Ansoff Matrix – mô hình ma trận Ansoff là gì?

Ansoff Matrix là mô hình quen thuộc cho các doanh nghiệp khi cần có chiến lược để tăng trưởng và nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Đây là một trong những ma trận hỗ trợ xây dựng chiến lược tăng trưởng hiệu quả mà mọi quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm. Trong bài viết này, SOM sẽ đưa ra những thông tin cũng như ví dụ cơ bản để bạn hiểu hơn về Ansoff Matrix và cách ứng dụng chúng trong quá trình lên chiến lược. Cùng tham khảo nhé!

Ansoff Matrix – mô hình ma trận Ansoff là gì?

Ansoff Matrix – Mô hình ma trận Ansoff là gì?

Mô hình Ma trận Ansoff, hay còn gọi là Ansoff Growth Matrix, là một công cụ chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định các hướng đi phát triển. Mô hình này được giới thiệu lần đầu bởi nhà kinh tế học người Nga Igor Ansoff vào năm 1957 và đã trở thành một phần quan trọng trong các nghiên cứu về quản lý chiến lược. 

Ma trận Ansoff giúp doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn chiến lược phát triển thông qua hai yếu tố chính: sản phẩm và thị trường. Mô hình này phân chia các chiến lược phát triển thành 4 nhóm dựa trên sự kết hợp giữa sản phẩm hiện tại và mới, cũng như thị trường hiện tại và mới. Các chiến lược trong ma trận bao gồm:

  • Thâm nhập thị trường (Market Penetration)
  • Phát triển thị trường (Market Development)
  • Phát triển sản phẩm (Product Development)
  • Đa dạng hóa (Diversification)

Mỗi chiến lược đại diện cho một cấp độ rủi ro khác nhau mà doanh nghiệp phải đối mặt khi mở rộng và phát triển.

Các chiến lược trong mô hình Ansoff

Ansoff Matrix – mô hình ma trận Ansoff là gì?

Mô hình Ansoff có 4 chiến lược chính, gồm: 

Thâm nhập thị trường (Market Penetration)

Chiến lược thâm nhập thị trường là khi doanh nghiệp tập trung vào việc tăng thị phần của sản phẩm hiện tại trên các thị trường hiện tại. Mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh số bán hàng, thường bằng cách thu hút nhiều khách hàng hơn từ cùng một phân khúc thị trường hoặc gia tăng tần suất mua hàng của khách hàng hiện tại. Ví dụ, một nhãn hàng thực phẩm có thể tăng cường chiến dịch marketing, áp dụng các chương trình khuyến mãi, hoặc giảm giá sản phẩm để khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hơn. 

Rủi ro: Bằng cách tập trung vào sản phẩm và thị trường hiện tại, chiến lược này có mức độ rủi ro thấp hơn so với các chiến lược khác, vì doanh nghiệp không cần đầu tư vào việc phát triển sản phẩm mới hoặc mở rộng sang thị trường mới.

Phát triển thị trường (Market Development)

Chiến lược phát triển thị trường đòi hỏi doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng sang các thị trường mới cho sản phẩm hiện tại. Điều này có thể bao gồm việc mở rộng địa lý sang khu vực khác, nhắm tới các phân khúc khách hàng mới, hoặc áp dụng những phương pháp tiếp cận mới để thu hút đối tượng chưa được khai thác. Ví dụ, một công ty sản xuất xe hơi bán chạy tại thị trường nội địa có thể bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài hoặc nhắm tới những khách hàng thuộc phân khúc cao cấp hơn. 

Rủi ro: Rủi ro của chiến lược này nằm ở việc thiếu hiểu biết về thị trường mới và khó khăn trong việc điều chỉnh sản phẩm, giá cả, và phương pháp tiếp cận khách hàng sao cho phù hợp với văn hóa và nhu cầu địa phương.

Phát triển sản phẩm (Product Development)

Phát triển sản phẩm là chiến lược mà doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có để phục vụ thị trường hiện tại. Chiến lược này đặc biệt phù hợp khi doanh nghiệp đã có thị phần lớn trong thị trường hiện tại và muốn tăng trưởng thông qua đổi mới.

Ví dụ, Apple đã liên tục phát triển các phiên bản mới của iPhone và iPad để thu hút khách hàng hiện tại, ngay cả khi họ không mở rộng thị trường địa lý. 

Rủi ro: Rủi ro của chiến lược phát triển sản phẩm nằm ở chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như sự không chắc chắn về việc sản phẩm mới có được khách hàng chấp nhận hay không.

Đa dạng hóa (Diversification)

Chiến lược đa dạng hóa là lựa chọn tạo ra sản phẩm mới tại thị trường mới cùng một lúc. Có hai loại đa dạng hóa chính:

  • Đa dạng hóa liên quan (Related Diversification): Doanh nghiệp phát triển các sản phẩm mới nhưng có liên quan chặt chẽ đến sản phẩm hiện tại.
  • Đa dạng hóa không liên quan (Unrelated Diversification): Doanh nghiệp phát triển các sản phẩm hoàn toàn khác biệt và không có mối liên hệ trực tiếp với danh mục sản phẩm hiện tại.

Rủi ro: Đây là chiến lược rủi ro cao nhất vì doanh nghiệp phải đối mặt với cả việc phát triển sản phẩm mới lẫn việc thâm nhập vào một thị trường mà họ chưa từng có kinh nghiệm. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với rủi ro. Nếu thực hiện đa dạng hóa thành công, doanh nghiệp của bạn có thể chiếm lĩnh thị trường đó dễ dàng và tạo được tiếng vang lớn. 

Một ví dụ điển hình về đa dạng hóa là khi Amazon từ một công ty bán sách trực tuyến chuyển sang kinh doanh các sản phẩm điện tử và sau đó phát triển dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS).

3. Ví dụ về ma trận Ansoff 

Ansoff Matrix – mô hình ma trận Ansoff là gì?

Ma trận Ansoff là công cụ chiến lược mạnh mẽ được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng để điều hướng quá trình phát triển. Hãy cùng nhìn vào hai ví dụ nổi bật:

Ma trận Ansoff của Vinamilk

  • Thâm nhập thị trường: Vinamilk mở rộng hệ thống phân phối các sản phẩm hiện có như sữa đặc, sữa nước, sữa bột và sữa chua … trên tất cả các tỉnh thành với 220 nhà phân phối với 125.000 điểm bán hàng. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Philippines, Mỹ,…
  • Sản phẩm và dịch vụ mới: Vinamilk tiếp tục phát triển thêm các dòng sản phẩm mới như sữa bột giảm cân, nước trái cây pha sữa và các loại sữa tiệt trùng với nhiều hương vị khác nhau như dâu, socola, có đường, giàu canxi,..
  • Phát triển thị trường: Vinamilk đưa thêm các sản phẩm mới vào thị trường hiện có, chẳng hạn như sữa đậu nành, nước ép, nước đóng chai, kem,… để đa dạng hóa đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường.
  • Đa dạng hóa: Bên cạnh việc phát triển thị trường và các sản phẩm hiện có, Vinamilk cũng mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh của mình để tìm kiếm thêm cơ hội phát triển kinh doanh. Hiện nay Vinamilk đã tham gia bất động sản, đầu tư chứng khoán, sản xuất và mua bán các sản phẩm nhựa và kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa,…

Ma trận Ansoff của Coca Cola

  • Thâm nhập thị trường: với các sản phẩm Coca truyền thống phát triển từ 1886, Coca-Cola đã thâm nhập sâu vào thị trường thông qua các sản phẩm của mình hướng tới đối tượng khách hàng là người mua và các tổ chức kinh doanh đa quốc gia lớn như Tesco, Asda, McDonalds, KFC và nhiều tổ chức khác nữa.
  • Phát triển thị trường: Sau khi đạt được thành công lớn tại Mỹ, Coca-Cola quyết định mở rộng thị trường sang Anh bằng sản phẩm Coca-Cola hương vị vani. Trước đó, hãng này đã tiến hành khảo sát thị hiếu của khách hàng Nga cũng như các sản phẩm có cùng hương vị trên thị trường để cho ra mắt sản phẩm hoàn toàn khác biệt nhưng vẫn mang đậm phong cách của Coca-Cola
  • Phát triển sản phẩm: Không dừng lại ở đó, Coca-Cola không ngừng thay đổi và phát triển sản phẩm của mình. Tính đến thời điểm này, hãng đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm mới, chẳng hạn “Diet Coke” – thức uống dành cho người ăn kiêng, “Coca Cola Vanilla” – Coca Cola với hương vị Vani hoặc thay đổi mẫu mã, kích thước của các chai Coca Cola để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
  • Đa dạng hóa: Hiện nay Coca-Cola đã sản xuất thêm cả nước uống tăng lực “Powerade” dành cho những người tập thể thao. Ngoài ra, hãng này còn sản xuất đồ ăn nhẹ đi kèm với các loại đồ uống của mình.

Có thể bạn quan tâm: 

4. Đánh giá ưu và nhược điểm của Ma trận Matrix

Ưu điểm của Ma trận Ansoff là nó cung cấp một cái nhìn rõ ràng về các lựa chọn chiến lược phát triển. Nó giúp doanh nghiệp dự đoán rủi ro, lựa chọn chiến lược phù hợp, và cân nhắc các lựa chọn thay thế.

Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là không xem xét đầy đủ các yếu tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô khác có thể ảnh hưởng đến sự thành công của một chiến lược.

Ansoff Matrix là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định các hướng phát triển chiến lược. Dù rủi ro của mỗi chiến lược là khác nhau, việc sử dụng ma trận này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phân tích, đưa ra quyết định sáng suốt và tối ưu hóa sự phát triển trong bối cảnh thị trường thay đổi liên tục. Để có thể hiểu hơn về việc ứng dụng mô hình này hiệu quả, bạn có thể tham khảo các case study của những doanh nghiệp đi trước hoặc tìm tòi các tài liệu, khóa học uy tín.

Hy vọng bạn sẽ áp dụng Ansoff thành công để mở rộng vị thế trên thị trường.

→ Có thể bạn quan tâm: Chương trình thạc sỹ chuyên sâu về kiến thức quản lý

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…