lưu mang lại giá trị cộng đồng đang được ưa chuộng
  • Chỉ giải quyết các vấn đề “bề nổi” ảnh hưởng đến chỉ số ESG
  • Đóng góp nguồn lực vào các hoạt động cộng đồng (tài chính/tình nguyện viên,…)
  • Thực hiện và báo cáo ESG theo những tiêu chuẩn tối thiểu
  • Đưa ra cam kết chỉ số ESG cho doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất có thế

Cấp độ 2: Thực hành phát triển bền vững chung 

Ở mức độ này, các công ty thật sự thấy được tầm quan trọng của ESG và nỗ lực thực hiện chúng, với điều kiện phương hướng giải quyết không ảnh hưởng đến “cốt lõi” vận hành của doanh nghiệp 

  • Theo dõi, nắm bát sát sao các xu hướng ESG tác động đến doanh nghiệp, chuẩn bị các kế hoạch dự phòng trong mọi tình huống.
  • Lồng ghép, nâng cao các giá trị của sản phẩm/dịch vụ/văn hóa doanh nghiệp trong các hoạt động ESG 
  • Nhìn thấy trách nhiệm của “ngành hàng” trong sứ mệnh phát triển bền vững của cộng đồng, thể hiện rõ nỗ lực thực hiện trách nhiệm đó.
  • Xây dựng các chính sách phát triển bền vững cho nội bộ
  • Thực hiện công tác phát triển bền vững trong khâu nhân sự 
  • Thực hiện những chiến dịch phát triển ESG hiệu quả 
  • Tham khảo với các cổ đông để tìm định hướng ESG cho doanh nghiệp 
3 cap do esg phat trien ben vung

Cấp độ 3: Thực hành phát triển bền vững ESG ở mức độ cao nhất

Nỗ lực và cam kết hoàn toàn vào các mục tiêu phát triển bền vững của công ty, thể hiện qua các hành động: 

  • Tận dụng tiềm lực của công ty để nâng cao trách nhiệm và chất lượng tiêu chuẩn cho cả ngành hàng 
  • Tạo ra ảnh hưởng xã hội thông qua các cải tiến trong sản phẩm, đa dạng lựa chọn cho khách hàng,…
  • Xác định ESG là một trong những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp
  • Liên kết chặt chẽ công tác lãnh đạo với các mục tiêu phát triển bền vững 
  • Cân nhắc chất lượng ESG khi phân chia nguồn vốn và ngân sách 
  • Coi ESG là một tiêu chí đánh giá hiệu quả và lương thưởng cho nhân viên 
  • Nâng cao chất lượng phát triển bền vững trong tất cả các hoạt động nội bộ lẫn hợp tác bên ngoài
  • Đảm bảo những hoạt động ESG được cân nhắc ngân sách ổn thỏa

Bước đầu có thể tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, gốc rễ chắc thì cây mới vươn cao và sống tốt. Đầu tư thời gian và nỗ lực, chi phí cho một chiến lược ESG hợp lý là điều mọi công ty cần làm. 

Các bước phát triển bền vững ESG cho doanh nghiệp

Việc xây dựng tương lai phát triển bền vững của doanh nghiệp yêu cầu lãnh đạo phải xem xét nhu cầu chung của cộng đồng, và của hàng loạt các bên liên quan, một cách bao quát hơn. 

Nhu cầu của các bên liên quan luôn thay đổi, tùy vào từng giai đoạn, những thay đổi này có thể ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực của công ty. Thực tế, đại dịch COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraine đã khiến các công ty chao đảo rất nhiều, vì sự thay đổi trong nhu cầu thị trường, tâm lý của stakeholder, và chính sách nhà nước. 

Do đó, chỉ khi họ đã xây dựng một khuôn khổ ESG từ trước, với tầm nhìn sâu rộng, thì mới đứng vững được trước các sự kiện khách quan làm rung chuyển thế giới. 

cac buoc trien khai phat trien ben vung esg

Phát triển ESG đòi hỏi các công ty phải dự đoán rủi ro và cơ hội cũng như xem xét giá trị mà các bên liên quan đang bị đe dọa đòi hỏi phải phân tích liên tục và thận trọng; ESG là một quá trình, không phải chỉ là một đích đến, và quá trình này nên được thực hiện theo các bước sau:

  1. Lên lộ trình
  • Hiểu rõ các bên liên quan đang nắm những gì (quyền lợi, nghĩa vụ, cổ phần,…)
  • Làm rõ “tiềm lực” và điểm yếu của doanh nghiệp 
  • Đưa ra lộ trình ESG khôn ngoan và thận trọng 
  1. Đánh giá 
  • Xác định những thay đổi trong tương lai gần và xa 
  • Xác định những đánh đổi khi thực hiện ESG 
  • Đo lường và đánh giá các mục tiêu
  1. Thử nghiệm
  • Thực hành ESG trong doanh nghiệp
  • Đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong những phép thử đầu tiên
  • Sáng suốt đánh giá hiệu quả của ESG trong các con số thu về 
  1. Thu hút các bên liên quan
  • Cam kết ESG trong các hoạt động của công ty 
  • Trình bày chiến lược ESG với các nhà đầu tư và các bên liên quan 
  • Nhấn mạnh những giá trị cốt lõi ESG mang lại khi trao đổi 

Tóm lại, phát triển bền vững ESG là một con đường rất dài, và đôi lúc khá mịt mờ, vì sự thay đổi không dễ dàng được nhìn thấy một sớm một chiều. Do đó, hãy cố gắng vẽ ra chiến lược ESG cho doanh nghiệp một cách cặn kẽ và thông minh nhất, để biết mình đang đi đúng hướng, và để chắc chắn cho những quả ngọt trong tương lai. 

Có thể bạn quan tâm:

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…