VRIO là gì? Phân tích nguồn lực chiến lược để tạo lợi thế cạnh tranh

VRIO là gì? Tại sao việc đảm bảo các yếu tố VRIO lại là điều cốt lõi làm nên thành công của một doanh nghiệp? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mô hình VRIO, các thành phần của nó, cách nó tác động tới doanh nghiệp và các ví dụ cụ thể để minh họa. Cùng SOM tham khảo nhé! 

viro la gi 1

1. VRIO là gì?

VRIO là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng để đánh giá và xác định các nguồn lực và khả năng nội tại của một tổ chức. Đây là viết tắt của Value (Giá trị), Rarity (Hiếm có), Imitability (Khó sao chép), Organization (Tổ chức). VRIO được phát triển bởi Jay Barney vào đầu thập kỷ 1990 như một phần của lý thuyết tài nguyên và năng lực (Resource-Based View). 

Mục tiêu của VRIO là gì?

Mô hình VRIO là một phương pháp để kiểm tra các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp nhằm xác định liệu chúng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Đúng như tên gọi của mình, mô hình này tập trung vào bốn yếu tố chính: giá trị, sự hiếm có, khả năng bắt chước và khả năng tổ chức.

  • Value (Giá trị): Nguồn lực hoặc khả năng của doanh nghiệp có mang lại giá trị cho khách hàng hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động không?
  • Rarity (Hiếm có): Nguồn lực này có phải là duy nhất hoặc hiếm so với đối thủ cạnh tranh không?
  • Imitability (Khó sao chép): Nguồn lực này có dễ bị đối thủ sao chép không, hay việc sao chép đòi hỏi chi phí và thời gian lớn?
  • Organization (Tổ chức): Doanh nghiệp có tổ chức tốt để khai thác tối đa nguồn lực và khả năng này không?

2. Các thành phần của mô hình VRIO là gì?

mô hình VRIO là gì?

Khi một nguồn lực đáp ứng đầy đủ các tiêu chí VRIO, nó có thể mang lại lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp. Và để đáp ứng được chúng, hãy cùng phân tích từng yếu tố trong mô hình, bao gồm: 

2.1. Value (Giá trị)

Nguồn lực hoặc năng lực cần mang lại giá trị cho doanh nghiệp bằng cách tận dụng cơ hội hoặc giảm thiểu mối đe dọa. Nếu một nguồn lực không mang lại giá trị, nó không thể giúp doanh nghiệp duy trì hoặc cải thiện lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ: Một nhà sản xuất ô tô sở hữu công nghệ tự lái tiên tiến có thể tạo ra giá trị bằng cách tăng cường an toàn và sự thoải mái cho người lái. Công nghệ này giúp nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng về phương tiện giao thông hiện đại và an toàn hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ không có công nghệ tương tự.

2.2. Rarity (Hiếm có)

Nguồn lực hoặc khả năng mà ít đối thủ sở hữu sẽ mang lại lợi thế. Nếu một nguồn lực vừa có giá trị vừa hiếm, doanh nghiệp có thể khai thác nó để tạo ra lợi thế cạnh tranh tạm thời.

Ví dụ: Apple nổi tiếng với thương hiệu và hệ sinh thái sản phẩm độc đáo của mình. Thương hiệu Apple không chỉ có giá trị mà còn cực kỳ hiếm có trong thị trường thiết bị công nghệ, giúp họ thu hút lượng khách hàng trung thành khổng lồ.

2.3. Imitability (Khó sao chép)

Một nguồn lực dễ dàng bị đối thủ sao chép hoặc bắt chước sẽ không thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài. Để có lợi thế bền vững, việc sao chép hoặc thay thế nguồn lực phải tốn kém và khó khăn.

Ví dụ: Công thức của Coca-Cola là một ví dụ điển hình về nguồn lực khó sao chép. Mặc dù có rất nhiều hãng sản xuất đồ uống khác nhau trên thế giới, Coca-Cola vẫn giữ vị trí độc tôn nhờ công thức bí mật và thương hiệu toàn cầu.

2.4. Organization (Tổ chức)

Ngay cả khi một doanh nghiệp sở hữu nguồn lực có giá trị, hiếm và khó sao chép, nhưng nếu họ không tổ chức và khai thác chúng một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Để đạt được lợi ích từ nguồn lực, doanh nghiệp cần có cấu trúc tổ chức, quy trình và văn hóa phù hợp để hỗ trợ việc triển khai và sử dụng nguồn lực đó.

Ví dụ về mô hình VRIO của Starbucks

ví dụ của VRIO

Góp phần tạo nên thành công vang dội cho Starbucks, mô hình VRIO được sử dụng trong quản lý tổ chức và mang lại nhiều giá trị ấn tượng cho thương hiệu top đầu thế giới.

Giá trị/Value

Những giá trị nổi bật của Starbucks được xác định qua yếu tố V – Value trong mô hình VRIO là:

  • Mức độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ: Starbucks nắm vững giá trị nhận diện thương hiệu rộng rãi trên toàn cầu thông qua mức độ nhận biết logo, tên gọi, trải nghiệm, khách hàng đồng nhất.
  • Sự tin tưởng tuyệt đối từ người tiêu dùng: Trải nghiệm khách hàng đồng nhất là giá trị nổi trội của Starbucks. Khách hàng được cảm nhận chất lượng thức uống, không gian, chất lượng phục vụ cùng vô vàn đặc quyền cao cấp khác trên toàn cầu.

Hiếm/Rarity

  • Độ nhận diện lớn: Sở hữu brand guideline (bộ quy chuẩn thương hiệu) chuẩn giúp Starbucks dễ dàng ấn định hình ảnh trong tâm trí khách hàng. 
  • Chiến lược sản phẩm độc đáo: Bên cạnh hương vị tươi mát vốn có, hàng loạt chiến lược làm mới sản phẩm theo mùa mang đến hiệu quả cạnh tranh vượt trội. 
  • Chất lượng trải nghiệm ấn tượng tại cửa hàng: Starbucks khẳng định sự “chịu chơi” của mình khi tạo ra trải nghiệm khách hàng chuyên nghiệp ở kênh online lẫn offline. Hệ thống cửa hàng được thiết kế đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu, không gian sang trọng, chất lượng phục vụ hàng đầu đúng với tinh thần thương hiệu giúp khách hàng cảm nhận bầu không khí 

Khả năng bắt chước/ Imitability

  • Logo Starbucks Siren và sự phổ biến của chuỗi cửa hàng là thách thức lớn cho đối thủ khi muốn chiếm đánh thị phần Starbucks. Đi cùng khách hàng là biểu tượng nàng tiên cá, thể hiện sự cởi mở và hiện đại của thương hiệu. Cùng với đó, chiến lược đầu tư vào hệ thống cửa hàng cao cấp với kinh phí đầu tư lớn khiến đối thủ không có khả năng bắt kịp.

Tổ chức/ Organization

Hoạt động mở rộng kinh doanh toàn cầu của Starbucks  tận dụng triệt để những giá trị vốn có, mở rộng thương hiệu linh hoạt trên nhiều nền tảng:

  • Chất lượng đào tạo nhân viên bậc nhất: Nổi tiếng với mức độ chi trả lớn cho hoạt động đào tạo nhân sự, Starbucks thu hút và sở hữu lực lượng lao động khổng lồ. Dự tính sử dụng thêm khoảng 240.000 nhân viên trên toàn thế giới vào năm 2021 (Theo cung cấp từ Starbucks).
  • Phát triển đầu tư vào không gian cửa hàng: Tận dụng thế mạnh xây dựng trải nghiệm khách hàng tại cửa hàng, Starbucks áp dụng thiết kế hoàn toàn mới cho các cửa hàng tại từng địa phương, làm nổi bật nét văn hóa, kiến trúc đặc trưng từng vùng miền.

3. Cách sử dụng mô hình VRIO trong phân tích chiến lược

Để sử dụng VRIO trong phân tích chiến lược, doanh nghiệp cần đánh giá từng nguồn lực và khả năng dựa trên bốn tiêu chí của mô hình. Quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần liệt kê tất cả các nguồn lực quan trọng, bao gồm tài chính, công nghệ, nhân sự, danh tiếng thương hiệu, mối quan hệ đối tác và hệ thống phân phối.

Bước 2: Đánh giá nguồn lực dựa trên tiêu chí VRIO

Mỗi nguồn lực sẽ được kiểm tra xem nó có mang lại giá trị, hiếm có, khó sao chép và có tổ chức tốt không. Chỉ những nguồn lực đáp ứng đầy đủ bốn tiêu chí mới có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Bước 3: Phân tích kết quả

Kết quả phân tích sẽ giúp doanh nghiệp xác định những nguồn lực nào cần được đầu tư thêm và phát triển, những nguồn lực nào có thể tạo lợi thế tạm thời và những gì cần cải thiện để tăng cường năng lực cạnh tranh.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi VRIO là gì. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp phân tích nguồn lực và khả năng nội tại để xác định lợi thế cạnh tranh bền vững. Mô hình này không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá nguồn lực hiện tại mà còn cung cấp hướng đi để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Nắm vững mô hình nay là chìa khóa thành công của rất nhiều lãnh đạo trên thế giới. 

Có thể bạn quan tâm: Khóa học EMBA cho nhân sự cấp cao

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…