Khác biệt giữa Business Analyst và Business Intelligence Analyst là gì?

Sự khác biệt giữa Business Analyst và Business Intelligence Analyst

Dữ liệu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược. Theo đó, các vị trí Business Analyst (BA) và Business Intelligence Analyst (BIA) dần trở thành vai trò then chốt của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, BIA và BA thực chất là hai vai trò khác biệt trong ngành phân tích dữ liệu kinh doanh. Cùng SOM tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Khác biệt giữa Business Analyst và Business Intelligence Analyst là gì?

Sơ lược về Business Intelligence Analyst và Business Analyst

Điểm giống nhau 

Một vài điểm chung của 2 vị trí này có thể kể đến như sau:

  • Đều sử dụng dữ liệu và thông tin để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh.
  • Đều cần có kỹ năng thu thập, làm sạch, phân tích và trực quan hóa dữ liệu.
  • Đều cần có kiến thức về kinh doanh và am hiểu về ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.

Điểm khác nhau

Bên cạnh vai trò quan trọng và những điểm chung vốn có, điểm khác biệt giữa Business Analyst (BA) và Business Intelligence Analyst (BIA) là điều mà doanh nghiệp nhất định cần quan tâm.

Đặc điểm Business Intelligence Analyst (BIA)Business Analyst (BA)
Phạm vi công việcPhân tích dữ liệu quá khứ và hiện tại để đưa ra thông tin chi tiết về hiệu suất kinh doanh và xu hướng thị trường.Phân tích các quy trình kinh doanh hiện tại để xác định các vấn đề và cơ hội cải tiến trong tương lai. 
Mục tiêuHỗ trợ ra quyết định chiến lược và cải thiện hiệu suất kinh doanh.Hỗ trợ phát triển và triển khai các giải pháp kinh doanh mới.
Kỹ năngKỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng trực quan hóa dữ liệu, kiến thức về kho dữ liệu và công cụ BI.Kỹ năng phân tích hệ thống, kỹ năng thu thập yêu cầu, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
Công cụCông cụ BI (Tableau, Power BI, Qlik Sense).Công cụ khai phá dữ liệu (machine learning, artificial intelligence).Công cụ Microsoft Office (Excel), Google Analytics, Looker.Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML: Unified Modeling Language).Công cụ mô hình hóa quy trình kinh doanh (BPMN – Business Process Modeling Notation).
Ứng dụng Phù hợp cho công ty có quy mô lớn. Phù hợp cho tất cả loại hình doanh nghiệp.

Ví dụ minh họa 

BIA: Phân tích dữ liệu bán hàng để xác định sản phẩm nào bán chạy nhất và tại sao, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing hiệu quả hơn.

BA: Phân tích quy trình xử lý đơn hàng để xác định các điểm nghẽn và cơ hội cải tiến, từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian xử lý đơn hàng và nâng cao tỷ lệ hài lòng của khách hàng.

so sánh Business Analyst và Business Intelligence Analyst

Đào sâu 5 yếu tố khác biệt giữa Phân tích kinh doanh và  Business Intelligence Analyst

1. Tính thời điểm: Tập trung vào hiện tại hay tương lai?

BIA tập trung vào việc phân tích dữ liệu quá khứ và hiện tại để đưa ra thông tin chi tiết về hiệu suất kinh doanh, hỗ trợ ra quyết định chiến lược và cải thiện hiệu suất kinh doanh.

Ngược lại, BA tập trung vào việc phân tích các quy trình kinh doanh hiện tại để xác định các vấn đề, dựa trên dữ liệu để xác định cơ hội cải tiến, dự đoán xu hướng diễn ra trong tương lại, nhằm triển khai các giải pháp kinh doanh mới. 

2. Quy mô và “tuổi thọ” của doanh nghiệp

Thông thường, doanh nghiệp lớn thường sử dụng công cụ BI (Business Intelligence) để phân tích dữ liệu phức tạp và đưa ra quyết định chiến lược. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng các công cụ phân tích kinh doanh đơn giản và tập trung vào các lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trẻ hoặc mới tái cấu trúc có thể ưu tiên phân tích kinh doanh để dự đoán xu hướng tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử. Ngược lại, doanh nghiệp lâu đời, ổn định có thể tập trung vào các công cụ BI để theo dõi hiệu suất và hoạt động hiện tại.

Trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp cả phân tích kinh doanh và công cụ BI để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Việc kết hợp các công cụ khác nhau, lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp sẽ giúp bạn nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh.

3. Loại dữ liệu: Structured data & Unstructured data

Các công cụ BIA thường hữu ích cho các dữ liệu có cấu trúc (structured data). Loại dữ liệu này thường tìm thấy từ các phần mềm kế toán, tài chính hoặc hệ thống ERP của doanh nghiệp. Trong khi đó, công cụ BA thường được dùng để chuyển đổi dữ liệu phi cấu trúc (unstructured data) và bán cấu trúc (semi-structured data) thành dữ liệu có cấu trúc để phân tích dự đoán một cách dễ dàng hơn.

phân biệt Business Analyst và Business Intelligence Analyst

 4. Nhu cầu và khả năng truy cập dữ liệu trong tổ chức

Trong một doanh nghiệp, những người cần truy cập dữ liệu theo thời gian thực thường là quản lý, marketing, kế toán và các phòng ban không chuyên sâu về phân tích dữ liệu. Công cụ BI (Business Intelligence) cung cấp thông tin trực quan để họ ra quyết định hiệu quả mà không cần sự trợ giúp của chuyên gia phân tích dữ liệu. Họ chỉ cần học cách sử dụng phần mềm để xem các bảng điều khiển (dashboard) phù hợp.

Phân tích kinh doanh (Business Analytics) thì yêu cầu khả năng điều hướng và chuyên môn cao hơn để giải mã dữ liệu thành những thông tin hữu ích. Thường thì các nhà phân tích dữ liệu và nhà khoa học dữ liệu mới có thể xây dựng và áp dụng các thuật toán học máy (như phân tích dự báo) để xử lý bộ dữ liệu lớn và đưa ra những hiểu biết sâu sắc có giá trị.

5. Tên vị trí công việc và mức lương của ngành phân tích dữ liệu kinh doanh

Bạn sẽ bắt gặp nhiều vị trí công việc với mức thu nhập khác nhau khi tìm hiểu về BIA và BA. Dưới đây là một số ví dụ về tên gọi công việc và mức lương trung bình năm lấy từ Glassdoor cập nhật đến tháng 2 năm 2024:

Công việc và mức lương của vị trí BIA:

  • Business intelligence analyst: $96,006
  • Business intelligence developer: $109,929 
  • Business intelligence engineer: $130,739

Công việc và mức lương của vị trí BA:

  • Business analyst: $93,477
  • Business systems analyst: $108,606

→ Có thể bạn quan tâm: Làm Business Analyst là làm gì? Cần những kỹ năng gì? Ngành nào đang tuyển dụng?

Tóm lại, trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt, việc hiểu rõ vai trò và chức năng của Business Analyst và Business Intelligence Analyst là vô cùng quan trọng. Mỗi vị trí đều mang lại những giá trị riêng, giúp doanh nghiệp không chỉ hiểu rõ hơn về hiện tại mà còn dự đoán và lập kế hoạch cho tương lai. 

Dù bạn đang là sinh viên, người đang có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp sang ngành phân tích dữ liệu kinh doanh, hay thậm chí là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc nắm vững những kiến thức này sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định thông minh và chiến lược, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững cho bản thân và doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có mong muốn tiếp cận sâu hơn với những khái niệm, kỹ năng, tư duy phân tích kinh doanh trong thời đại chuyển đổi số, khóa học PM BADT tại SOM chính là chương trình hữu ích nhất cho bạn. 

Khóa học không chỉ cung cấp kiến thức nền tảng về quản lý dự án và phân tích kinh doanh, mà còn giúp bạn áp dụng và ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả. Với sự hướng dẫn từ các giảng viên giàu kinh nghiệm, cùng chương trình giàu tính thực tế, bạn sẽ được trang bị đầy đủ nền tảng kiến thức kỹ năng để thành công hơn trong vai trò BA, BIA, và các vị trí tương tự. 

→ Có thể bạn quan tâm: Chương trình Thạc Sĩ Phân Tích Kinh Doanh và Chuyển Đổi Số

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…