Business analytics là gì ? Business analytics khác gì so với data analytics? Vì sao đây là một trong những kỹ năng trọng yếu đặt nền móng cho con đường thăng tiến của tương lai. Hãy cùng SOM đào sâu phân tích về business analytics thông qua bài viết dưới đây nhé.
“Data driven decision making” – sự mở đầu cho ngành business analytics
Data driven decision making (DDDM) là việc đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế. Đây là xu hướng không mấy xa lạ với các tập đoàn lớn, doanh nghiệp quốc tế khi hoạt động trong thời đại ‘ai nắm dữ liệu người đó đạt trước tiên cơ và nắm cả thị trường’.
Nếu trước đây, những quyết định của doanh nghiệp đa phần dựa vào kinh nghiệm và phán đoán của người đứng đầu tổ chức thì giờ đây, tính logic hóa, chuyên nghiệp hóa phải đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, ở bối cảnh nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ đã giải quyết được nhiều bài toán ‘bất khả thi’ về phát triển và thu thập dữ liệu.
Và càng những doanh nghiệp lớn, đơn vị đứng đầu thị trường càng cần đặt nặng vai trò của dữ liệu trong kinh doanh bởi lợi nhuận của họ nằm ở ‘khai phá thị trường’ – liên tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng các sản phẩm mới, dịch vụ mới khi các ‘kẻ bám đuôi’ vẫn còn cạnh tranh trong ‘thị trường ban đầu’.
Việc đưa dữ liệu vào quyết định kinh doanh sẽ giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả và bớt rủi ro hơn. Chúng ta có thể hiểu quá trình này là business analytics hay phân tích kinh doanh.
Ngay lúc này, business analytics có thể chỉ là công cụ của các ông lớn, nhưng trong ngắn hạn, đây sẽ là vũ khí cạnh tranh ‘chia đôi thị trường’ khi big data luôn là một trong những khía cạnh ưu tiên của chuyển đổi số.
Vậy cụ thể hơn, Business analytics là gì và có thể ứng dụng ra sao trong bộ máy doanh nghiệp hiện tại?
Business analytics là gì?
Business analytics là một quy trình tổng hợp bao gồm kỹ năng, công nghệ và phân tích liên tục các dữ liệu để phát hiện và thấu hiểu sâu sắc các vấn đề trong vận hành kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản thì business analytics là việc dựa trên những dữ liệu đang có để truy tìm gốc rễ vấn đề, giải quyết thách thức trước mắt và tìm kiếm cơ hội tương lai.
Đây có thể là công việc của các chuyên viên phân tích dữ liệu, các nhân sự trong phân mảng business intelligence hoặc bản thân nhà quản lý, CEO, lãnh đạo, giám đốc bộ phận kinh doanh, marketing. Khi kết hợp dữ liệu với kinh nghiệm và góc nhìn tổng quát, nhà quản lý sẽ dễ dàng ‘nhìn thấy những điều không ai nhìn thấy’ để rồi đưa ra những quyết định chưa ai quyết định.
Phân biệt Business analytics và data analytics
Business analytics và data analytics có thể được coi là 2 nhánh chính trong lĩnh vực khoa học dữ liệu.
- Business analytics tập trung vào việc đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của dữ liệu để hiểu được nhiều tầng nghĩa của nó nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng kinh doanh và hoạch định những kế hoạch ứng biến.
- Trong khi đó, data analytics thì sẽ tập trung vào việc phân tích và kết luận cho các câu hỏi đóng (ví dụ so sánh hiệu quả các chương trình khuyến mại, so sánh hiệu quả của các thay đổi cục bộ…) chứ không nhìn ở góc độ tổng quát như business analytics.
→ Xem thêm tại: Data analytics là gì?
Một cách đơn giản mà nói thì business analytics là phân tích dữ liệu để hiểu sâu về doanh nghiệp còn data analytics là phân tích để đưa ra những kết luận sâu về dữ liệu.
Cả business analytics và data analytics đều có vai trò hỗ trợ các quyết định trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, data analytics thì là một quá trình lọc và phản ánh lên những thông tin của dữ liệu còn business analytics sẽ còn cần kết hợp thêm việc thấu hiểu dữ liệu cùng kinh doanh để đưa ra các định hướng cấp chiến lược.
Lợi ích của việc ứng dụng business analytics trong doanh nghiệp
Chắc chắn không phải tự nhiên mà business analytics trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp ngày nay. Lợi ích của business analytics không rõ nét mà ngày càng được đề cao, trong đó có thể thấy những lợi ích rõ nét như:
- Ra quyết định chuẩn xác: dựa trên căn cứ trên dữ liệu thực, mỗi quyết định đều được chống đỡ bởi hệ lập luận logic thay vì mang thiên kiến cá nhân, bất đồng quan điểm giữa các lãnh đạo cùng cấp.
- Cắt giảm chi phí: Loại bỏ những điểm mù ‘đã lặp đi lặp lại trong quá khứ’, dự đoán trước các rủi ro và có phương án đề phòng để tối thiểu hóa ảnh hưởng.
- Tối ưu ngân sách: business analytics giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của thị trường, khách hàng và khả năng đáp ứng của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu sản phẩm, dịch vụ, thay đổi để đáp ứng những thị hiếu mới, đi trước đối thủ để sớm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- Kiểm soát và đánh giá: nhờ vào quá trình thu thập và phân tích dữ liệu liên tục, doanh nghiệp sẽ đối chiếu được hiệu suất hoạt động so với KPIs đặt ra. Những sai lệch sớm được phát hiện và điều chỉnh. Doanh nghiệp cũng đánh giá được quá trình hoạt động của mình theo từng mốc thời gian nhất định để xác nhận lại các phương hướng đề ra.
- Nâng cao lợi nhuận: tổng hòa từ các lợi ích trên như việc giảm thiểu chi phí, tối ưu ngân sách thì điều tất yếu là cán cân lợi nhuận sẽ được gia tăng. Nhờ business analytics mà từng chi phí bỏ ra đều mang lợi ích tương xứng, những rủi ro được cắt giảm để doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận hơn.
Tuy vậy business analytics vẫn là lĩnh vực ‘nói dễ khó làm’ tại các doanh nghiệp. Bởi trước hết, muốn có dữ liệu để phân tích cần xây dựng hệ thống dữ liệu, big data… Đây cũng là một trong những trọng tâm của chuyển đổi số doanh nghiệp hiện nay.
Kế đó doanh nghiệp sẽ cần phát triển đội ngũ nhân sự hoặc các kỹ năng tương ứng, không dừng lại ở phân tích dữ liệu căn bản, mà cần khả năng diễn giải, khai thác sâu thông tin dưới lăng kính kinh doanh. Đa phần nhân sự hiện nay xuất thân ngành phân tích dữ liệu ‘đã ít’, có sự am hiểu về thị trường và khả năng ứng dụng dữ liệu vào làm đòn bẩy kinh doanh càng ít hơn.
Bởi vậy, đây vừa là cơ hội cho những nhân sự kỳ cựu trong marketing, kinh doanh tìm kiếm cơ hội thăng tiến, thử sức và đảm đương những vai trò mới, vừa là trọng tâm phát triển của các cấp quản lý, lãnh đạo để hướng tới sự phát triển bền vững trong thời đại đầy biến động.
Vậy học Business Analytics ở đâu?
→ Tham khảo ngay: Chương trình thạc sĩ Phân Tích Kinh Doanh – Business Analytics
Để được tư vấn về chương trình học thạc sĩ cùng thời gian biểu phù hợp, mời bạn điền thông tin vào form bên dưới. Đội ngũ của SOM sẽ liên hệ chi tiết bạn nhé.