Nâng cao năng lực quản lý: bắt đầu từ đâu, làm gì?

nâng cao năng lực quản lý

Các chức danh lãnh đạo cấp cao thường đi kèm với những phúc lợi công việc hấp dẫn cùng sự tôn trọng của xã hội. Tuy nhiên, đạt được mục tiêu này không hề dễ dàng. Việc trở thành một lãnh đạo xuất sắc đòi hỏi bạn phải chuẩn bị từ sớm và đi một chặng đường rất dài, với không ít gay go. Để giúp bạn tối ưu nỗ lực và rút ngắn thời gian, SOM sẽ gợi ý cách thức và con đường tiềm năng trong bài viết sau. Cùng tham khảo để nâng cao năng lực quản lý và vẽ nên lộ trình phù hợp cho bản thân.

nâng cao năng lực quản lý
Cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý khi thời thế đang thay đổi nhanh chóng

Lộ trình nâng cao năng lực quản lý – bước 1: xác định nền tảng bản thân 

Một kế hoạch chỉ thành công khi chúng ta nắm rõ mục đích, nguồn lực, tầm nhìn, sứ mệnh. Để xác định được những yếu tố này, bạn cần phải chất vấn bản thân để hiểu được những giá trị sau: 

Hiểu rõ bản chất của mình – mình đang ở vị trí nào? 

Bắt đầu thật vững thì sẽ đi được xa. Để đạt được vị trí lãnh đạo bền vững trong bất kỳ loại tổ chức nào, bạn cũng nên bắt đầu bằng việc hiểu rõ bản thân. Cụ thể, hãy làm rõ những yếu tố sau: 

  • Đam mê 
  • Đặc trưng tính cách
  • Điểm mạnh yếu 
  • Động lực thôi thúc bạn muốn lãnh đạo
  • Giá trị cốt lõi của bạn/giá trị bạn không muốn đánh mất khi thành công

Những yếu tố này chính là nền tảng để hành trình lãnh đạo của bạn bền bỉ và nhất quán. Hiểu bản thân càng chi tiết, quyết tâm và khả năng thành công càng cao.

Xác định hình tượng lãnh đạo – mình muốn đi đến đâu?

Khi đã xác định được nền tảng trên, việc tiếp theo chính là vẽ rõ đích đến của mình trong hành trình lãnh đạo. Bạn muốn dẫn dắt đội nhóm trong môi trường nào, thiên về ngành hàng ra sao, hoặc quy mô tổ chức bạn nhắm tới.

Ngoài ra, có nhiều phong cách và chiến lược lãnh đạo khác nhau, tùy theo định hướng phát triển và môi trường công sở của từng người. Việc nắm rõ “hình mẫu lãnh đạo” mình muốn trở thành giúp bạn lập kế hoạch và xác định mục tiêu rõ ràng, chính xác hơn. 

Xác định “khoảng cách năng lực” – từ xuất phát điểm đến đích cuối. 

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” – câu nói này là châm ngôn hoàn hảo cho mọi nỗ lực chinh chiến trên thương trường, và việc rèn giũa thành một nhà lãnh đạo tài ba cũng không ngoại lệ.

Hãy đối chiếu hình mẫu bạn muốn và con người hiện tại của bạn, từ đó xác định:

  • Bạn đang ở đâu trên lộ trình hoàn thiện năng lực lãnh đạo
  • Những năng lực mạnh/yếu bạn đang sở hữu. 
  • Những năng lực bạn cần cải thiện 
  • Nguồn lực dự trù để phát triển bản thân.

Khi xác định được những yếu tố này, chặng đường lập kế hoạch của bạn đã trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn. 

Lộ trình nâng cao năng lực quản lý – bước 2: thiết kế lộ trình

nâng cao năng lực quản lý
Cần có lộ trình phù hợp để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý

Khi đã có đủ thông tin nền tảng, việc tiếp theo là lập kế hoạch phát triển. Thông thường, bạn sẽ cần đi qua 2 bước sau: 

Xác định hướng đi – chiến lược nâng cao năng lực quản trị

Từ những thông tin nền tảng trên, hãy động não để tìm cho mình hướng đi phù hợp nhất đến đích. Có rất nhiều cách khác nhau để rèn giũa và nâng cấp bản thân, bao gồm:

  • Cách học phù hợp: Học qua case studies, qua hội nhóm, qua khóa học, hay qua các mentor thành công, hay các chương trình thạc sỹ kinh doanh thực tiễn. 
  • Với mỗi cách học, làm rõ mình cần bắt đầu từ đâu, những bước tiếp theo trong hành trình trau dồi năng lực là gì? 
  • Môi trường phù hợp: Phát triển lãnh đạo qua startup, công ty lớn, hay đan xen cả hai? 
  • Thời gian phù hợp: Thời gian phù hợp để hoàn thiện bản thân như bạn muốn là bao lâu? 
  • Những sự hỗ trợ từ gia đình và các nguồn lực khác
  • Những cơ hội và khó khăn ngăn bạn theo đuổi mục tiêu lâu dài

Vẽ lộ trình chi tiết để nâng cao năng lực quản lý

Đến bước này, việc bạn cần làm chính là vẽ ra một lộ trình càng cụ thể càng tốt về hành trình của mình. Hãy làm rõ: 

  • Mục tiêu và mốc thời gian cụ thể để thực hiện. Ví dụ, bạn muốn cải thiện tiếng Anh để dễ kết nối với khách hàng nước ngoài trong 3 tháng. 
  • KPI để đo lường kết quả bản thân: Đạt ielts 6.5, đủ điều kiện để giao tiếp trôi chảy với đối tác. 
  • Nguồn lực cần đầu tư để đạt được kết quả này, ví dụ: đầu tư 15 triệu cho khóa học.

Sau khi đã có lộ trình rõ ràng, việc bạn cần làm là bắt tay vào thực hiện thôi. Hãy từng bước thực hiện những mục tiêu cụ thể trong bản kế hoạch của mình, cho đến khi bạn đạt được đích đến cuối cùng. 

Lưu ý, con đường trở thành một lãnh đạo giỏi rất gian nan. Chỉ khi “chân cứng đá mềm” thì bạn mới chinh phục mục tiêu sự nghiệp của mình. 

→ Có thể bạn quan tâm: giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý

Gợi ý những năng lực cần có cho lãnh đạo

nâng cao năng lực quản lý
Đâu là các năng lực quản lý, lãnh đạo cần có?

Một người lãnh đạo tốt nên hoàn thiện về cả kỹ năng lẫn phẩm chất. Điều này được rèn giũa qua một hành trình dài, thường gồm các phân mảng sau: 

Kỹ năng mềm 

Những kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo tài năng thường bao gồm: 

  • Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt lý tưởng và mục tiêu đội nhóm
  • Kỹ năng thuyết trình khéo léo, hiệu quả 
  • Kỹ năng thương lượng thông minh
  • Kỹ năng thấu hiểu, đọc vị nhân viên 
  • Kỹ năng sắp xếp thời gian, phân bổ nguồn lực 
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Kiến thức chuyên môn để củng cố năng lực lãnh đạo quản lý

  • Hiểu biết căn bản về cách thức vận hành, yêu cầu chuyên môn, sự phối hợp của các phòng ban/đội nhóm mình đang dẫn dắt 
  • Kỹ năng phân tích số liệu để hiểu rõ về ưu nhược, thành tựu của đội nhóm, đồng thời xác định các thử thách/cơ hội tiềm năng 
  • Khả năng ứng dụng các công cụ công nghệ để nâng cao năng suất, tối ưu nguồn lực 
  • Khả năng ngoại ngữ
  • Tư duy chiến lược, hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn tập thể, “đón đầu” được rào cản và cơ hội phát triển lâu dài, định hướng đường đi dài hạn của tổ chức 

Phẩm chất lãnh đạo – tư duy lãnh đạo trong thời đại 4.0

  • Minh bạch: Đảm bảo cho cấp dưới hiểu rõ định hướng và cơ sở sau mỗi quyết định của lãnh đạo, tránh nhập nhằng giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu đội nhóm.
  • Công bằng: Tạo không gian làm việc tôn trọng và thân thiện. Mỗi nhân viên đều cảm thấy mình được đối xử bình đẳng, thưởng phạt công minh. 
  • Điềm tĩnh: Trong mọi trường hợp, lãnh đạo là người duyệt quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp cho các sai sót của đội nhóm. Vì vậy, hãy luyện tập khả năng chịu áp lực và thái độ điềm tĩnh trước khó khăn. Cách thể hiện của lãnh đạo sẽ quyết định lớn đến thái độ và niềm tin của nhân viên trước “sóng dữ”. 
  • Bền bỉ: Hơn ai hết, lãnh đạo là người thất vọng nhất nếu đội nhóm không đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn học gì từ thất bại và ứng dụng nó thế nào để thành công về sau. Mãi đắm chìm trong cảm xúc tiêu cực chính là cách thức nhanh nhất để giết chết tinh thần đội nhóm và niềm tin của cấp dưới. 
  • Thấu cảm: Một môi trường làm việc độc hại hoặc những sự hiểu lầm, mâu thuẫn công sở có thể “thiêu rụi” một tài năng. Là lãnh đạo, bạn cần đủ tinh tế để nhận ra điều gì đang diễn ra trong đội nhóm của mình, những khó khăn, sự ức chế hoặc lấn át của một vài cá nhân. Chỉ khi kiên nhẫn trao đổi, thấu hiểu, và tìm ra hướng phát triển phù hợp cho từng nhân viên thì lãnh đạo mới giữ chân được nhân tài. 

Các mối quan hệ

  • Quan hệ với các phòng ban/đối tác/nhà cung cấp: Hiểu rõ cách thức hợp tác và vai trò của họ với chiến lược của mình, xây dựng một mối quan hệ win – win trên cơ sở tôn trọng, minh bạch.  
  • Quan hệ với khách hàng: “Cọ xát” với khách hàng/đối tượng thụ hưởng của tổ chức để hiểu rõ hành vi, thái độ, và nhu cầu của họ. 
  • Quan hệ với nhân viên: Tôn trọng, minh bạch, cảm thông khi cần, và ghi nhận sự đóng góp của từng cá nhân
  • Quan hệ với các bên thứ 3: Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan chính phủ/tư pháp/nhưng đơn vị liên quan đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để bạn tránh những sai phạm không đáng có trong quá trình thực hiện dự án. 

→ Có thể bạn quan tâm: Giải pháp nâng cao năng lực cho quản lý cấp trung muốn tiếp tục thăng tiến

Một vài cách thức nâng cao năng lực quản lý

Bạn có thể trở thành một nhân viên giỏi trong vài ba năm, nhưng lãnh đạo giỏi là một câu chuyện hoàn toàn khác. Một người lãnh đạo tài năng thường phải trải qua rất nhiều thăng trầm và bài học để trở nên sành sỏi. Tin vui là bạn có thể rút ngắn con đường này một chút nhờ những bài học của người đi trước, cụ thể: 

  • Học các chương trình quản lý chuyên sâu: Ngày càng có nhiều chương trình thạc sĩ cho quản lý cấp cao toàn cầu. Những chương trình này tập trung vào case studies thực tiễn và nắm bắt kịp thời sự phát triển của thị trường thay vì đào sâu những lý thuyết cũ kĩ. Người giảng dạy thường là những “cây đa cây đề” trong làng lãnh đạo với khối kinh nghiệm thực tế “khủng” và mong muốn truyền tải giá trị. Bạn có thể cân nhắc tham gia các khóa học này để “nhảy cóc” một đoạn dài đến thành công. 

→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học quản lý chuyên sâu top đầu khu vực châu Á 

  • Trở thành trợ lý cho hình mẫu sếp mong muốn: Trải nghiệm này giúp bạn hiểu trước về những khó khăn mình gặp phải trong tương lai. Đồng thời, cách thức xử lý của sếp hiện tại cũng là những bài học đáng giá mà tiền không thể mua được sau này.
  • Tham gia các chương trình đào tạo toàn diện trong công ty: Bạn có thể chấp nhận làm thợ đụng cho các tổ chức nhỏ, cũng có thể thi MT (management trainee) cho các tập đoàn lớn, miễn là học – hiểu được hết sự liên kết giữa các phòng ban. Đây chính là nền tảng để lãnh đạo khôn khéo, trung hòa đội nhóm sau này. 
  • Đi và trải nghiệm thật nhiều: Muốn lãnh đạo giỏi thì phải biết thuật “đắc nhân tâm” với nhiều kiểu người khác nhau. Và điều này không rút ra từ việc ngồi yên đọc sách. Bạn chỉ có thể hoàn thiện thế giới quan bằng cách đi, trải nghiệm, quan sát, và đúc kết thật nhiều. 

Trên đây là những gợi ý để lộ trình trở thành lãnh đạo và nâng cao năng lực quản lý. Tất nhiên, có rất nhiều hướng phát triển và lộ trình để đi và nhiều cách để học. Trong nhiều trường hợp, cơ hội nắm giữ vị trí lãnh đạo còn tới theo những cách rất bất ngờ. Hãy linh hoạt nắm bắt cơ hội và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Ngay từ bây giờ, hãy trang bị cho bản thân càng nhiều kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức càng tốt và không dễ dàng bỏ cuộc. Nếu đã đủ phẩm chất, thì việc tận dụng cơ hội để trở thành lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công!

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…