Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý! Làm sao để thuyết phục HR?

kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý, team leader

Các ứng viên quản lý cần phải thể hiện rõ trình độ và bản lĩnh của mình ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên. Vì thế mà những câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý luôn khá thử thách. Làm thế nào để chinh phục được Hr và các cấp lãnh đạo trước các câu hỏi phỏng vấn hóc búa? Những kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý được đúc kết dưới đây sẽ giúp bạn.

Những kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý ‘đã thành chuẩn mực’ 

kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý, team leader

Tự tin dẫn dắt buổi phỏng vấn

Một vị trí cấp cao luôn đòi hỏi khả năng giao tiếp tự tin và hiệu quả. Và khả năng này sẽ được đánh giá qua cách bạn vấn đáp với nhân sự. Phỏng vấn không chỉ là cung cấp thông tin từ một phía mà là một cuộc trao đổi sòng phẳng, và một leader giỏi sẽ không phải là người rụt rè hay sợ phát biểu với mọi người. Vì thế, hãy tự tin và khéo léo dẫn dắt, đặt câu hỏi và thể hiện quan điểm cá nhân chứ xuyên suốt buổi trò chuyện.

Việc thuyết phục nhà tuyển dụng vằng những câu chuyện, thử thách trong quá trình đi làm  và cách bạn chinh phục nó cũng là một việc hiệu quả. Nó sẽ cho thấy ý chí và bản lĩnh của bạn trong cuộc sống và công việc.

Thể hiện thái độ điềm tĩnh, lạc quan trước các câu hỏi phỏng vấn 

Quản lý sẽ luôn là người nhận thông tin khi có vấn đề công ty, là người chỉ đạo giải quyết vấn đề, cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong nỗ lực giải quyết vấn đề đó. Tất cả những điều đó sẽ không thể được thực hiện nếu ứng viên có một tâm thế căng thẳng cùng thái độ tiêu cực ngay khi đối diện vấn đề, bởi một khi quản lý đã rối thì nhân viên cấp dưới sẽ càng hoảng loạn hơn.

Do đó, nhà tuyển dụng luôn đề cao yếu tố bình tĩnh, lạc quan trong mọi tình huống. Hãy chú ý thể hiện điều này trong buổi phỏng vấn. Luôn duy trì một thái độ tự tin, một ánh nhìn kiên định khi đối diện với các câu hỏi lắt léo và từ từ giải quyết các vế câu hỏi. Nó có thể là một điểm cộng rất lớn cho ứng viên. 

Luôn nhẫn nại, biết lắng nghe

Chủ động dẫn dắt cuộc trò chuyện, nhưng phải luôn khéo léo đủ để biết khi nào nên dừng lại để lắng nghe và hiểu. Lắng nghe đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong buổi phỏng vấn. Dựa vào yếu tố này, nhà tuyển dụng sẽ xem xét bạn có phải người có thể lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân viên để cải thiện hiệu quả chung không.

Hãy luôn duy trì một thái độ từ tốn, kể cả khi nhà tuyển dụng đang có những nhận định chưa toàn diện về những điều bạn trình bày. Kiên nhẫn lắng nghe mọi thông tin từ họ và điềm tĩnh giải thích/đặt câu hỏi sau khi nhà tuyển dụng trình bày xong. 

Thể hiện một phong cách lãnh đạo cụ thể 

Ở bất cứ cấp hay vị trí nào, nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm một người “phù hợp nhất” chứ không phải là “xuất sắc nhất”. Phù hợp ở đây là có chuyên môn đủ, có kinh nghiệm cao, đã từng có kinh nghiệm quản lý, và hơn cả, là có phong cách quản lý phù hợp với công ty. 

Nếu có thể, hãy tham khảo trước những mối quan hệ xung quanh để hiểu về văn hoá quản lý và kì vọng của công ty cho vị trí quản lý bạn ứng tuyển, từ đó hiểu được họ đang cần phong cách lãnh đạo nào. Nó cũng là yếu tố để bạn quyết định có ứng tuyển vào công ty hay không vì ở vị trí quản lý, những yêu cầu cho công ty sẽ khắt khe hơn nhiều so với một nhân viên bình thường.

Sau khi tìm hiểu và nhận thấy phong cách quản lý của mình và công ty hợp nhau, hãy cố gắng thể hiện phong cách xuyên suốt buổi phỏng vấn. Cách bạn trả lời câu hỏi, đặt vấn đề, những điều bạn quan tâm, hành động, cử chỉ của bạn đều là phương tiện phù hợp để thể hiện phong cách đó. 

Các câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý nên được ‘tư duy trước’

Các câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý nên được ‘tư duy trước’

Chuẩn bị kỹ trước một vài câu hỏi phỏng vấn sau đây sẽ không phải là thừa khi ứng tuyển vào vị trí quản lý hoặc team leader. Hãy đặt mình vào vị thế bị hỏi và thử tư duy nhanh, rành mạch, rõ ràng về cách thức trả lời, các yêu khuyết điểm. Đây có thể không phải là câu hỏi bạn sẽ gặp trong buổi phỏng vấn nhưng sẽ phản ánh phần nào cách thức tiếp cận vấn đề, góc nhìn, quan điểm và thế mạnh cá nhân trong câu trả lời. 

1. Các câu hỏi đánh giá tổng quan khi phỏng vấn vị trí cấp cao

  • Chia sẻ kinh nghiệm về một lần bạn đã điều tiết một thay đổi lớn trong tổ chức?
  • Cách thức bạn thường dùng để nắm bắt các luồng thông tin nội bộ và quản lý công việc của cấp dưới?
  • Bạn xử trí thế nào với những nhân viên có kết quả công việc thậm tệ?
  • Bạn thường đào tạo nhân viên theo phong cách nào? Bạn đã từng là “mentor” của ai đó chưa và họ đã thay đổi như thế nào?
  • Chia sẻ về cách giao việc của bạn (giao việc từ trên xuống dưới hay thúc đẩy nhân viên tự nhận việc; “kỳ vọng” nhiều hơn “giám sát” hay ngược lại)
  • Chia sẻ thêm về 1 phương châm bạn đúc kết để hoàn thành 1 nhiệm vụ?

Hãy tiếp cận các câu hỏi trên bằng sự thành thật nhưng diễn giải một cách thông minh và đúc kết từ chính kinh nghiệm cá nhân. Câu trả lời đôi lúc không quan trọng, không đúng, không sai, chỉ có cách bạn bóc tách, giải quyết câu hỏi và chính con người bạn mới là vấn đề đang được thử thách.

→ Có thể bạn quan tâm: Các phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả 

2. Các câu hỏi phỏng vấn team leader về kinh nghiệm quản lý, lên kế hoạch

  • Chia sẻ tiến trình bạn lập kế hoạch để đạt được mục tiêu cụ thể
  • Chia sẻ về 1 kinh nghiệm trong vai trò phụ trách nhiều project dài hơi trong khi vẫn phải hoàn thành các công việc tức thời khác. Những chiến lược và cách thức giải quyết khi phải đảm đương quá nhiều nhiệm vụ và không có đủ thời gian?
  • Bạn đã từng quản lý bao nhiêu nhân viên? Bạn có thể phân loại những nhân viên đó thành những nhóm khác nhau?
  • Nếu ngân sách hạn hẹp, thiếu nhân sự và khối lượng công việc tăng cao, dẫn đến tình trạng nhân viên xuống tinh thần vì không đủ thời gian, bạn sẽ làm gì?
  • Bạn từng áp dụng ứng dụng công nghệ nào để vận hành hiệu quả hơn?

3. Các câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng giao tiếp, đàm phán, ra quyết định

  • Cách bạn xác định vấn đề nào nên đưa lên cấp trên, vấn đề nào giao cho người khác xử lí, vấn đề nào sẽ tự giải quyết?
  • Bạn giải quyết thế nào khi đối diện với vấn đề của tập thể mà trong đó những cá nhân có vị thế ngang hàng bạn đưa ra các phương án hoàn toàn đối lập?
  • Nếu bạn đang phải tập trung hoàn thành 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng các thành viên trong team liên tục quấy rầy bạn với các vấn đề họ đang gặp phải, bạn sẽ giải quyết thế nào?
  • Kể lại 1 lần bạn tư duy và giải quyết vấn đề theo hướng vượt xa lối mòn và kết quả mang lại là gì?

Những lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn cho vị trí cấp cao

Các câu hỏi phỏng vấn team leader và cấp quản lý thường đặt ra nhiều tình huống bất ngờ và khó đoán khiến nhiều ứng viên trở tay không kịp, đây cũng là tình trạng thường xuyên xảy ra. Bởi suy cho cùng, càng ở các vị trí ‘thượng tầng’, kỳ vọng của ban lãnh đạo càng cao. Nếu phải bỏ ra mức chi phí gấp 3 nhân sự bình thường, thứ họ kỳ vọng là một người có khả năng giải quyết các công việc của ít nhất 5 người cộng lại.

Lúc này người phỏng vấn trực tiếp các ứng viên có thể là các lãnh đạo cấp cao trong dàn C-level với tư duy sắc bén. Các câu hỏi phỏng vấn sẽ liên tục đặt bạn vào các thử thách liên tiếp, câu trước nối tiếp câu sau. Thành công gây ấn tượng với họ hay không, phụ thuộc phần nhiều vào bản lĩnh của bạn!

kinh nghiệm trả lời các câu hỏi phỏng vấn team leader

Tất nhiên, không có một câu trả lời hoàn chỉnh nào cho mọi câu hỏi trên đây cả, vì mỗi công việc, ngành hàng, công ty, phong cách lãnh đạo sẽ có yêu cầu khác nhau cho câu trả lời Ứng viên chỉ có thể đảm bảo câu trả lời của mình được tốt nhất qua 4 tiêu chí dưới đây:

1. Phản ánh tinh thần trách nhiệm trong mọi câu trả lời

Hãy thể hiện rằng mình sẵn sàng nhận trách nhiệm và rút ra bài học sau mỗi dự án thất bại, đừng cố bào chữa bằng những lý do như “thiếu nguồn lực” hoặc “đồng nghiệp không đủ năng lực”. Quản lý phải là người nắm rõ nguồn lực và điều phối công việc, yêu cầu bổ sung nguồn lực khi cần thiết. 

2. Thể hiện sự nhiệt huyết với công ty trước các câu hỏi phỏng vấn

Nếu có thể, hãy chọn các ví dụ liên quan đến ngành nghề công ty đang kinh doanh để thể hiện sự hứng thú của mình với ngành hàng. Bởi nếu không yêu những gì mình đang làm thì sẽ rất khó để dẫn dắt đội nhóm. 

Một kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý cho tất cả ứng viên đó là hãy gạt bỏ cảm xúc cá nhân về công ty cũ, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Đôi lúc những câu trả lời trong quá trình phỏng vấn sẽ vô tình ‘đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm’ ở công ty mới, dễ tạo ra những ấn tượng không tốt, làm ảnh hưởng đến kết quả tổng thể!

3. Đưa ra câu trả lời thực tế cho các câu hỏi phỏng vấn

Một trong những kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vị trí quản lý cần luôn “khắc cốt ghi tâm” là đừng cố bịa ra một câu trả lời thiếu thực tế để gây ấn tượng. Những bộ óc lão làng luôn có cách để biết bạn đang nói thật hay không. Việc ba hoa sẽ chỉ thể hiện bạn thiếu chuyên nghiệp và thiếu kinh nghiệm thực tế.

Nếu gặp những câu hỏi khó không thể trả lời, hãy bắt đầu bằng cách tiếp cận vấn đề của bạn. Đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là cách bạn thuyết phục người nghe, hoặc thậm chí ghi điểm bằng những kinh nghiệm, kiến thức nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của người phỏng vấn!

4. Câu trả lời về thành tựu và kinh nghiệm cần thể hiện qua số liệu cụ thể

Không gì thuyết phục Hr hơn những con số ứng viên có thể mang về cho công ty, như doanh thu, % lợi nhuận, độ phủ sóng… Vì thế, hãy chuẩn bị vài ví dụ và minh chứng thực tế trước buổi phỏng vấn để tiện chứng minh năng lực của mình trước những câu hỏi phỏng vấn cần nhiều thông tin cụ thể.

Trên đây là những câu hỏi và các kinh nghiệm khi phỏng vấn vị trí quản lý cần dắt túi. Hy vọng bạn có thể ứng dụng thành công và tìm được vị trí mơ ước trong công việc!

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…