Chiến lược Đại dương xanh là gì? Ứng dụng ra sao?

chiến lược đại dương xanh là gì

Chiến lược Đại dương xanh là gì? Đâu là các ví dụ thực tế về cách triển khai? Liệu đây có còn là chiến lược hiệu quả trong thời đại hiện nay? Cùng SOM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược Đại dương xanh là gì

Chiến lược Đại dương xanh là gì?

Khái niệm Đại dương xanh và chiến lược “Đại dương xanh” là tâm huyết của 2 giáo sư Mauborgne và Kim đến từ Viện INSEAD (Pháp) sau nhiều năm nghiên cứu. 

Theo 2 giáo sư,  “Đại dương xanh” trong lĩnh vực kinh tế ám chỉ những khoảng trống thị trường không có sự cạnh tranh, hoặc nếu có thì cạnh tranh không đáng kể.

Với cách hiểu đó, Chiến lược Đại dương xanh nôm na là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà tại đó ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đi theo chiến lược này cần tìm ra/theo đuổi thị trường chưa có doanh nghiệp nào từng làm trước đó hoặc có sự cạnh tranh không đáng kể.

Phân biệt chiến lược Đại dương xanh và chiến lược Đại dương đỏ

Cụm từ chiến lược Đại dương xanh vốn luôn được đặt lên bàn cân với “chiến lược Đại dương đỏ”. Khác với Đại dương xanh, chiến lược Đại dương đỏ, (Red Ocean Strategy) là một kế hoạch hành động của tổ chức để tạo ra lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh. Chiến lược này giúp một hoặc nhiều sản phẩm có thể tồn tại, đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác.

Việc lựa chọn chiến lược Đại dương xanh hay chiến lược Đại dương đỏ là tùy vào tình thế của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp thường căn cứ vào sự khác nhau cơ bản của 2 chiến lược này để đưa ra quyết định, chúng bao gồm:

Chiến lược Đại dương xanh: 

  • Tập trung vào đối tượng chưa phải là khách hàng
  • Tạo ra thị trường không cạnh tranh để phục vụ
  • Khiến cạnh tranh không còn liên quan
  • Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới
  • Phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí
  • Liên kết toàn hệ thống hoạt động của công ty để theo đuổi chiến lược khác biệt hoá VÀ chi phí thấp
Chiến lược Đại dương xanh và Chiến lược Đại dương đỏ

Chiến lược Đại dương đỏ 

  • Tập trung vào các khách hàng hiện tại
  • Cạnh tranh trong các thị trường hiện tại
  • Đánh bại sự cạnh tranh
  • Khai thác các nhu cầu hiện tại
  • Thực hiện cân bằng giá trị và chi phí
  • Liên kết toàn hệ thống các hoạt động của công ty với lựa chọn chiến lược giữa khác biệt hoá hoặc chi phí thấp

Nguyên lý vận hành của chiến lược Đại dương xanh

Các doanh nghiệp ứng dụng chiến lược Đại dương xanh sẽ phát triển thị trường theo những tiêu chí dưới đây: 

Tái cấu trúc thị trường

Nguyên lý tiên quyết của chiến lược Đại dương xanh là việc sắp xếp lại thị trường để doanh nghiệp tìm ra một mảnh đất mới của riêng mình. Đây phải là thị trường tiềm năng nhưng chưa có ai khai thác. 

Việc này đương nhiên vừa là cơ hội, cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để tìm ra một khía cạnh mới chưa được ai khai thác giữa một thị trường đầy cạnh tranh là rất hiếm. Nó đòi hỏi một tầm nhìn sâu rộng, óc sáng tạo, sự liều lĩnh nắm bắt cơ hội của những người đứng đầu. Ngoài việc phát triển sản phẩm mới, một số doanh nghiệp có thể tập trung phát triển các tính năng bổ sung của một sản phẩm cũ. 

Tập trung vào tổng thể

Một trong những điểm quan trọng của chiến lược Đại dương xanh tập trung vào các vấn đề tổng thể hơn là chi tiết. Doanh nghiệp có xu hướng phát triển, cải tiến quy trình chung, qua đó tạo ra nhiều giá trị hơn. Nguyên lý này giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất chung.

Tăng trưởng lớn hơn nhu cầu hiện có

Để sử dụng chiến lược Đại dương xanh một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần tạo ra một thị trường tốt. Đây sẽ là nơi mà nhu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách trọn vẹn. Cụ thể, thay vì tập trung vào nhóm khách hàng hiện có, doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này sẽ cố gắng khai thác nhóm người mới. Họ chưa phải là khách hàng, chưa sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Với định hướng này, tệp khách của doanh nghiệp sẽ luôn mở rộng.

Giải quyết được các vấn đề của tổ chức

Trong quá trình thực thi các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Nhà quản trị cần đảm bảo tổ chức luôn trong tình trạng tốt nhất, đặc biệt là vấn đề về mặt nhân lực. Các mục tiêu chung cần được toàn bộ nhân sự nhận thức và đồng lòng hướng tới. Các vấn đề nội bộ phải được giải quyết kịp thời để không gây ảnh hưởng tới hiệu suất công việc chung.

→ Nâng cao khả năng quản nội bộ bằng các khóa học quản lý doanh nghiệp 

Trên thực tế, các chiến lược Đại dương xanh đều bị các doanh nghiệp, đối thủ bắt chước, làm theo. Lúc này, doanh nghiệp cần tái đổi mới. Đặc biệt là khi đối thủ cạnh tranh bắt đầu tiến vào các thị trường ngách, người quản lý, chủ kinh doanh cần nhanh nhạy, đưa ra phản ứng tức thì nhằm bảo vệ thị phần của mình. 

Nếu doanh nghiệp chưa thể lên được vị trí “top of mind” của phân khúc hiện tại, việc tiếp tục cải tiến sản phẩm, mở rộng địa bàn để nắm nhiều thị phần hơn luôn là điều cần thiết. 

Ví dụ thành công về chiến lược Đại dương xanh

ví dụ Chiến lược Đại dương xanh

Dưới đây là một vài case study tiêu biểu đã thay đổi hoàn toàn cục diện của ngành hàng nhờ chiến lược Đại dương xanh:

Canon

Đối với Canon, chiến dịch Đại dương xanh được thể hiện ở việc tạo ra máy photocopy để bàn. Nhà sản xuất máy copy truyền thống nhắm đến nhà quản lý bộ phận mua thiết bị văn phòng. Họ là những người muốn mua máy kích thước lớn, bền, nhanh và cần bảo trì tối thiểu. 

Nắm được điều này, Canon đã tạo không gian thị trường mới là hướng tới những người thư ký. Bằng cách chuyển trọng tâm sang nhóm người mua bị bỏ qua, Canon đã mở khóa giá trị, tạo ra không gian thị trường mới và không bị kiểm soát. 

Yellow Tail

Sự phát triển của Yellow Tail, một nhãn hiệu rượu mới của Casella Wines, là một ví dụ không thể bỏ qua. Đây là case study điển hình chứng minh rõ ràng những điều tuyệt vời mà chiến lược Đại dương xanh có thể mang lại. Cụ thể, trong vòng ba năm kể từ khi gia nhập thị trường, Yellow Tail đã trở thành thương hiệu rượu vang phát triển nhanh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Thời điểm đó, hầu hết các thương hiệu rượu vang đều hoạt động trong một Đại dương đỏ, nơi cạnh tranh thị phần rất khốc liệt. Yellow Tail đã dũng cảm từ bỏ những vườn nho danh tiếng và già cỗi. Họ cũng đã loại bỏ thuật ngữ phức tạp thường thấy trên các chai rượu (thứ có thể gây sợ hãi cho khách hàng tiềm năng). 

Thay vào đó, họ đầu tư cho một thức uống đủ ngọt để thu hút quần chúng. Sản phẩm này được hưởng ứng mạnh mẽ bởi những người uống bia và rượu mạnh nói chung, không còn gò bó giành giật tệp thích rượu vang với nhiều thương hiệu khác. 

Viettel

Ví dụ tiêu biểu cho việc áp dụng chiến lược này tại Việt Nam chính là Viettel. Với vị thế là người sinh sau đẻ muộn, Viettel nhảy vào ngành viễn thông khi thị phần ngành đã được thiết lập ổn định, với lợi thế lớn thuộc về VNPT.

Do đó, thay vì đi theo lối mòn là tấn công vào những thành phố lớn phát triển, Viettel lựa chọn thị trường nông thôn làm điểm tựa đầu tiên. Thành công chiếm lĩnh thị trường bỏ trống này, Viettel sau đó đã dần vươn lên trở thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam hiện tại.

Những case study trên đây là minh chứng điển hình, cũng là động lực cho các chủ doanh nghiệp nung nấu ước mơ “Đại dương xanh” cho mình. Tuy nhiên, sự dấn thân và liều lĩnh là điều kiện cần. Dấn thân ra Đại dương xanh, đừng quên trang bị cho mình những nghiên cứu, thấu hiểu thị trường kỹ lưỡng, sự bền bỉ, đội ngũ nhân lực đồng lòng và một bệ đỡ tài chính vững chắc. Chúc các bạn thành công! 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…