Cải thiện tư duy lãnh đạo là cách tối ưu nhất để đạt được những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp. Thực hiện điều này qua những cách nào? Dưới đây là 8 giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý bạn có thể tham khảo!
1. Học chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý chuyên sâu
Không mang nặng tính lý thuyết như xưa, các chương trình đào tạo quản lý chuyên sâu ngày càng tập trung vào thực tiễn. Có rất nhiều loại hình cho bạn lựa chọn, tùy vào điều kiện và mục đích, như EMBA, mini-MBA, coaching…
Tham gia các chương trình này, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích và cơ hội để nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của mình, chẳng hạn như:
- Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề từ những tình huống thực tế từ các doanh nghiệp liên kết với khóa học.
- Rèn giũa tư duy chiến lược nhờ kiến thức vững chắc và kinh nghiệm từ các giảng viên uy tín – cũng là những nhà kinh doanh tài năng trên thị trường
- Tìm kiếm nhiều cơ hội mở rộng tầm vóc doanh nghiệp và nâng cao phúc lợi cho bản thân từ những mối quan hệ chất lượng (học viên/giảng viên/diễn giả…) từ khóa học
- Nắm vững kiến thức nền tảng về các phòng ban và cách vận hành hệ thống.
- Cải thiện các kỹ năng mấu chốt trong công tác lãnh đạo như như đàm phán, dùng người, diễn thuyết, phân tích số liệu, ứng dụng công nghệ,…
Các chương trình học quản lý chuyên sâu đòi hỏi bạn phải đầu tư khá nhiều, từ thời gian cho tới trí óc, tiền bạc. Đổi lại, bạn sẽ tránh được những sai sót không cần thiết, nhận được sự tôn trọng của cấp dưới, và quan trọng nhất là rút ngắn quá trình trở thành một nhà lãnh đạo tài năng.
Có thể bạn quan tâm:
- Các khóa học quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ – thực tiễn, chuyên sâu, ứng dụng nhanh
- EMBA là gì? Lợi ích của chương trình EMBA đối với nhà quản trị hiện đại
- Chương trình đào tạo quản lý chuyên sâu tại AIT SOM
2. Tham gia các khóa đào tạo liên bản năng lực lãnh đạo quản lý
Nhiều doanh nghiệp lớn ý thức rất rõ về việc “đầu tư” vào lứa nhân sự trẻ tiềm năng, đồng thời bổ sung kiến thức nền tảng về bộ máy doanh nghiệp. Vì vậy, các chương trình thực tập sinh tiềm năng (management trainee) ngày càng phổ biến. Điểm trừ của các chương trình này là độ tuổi giới hạn (chỉ trong vòng 2 năm sau khi ra trường).
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm kiếm những cơ hội được làm việc xen kẽ qua các phòng ban khi đã đứng tuổi hơn. Dù vậy, với những người đã có kinh nghiệm làm việc, vẫn còn nhiều cơ hội phát triển năng lực quản lý thông qua các hình thức đào tạo liên ban khác. Ví dụ, nhiều công ty tổ chức luân chuyển nội bộ (job rotation) hoặc dự án liên phòng ban (cross-functional projects) nhằm giúp nhân viên có góc nhìn đa chiều, tăng cường khả năng phối hợp và quản lý hệ thống. Ngoài ra, các chương trình nội bộ, coaching bởi quản lý cấp cao, hoặc khóa học chuyên sâu từ đối tác đào tạo cũng được nhiều doanh nghiệp triển khai cho nhân sự được quy hoạch phát triển.
Việc chủ động tìm kiếm và đề xuất tham gia những chương trình này không chỉ giúp mở rộng kỹ năng quản lý mà còn thể hiện rõ cam kết phát triển bản thân – yếu tố quan trọng để được cân nhắc cho các vị trí lãnh đạo trong tương lai.
Có rất nhiều cơ hội ngoài kia, và cũng có rất nhiều lãnh đạo có tầm nhìn sẵn sàng đầu tư để phát triển nhân tài. Điều quan trọng là hãy cố gắng trau dồi và liên tục quan sát, tìm kiếm cơ hội.
3. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý thực tiễn: trở thành trợ lý cho giám đốc
Đảm nhận vị trí trợ lý cho giám đốc là giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý
quý giá. Bạn có thể học hỏi trực tiếp từ lãnh đạo cấp cao- những người đang chèo lái tổ chức, định hướng chiến lược và ra quyết định trong những thời điểm quan trọng. Không giống các vai trò chuyên môn thuần túy, công việc của trợ lý đòi hỏi sự quan sát sắc bén, tư duy tổng thể và khả năng phối hợp với nhiều bộ phận cùng lúc.
Nhờ tiếp cận thường xuyên với các cuộc họp cấp điều hành, báo cáo chiến lược và xử lý khủng hoảng, bạn sẽ dần hình thành cái nhìn toàn diện về cách một doanh nghiệp vận hành ở tầng vĩ mô. Đây là trải nghiệm đặc biệt hữu ích cho những ai có mục tiêu trở thành nhà quản lý hoặc lãnh đạo trong tương lai, vì nó giúp rút ngắn đáng kể quá trình học hỏi thông qua thực tiễn và tiếp xúc với tư duy quản trị ở cấp cao nhất.
4. Tự thành lập và quản lý dự án cá nhân
Nếu chưa có cơ hội đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong tổ chức, việc chủ động thiết kế và triển khai một dự án cá nhân chính là giải pháp hiệu quả để rèn luyện tư duy quản lý. Từ việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách, lựa chọn nhân sự (nếu có), đến giám sát tiến độ và đo lường hiệu quả – bạn sẽ được trải nghiệm toàn bộ chuỗi giá trị của một nhà quản lý thực thụ.
Những dự án này không cần quá lớn, nhưng phải đủ thách thức để buộc bạn bước ra khỏi vùng an toàn và học cách ra quyết định, xử lý vấn đề, điều tiết rủi ro. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng lực thực chiến, mà còn là “dữ liệu sống” thuyết phục nếu bạn muốn chứng minh tiềm năng lãnh đạo trong hồ sơ thăng tiến hoặc phỏng vấn nội bộ.
5. Tham khảo các case studies về năng lực lãnh đạo quản lý
Việc nghiên cứu các case-studies – những tình huống kinh doanh thực tế được tổng hợp và phân tích – là công cụ học tập cực kỳ hiệu quả trong việc bồi dưỡng năng lực quản lý. Thông qua các bài học về chiến lược thất bại, tái cấu trúc, đổi mới mô hình kinh doanh hay quản trị khủng hoảng, bạn không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn học được cách đặt câu hỏi, suy nghĩ phản biện và đưa ra giải pháp trong bối cảnh phức tạp.
Đặc biệt, nếu biết cách đối chiếu case với tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình, bạn sẽ nhìn ra được điểm yếu trong tổ chức, nhận diện cơ hội cải tiến và đề xuất giải pháp quản trị phù hợp. Đây là bước chuyển từ “biết” sang “hiểu”- và xa hơn là “vận dụng”, yếu tố nền tảng cho một nhà quản lý hiệu quả.
6. Tìm kiếm các mentor làm cố vấn
Một người cố vấn (mentor) giàu kinh nghiệm có thể tạo ra tác động sâu sắc và lâu dài đến con đường phát triển quản lý của bạn. Mentor không chỉ giúp bạn định hướng tư duy chiến lược, mà còn là người đồng hành đưa ra phản hồi khách quan, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, và hỗ trợ bạn vượt qua các giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp.
Giá trị lớn nhất mà mentor mang lại là khả năng “rút ngắn đường vòng” – bằng cách cảnh báo trước những sai lầm phổ biến, mở rộng góc nhìn và giúp bạn tránh lối tư duy cục bộ. Một mối quan hệ mentor-mentee bền vững cũng là cơ hội kết nối dài hạn trong môi trường chuyên nghiệp, từ đó mở rộng khả năng hợp tác, thăng tiến và định vị bản thân trong cộng đồng quản lý.
7. Tham gia các hội thảo, tọa đàm về quản lý
Các hội thảo và tọa đàm về quản lý là không gian lý tưởng để cập nhật kiến thức mới, tiếp cận mô hình quản trị tiên tiến (như Agile, OKRs, Lean…), cũng như trao đổi kinh nghiệm cùng giới chuyên môn. Tham gia đều đặn các sự kiện này không chỉ giúp bạn nắm bắt xu hướng vận hành của doanh nghiệp hiện đại, mà còn tăng khả năng tư duy hệ thống và nhạy bén với các thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Quan trọng hơn, đây còn là giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý giúp bạn mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp – một yếu tố thiết yếu để phát triển sự nghiệp lãnh đạo. Việc chia sẻ trải nghiệm, đặt câu hỏi và tranh luận cùng các chuyên gia sẽ giúp bạn không ngừng làm mới góc nhìn quản trị và làm giàu thêm vốn kiến thức thực tiễn của mình.
8. Học từ các khóa ngắn hạn – bổ sung chuyên môn còn thiếu
Trong hành trình phát triển năng lực quản lý, không phải lúc nào kiến thức nền tảng cũng đầy đủ hoặc phù hợp với vai trò hiện tại. Vì vậy, việc chủ động học thêm các khóa ngắn hạn là một chiến lược thiết thực để nhanh chóng lấp đầy những “khoảng trống chuyên môn” mà công việc đòi hỏi. Các khóa học này có thể xoay quanh những chủ đề như: quản trị tài chính cho nhà quản lý phi tài chính, kỹ năng lãnh đạo đội nhóm, quản lý thời gian, tư duy chiến lược, hoặc sử dụng các công cụ quản trị hiện đại.
Ưu điểm của các khóa học ngắn hạn là thời lượng linh hoạt, cập nhật nhanh xu hướng và tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc học tập có chủ đích theo nhu cầu công việc cũng thể hiện tinh thần cầu tiến, giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân như một nhà quản lý năng động, luôn chủ động phát triển bản thân để thích nghi với thay đổi và sẵn sàng đảm nhận vai trò lớn hơn.
Nhìn chung, “khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện” – câu nói này chưa bao giờ sai trong bối cảnh học tập, cải thiện vị thế của bản thân. Có thể cơ hội sẽ đến với bạn dồn dập, cũng có thể bạn đang ở thời điểm khó khăn và phải “án binh chờ thời”. Tuy nhiên, chắc chắn một khi bạn đủ quyết tâm, sẽ có rất nhiều cách để nâng cao năng lực và tư duy lãnh đạo của mình.
Điều quan trọng là phải bền kỉ, xác định rõ mục tiêu, và không ngừng tìm kiếm những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, rồi bạn sẽ thành công. Chúc các bạn chân cứng đá mềm!