Net Zero là gì và vì sao nó quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu? Đây không chỉ là một cam kết mà còn là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động môi trường. Việc hiểu rõ Net Zero giúp xây dựng chiến lược bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh và thực hiện trách nhiệm xã hội hiệu quả.
Net Zero là gì?
Net Zero, hay còn gọi là phát thải ròng bằng 0, đề cập đến trạng thái mà tổng lượng khí nhà kính (KNK) thải vào khí quyển được cân bằng hoàn toàn bằng lượng KNK được loại bỏ. Điều này có nghĩa là lượng khí thải do hoạt động của con người tạo ra không vượt quá khả năng hấp thụ của các bể chứa carbon tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mục tiêu Net Zero không chỉ tập trung vào việc giảm phát thải CO₂ mà còn bao gồm tất cả các loại KNK khác như methane (CH₄), nitrous oxide (N₂O) và các hợp chất fluorinated. Theo thống kê, tính đến tháng 11 năm 2023, khoảng 145 quốc gia đã công bố hoặc đang xem xét mục tiêu phát thải ròng bằng 0, chiếm gần 90% lượng phát thải toàn cầu.
→ Có thể bạn quan tâm: Mục tiêu net zero là gì?
Làm thế nào để đạt được Net Zero?
Để đạt được phát thải ròng bằng 0, các doanh nghiệp và tổ chức cần thực hiện một loạt các biện pháp chiến lược và cụ thể:
Đánh giá và đo lường phát thải
Trước tiên, cần tiến hành kiểm kê toàn diện về lượng phát thải KNK trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc này giúp xác định các nguồn phát thải chính và thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc theo dõi tiến độ giảm thiểu.
Ví dụ: Coca-Cola sử dụng công nghệ đo lường phát thải để theo dõi lượng khí nhà kính từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, công ty xác định rằng bao bì chiếm phần lớn lượng phát thải và đã chuyển sang sử dụng chai nhựa tái chế để giảm thiểu tác động môi trường.
Áp dụng công nghệ sạch và năng lượng tái tạo
Chuyển đổi từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió và thủy điện. Đồng thời, đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm giảm thiểu lượng KNK phát sinh trong quá trình hoạt động.
Ví dụ: Tập đoàn Nestlé đã công bố lộ trình Net Zero vào năm 2020, chuyển đổi hoạt động kinh doanh và thực hiện các biện pháp giảm phát thải KNK trên cả ba phạm vi hoạt động. Năm 2023, Nestlé khởi động sáng kiến trồng 2,3 triệu cây xanh tại Tây Nguyên, đặt mục tiêu trồng 200 triệu cây trên toàn quốc đến năm 2030, góp phần đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tăng cường hiệu quả năng lượng
Cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng thông qua việc nâng cấp thiết bị, tối ưu hóa quy trình sản xuất và áp dụng các biện pháp quản lý năng lượng hiệu quả.
Tại Việt Nam, Vinamilk đã tiên phong cam kết và công bố lộ trình tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Đến nay, đã có 2 nhà máy và 1 trang trại của Vinamilk được xác nhận đạt tiêu chuẩn Net Zero về phát thải carbon.
Phát triển các dự án hấp thụ carbon
Tham gia hoặc đầu tư vào các dự án trồng rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên hoặc sử dụng công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) để loại bỏ CO₂ trực tiếp từ khí quyển.
Ví dụ: Vinamilk đã triển khai hệ sinh thái “Net Zero” vượt ra ngoài các trang trại xanh, với 100% diện tích trồng trọt được canh tác theo phương pháp hữu cơ và vận dụng vòng tuần hoàn đất. Nhờ vào nguồn tài nguyên quý giá từ chất thải của đàn bò sữa, đất đai được chăm sóc với phân bón hữu cơ, góp phần giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Thiết lập chính sách và cam kết rõ ràng
Xây dựng các mục tiêu giảm phát thải cụ thể, khả thi và thời gian thực hiện rõ ràng. Đồng thời, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững và khuyến khích sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong việc đạt được mục tiêu phát thải rằng bằng 0.
Sự khác biệt giữa Net Zero và Carbon Neutral (trung hòa carbon)
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm Net Zero và Carbon Neutral.
Carbon Neutral (trung hòa carbon) là trạng thái mà lượng khí CO₂ thải ra từ các hoạt động của con người được cân bằng với lượng CO₂ hấp thụ hoặc bù đắp thông qua các biện pháp như trồng rừng, sử dụng năng lượng tái tạo, và công nghệ thu giữ carbon.
Mặc dù Net Zero và Carbon Neutral có chúng mục tiêu là giảm thiểu tác động của khí nhà kính, nhưng lại khác biệt về phạm vi và phương pháp tiếp cận:
- Phạm vi khí thải: Carbon Neutral tập trung vào việc cân bằng lượng CO₂ phát thải bằng cách giảm thiểu và bù đắp tương ứng, trong khi Net Zero bao gồm tất cả các loại khí nhà kính, không chỉ riêng CO₂.
- Phương pháp tiếp cận: Để đạt được Carbon Neutral, doanh nghiệp có thể tiếp tục phát thải CO₂ nhưng phải đảm bảo rằng lượng phát thải này được bù đắp hoàn toàn thông qua các dự án hấp thụ hoặc giảm thiểu CO₂ tương đương.
Ngược lại, Net Zero yêu cầu giảm thiểu tối đa lượng phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi giá trị, chỉ sử dụng các biện pháp bù đắp cho lượng phát thải không thể tránh khỏi.
- Mức độ cam kết: Net Zero đòi hỏi một cam kết mạnh mẽ hơn, bao gồm việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ sạch và thay đổi mô hình kinh doanh để giảm phát thải đến mức tối thiểu trước khi xem xét các biện pháp bù đắp.
Trong khi đó, Carbon Neutral có thể đạt được thông qua việc đầu tư vào các dự án bù đắp carbon mà không nhất thiết phải thay đổi đáng kể hoạt động nội tại của doanh nghiệp.
Tóm lại, Net Zero là gì không chỉ là một mục tiêu mà còn là hướng đi bền vững cho doanh nghiệp và xã hội. Việc giảm phát thải và đầu tư vào các giải pháp hấp thụ carbon không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế. Bằng cách áp dụng chiến lược phù hợp, doanh nghiệp có thể đạt Net Zero và góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn.
Có thể bạn quan tâm: