Thực hành ESG không còn là riêng vấn đề của lĩnh vực nào, mà đã được áp dụng rộng rãi cho mọi lĩnh vực. Bài viết ngày hôm nay, SOM sẽ chia sẻ những lợi ích và hướng dẫn cách triển khai ESG trong ngân hàng. Cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao các công ty cần đầu tư vào ESG đặc biệt lĩnh vực ngân hàng?
Bất kể quy mô, ngành nghề, các doanh nghiệp thực hành ESG đều sẽ có được các lợi ích như sau:
- Nâng cao uy tín, thu hút người tiêu dùng: nhờ tính “xanh” và “nhân văn” trong quy trình, sản phẩm, dịch vụ…
- Thu hút nhà đầu tư: tiêu chuẩn ESG đang trở thành một đặc điểm bảo chứng cho tiềm năng phát triển của dự án, tổ chức do đó các nhà đầu tư cũng ưu tiên hợp tác với những bên phát triển bền vững. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp ESG cũng tăng nhanh so với các công ty khác.
- Thúc đẩy tổ chức phát triển: các tiêu chuẩn ESG đưa tổ chức vào thế phải thay đổi và nâng cấp không ngừng theo chiều hướng tốt bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, nhân sự, đạo đức kinh doanh, chất lượng sản phẩm…
Tìm hiểu chi tiết: Tại sao doanh nghiệp cần phát triển bền vững?
Đặc biệt, thực thi ESG trong ngân hàng sẽ là điểm cộng lớn thu hút dòng vốn cả trong và ngoài nước, gây ấn tượng với khách hàng, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu. Báo cáo ESG sẽ thể hiện rõ tiềm năng đứng vững và sinh lời dài hạn, cũng chính là điều các bên liên quan mong muốn nhất.
Bên cạnh đó, ngân hàng được các tổ chức tín dụng đánh giá là 1 trong 15 ngành có rủi ro cao nhất đến môi trường và xã hội. Bởi vậy, nhanh chóng áp dựng ESG giúp doanh nghiệp có phương hướng đúng đắn để giảm thiểu mạnh mẽ tỉ lệ rủi ro đó.
Điều chỉnh tổ chức theo tiêu chuẩn ESG không còn là giải pháp khuyến khích, mà dần trở thành tất yếu cho ngành ngân hàng. Những tổ chức chưa tham gia cần đẩy nhanh tiến độ và đầu tư nguồn lực cho dự án phát triển bền vững.
Để đạt được hiệu quả trong thời gian tối ưu, SOM đề xuất một số cách thực hiện cùng các lưu ý khi triển khai ESG trong ngành ngân hàng bên dưới. Cùng tìm hiểu nhé!
Thực hành ESG trong ngành ngân hàng
Xác định các giải pháp ESG tiềm năng
Trong các khía cạnh của ngân hàng, dữ liệu được nhiều chuyên gia khuyến khích ưu tiên thực hành ESG. Bởi đó là tài nguyên sống còn của các doanh nghiệp. Một số giải pháp bền vững mà quản lý có thể cân nhắc:
- Thiết lập nền tảng dữ liệu trung tâm (có thể tích hợp với tài chính và quản lý rủi ro để chỉ cần kiểm soát 1 đầu).
- Cho phép nhà đầu tư thể hiện thời gian thực tham gia ESG vừa mang lại giá trị cho họ khiến họ gắn bó lâu dài, vừa chứng minh ngân hàng tuân thủ bền vững.
- Áp dụng ESG vào giải pháp “đám mây” để đồng thời hiện đại hóa và bền vững hóa cơ sở hạ tầng.
→ Có thể bạn quan tâm: 10 xu hướng triển khai ESG trong 2023
Đưa tiêu chuẩn ESG vào các quy trình ngân hàng
ESG không chỉ được áp dụng vào sản phẩm, dịch vụ cuối mà cả quy trình làm việc cũng cần thay đổi. Ví dụ như cách quyết định tín dụng, bổ sung chứng chỉ vào đầu tư… Tùy ngân hàng sẽ có những công việc khác nhau để ứng dụng.
Để giúp ngân hàng chuyển đổi bền vững tốt hơn, lãnh đạo cần đẩy mạnh các hoạt động sau:
- Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành ESG cho toàn tổ chức.
- Khuyến khích đóng góp của nhân sự về cách quản lý sự thay đổi làm sao để mọi người thích ứng nhanh chóng và hiệu quả.
- Theo dõi thường xuyên để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo đúng tiêu chuẩn ESG.
- Có kế hoạch, KPI… rõ ràng để dễ dàng đánh giá.
Xây dựng mô hình quản trị ESG
Mô hình quản trị này bao gồm cả hệ thống và con người, tất cả cùng hợp tác để hỗ trợ điều hành, quản lý, theo dõi, đánh giá… suôn sẻ và thuận lợi. Các bước thực hiện:
- Thành lập ban quản trị ESG có nhiệm vụ kiểm soát và ra quyết định.
- Chỉ định nhân sự phụ trách chính làm đầu mối liên hệ cho tất cả các vấn đề liên quan ESG.
- Thiết lập các biện pháp đảm bảo tuân thủ khung bền vững.
- Thường xuyên cập nhật xu hướng, nhu cầu thị trường và họp định kỳ để kịp thời thay đổi nếu có.
Hạn chế “đường vòng và ngõ cụt”
Khi thực hành ESG, nhiều doanh nghiệp dễ đi vào lối mòn với các giải pháp lặp đi lặp lại mà không thật sự mang lại giá trị. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công ty, mà còn trễ tiến độ khiến tốn thêm nguồn lực. Do đó, ngân hàng cần lên kế hoạch bao hàm dự trù rủi ro và giải pháp cho từng tình huống. Nhờ thế nhanh chóng có cách xử lý, tiết kiệm thời gian, tăng cường hiệu quả.
Bẫy quy trình
Áp dụng ESG vào quy trình thường dễ gặp 2 thách thức:
- Tập trung vào tiêu chuẩn ESG mà xây dựng quy trình không phù hợp tổ chức: vượt quá khả năng, không cần thiết, không đúng ngành…
- Chỉ bổ sung cái mới chứ không giản lược cái cũ: làm bộ máy thêm cồng kềnh, phức tạp, cản trở tiến độ.
Ngân hàng cần phải kết hợp cân bằng được giữa mô hình bền vững và quy trình cốt lõi của công ty. Lãnh đạo phải tìm ra nền tảng chung để thiết kế vừa tối ưu vừa đạt mục tiêu trong nhiều khía cạnh.
Nợ kỹ thuật
Technical debt (nợ kỹ thuật) là khối lượng công việc chưa được giải quyết trong một dự án công nghệ. Nguyên nhân thường do deadline gấp, kỹ thuật không phù hợp, yêu cầu quá cao…
Để tránh nợ kỹ thuật, doanh nghiệp cần cân bằng giữa nhu cầu ngắn hạn và lợi ích dài hạn, tránh giải quyết quá nhiều thứ cùng lúc. Lãnh đạo cần xếp thứ tự ưu tiên, theo trình tự rõ ràng để giảm áp lực, hạn chế tồn đọng công việc.
Thực hành ESG trong ngân hàng là vấn đề cấp bách cần đẩy mạnh hiện nay. Hy vọng bài viết phía trên của SOM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phần nào trong kế hoạch phát triển bền vững.