Một business analyst phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, do đó họ cần phải có một bộ kỹ năng mạnh mẽ, kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật và phi kỹ thuật. Dưới đây là nhóm 25 kỹ năng cần phải có để các business analyst tiến xa trong nghề và nhận được những mức phúc lợi hấp dẫn. Hãy cùng tham khảo nhé!
Kỹ Năng Kỹ Thuật Của Business Analyst
Business analyst cần có những kỹ năng chuyên môn nhất định để phân tích và giải quyết các vấn đề kinh doanh một cách hiệu quả. Dưới đây là một số kỹ năng điển hình bắt buộc phải có:
1. Thành thạo công cụ phân tích dữ liệu phân tích dữ liệu kinh doanh
Điều kiện tiên quyết để trở thành một BA là sử dụng thành thạo các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu (như SQL, Excel), các công cụ trực quan hóa dữ liệu (ví dụ: Tableau, Power BI) và phần mềm phân tích thống kê (ví dụ: R, Python). Những kỹ năng này hỗ trợ business analyst trích xuất thông tin từ các bộ dữ liệu lớn và đưa ra các khuyến nghị phù hợp dựa trên dữ liệu.
2. Thành thạo công cụ Business Intelligence (BI)
Các business analyst cần quen thuộc với các công cụ BI như SAP BusinessObjects, IBM Cognos hoặc Microsoft Power BI. Đây đều là những công cụ đắc lực để giúp business analyst tạo báo cáo, bảng điều khiển và trực quan hóa tương tác để cung cấp thông tin quan trọng cho các bên liên quan.
3. Công cụ mô hình hóa và phân tích quy trình cho business analyst
Kiến thức về các kỹ thuật mô hình hóa quy trình, chẳng hạn như BPMN (Business Process Model and Notation), và các công cụ phân tích quy trình như ARIS hoặc Visio cũng là kỹ năng cần thiết. Business analyst sử dụng những kỹ năng này để lập bản đồ và phân tích quy trình kinh doanh, xác định các điểm không hiệu quả và đề xuất cải tiến.
4. Thành thạo công cụ quản lý mục tiêu dự án business analysis
Sử dụng thành thạo các công cụ quản lý yêu cầu như JIRA, Confluence hoặc IBM Rational DOORS sẽ giúp các BA làm việc nhanh chóng và có tổ chức hơn. Những công cụ này là cánh tay đắc lực để business analyst ghi lại, theo dõi và quản lý yêu cầu trong suốt vòng đời dự án.
5. Hiểu rõ về phương pháp luận Agile
Các business analyst cần hiểu biết về các phương pháp luận Agile như Scrum hoặc Kanban. Đồng thời, họ cũng cần sử dụng thành thạo các công cụ quản lý dự án Agile như JIRA hoặc Trello. Business analyst với kỹ năng Agile thuần thục sẽ có thể hợp tác hiệu quả với các đội phát triển, điều phối kế hoạch hiệu quả hơn.
6. Có kỹ năng phân tích hệ thống
Các kiến thức về phân tích hệ thống, chẳng hạn như UML (Unified Modeling Language) giúp phân tích và ghi lại yêu cầu hệ thống, các trường hợp sử dụng và luồng công việc một cách hiệu quả. Những BA làm việc trong các dự án lớn hoặc quản lý một đội ngũ cần biết cách tận dụng công cụ này.
7. Thành thạo công cụ prototyping và Wireframing
Việc sử dụng thành thạo các công cụ như Axure RP, Balsamiq hoặc Sketch là một kỹ năng bổ sung giúp các BA làm việc chuyên nghiệp. Những công cụ này giúp tạo các prototype, wireframe và mock-up tương tác đẹp mắt và logic, từ đó truyền đạt yêu cầu, xác nhận giải pháp với các bên liên quan một cách trực quan.
8. Trang bị kiến thức về ERP và CRM để phân tích dữ liệu
Ngoại phân tích dữ liệu, BA cần làm quen với các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) như SAP hoặc Oracle và các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) như Salesforce. Hiểu biết về những hệ thống này giúp business analyst thu thập yêu cầu, đánh giá nhu cầu tích hợp và hỗ trợ các dự án triển khai.
9. Nắm rõ chu kỳ phát triển phần mềm SDLC
Quen thuộc với các giai đoạn khác nhau của SDLC rất quan trọng để business analyst làm việc hiệu quả với các đội phát triển, đồng thời đảm bảo dự án được thực hiện suôn sẻ.
10. Thành thạo ngôn ngữ lập trình để phân tích kinh doanh
Business analyst nên có kiến thức về lập trình để phân tích dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn. R và Python thường là những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Những ngôn ngữ này có nhiều thư viện và gói hỗ trợ xử lý, phân tích, trực quan hóa dữ liệu và xây dựng mô hình dự đoán.
11. Tạo Báo Cáo Và Bảng Điều Khiển
Business analyst nên biết cách sử dụng các công cụ BI khác nhau để tạo báo cáo và bảng điều khiển. Nhờ đó, họ có thể phát triển các báo cáo và bảng điều khiển để giải quyết các vấn đề quyết định.
12. Business analyst cần nắm rõ hệ Cơ Sở Dữ Liệu và SQL
Business analyst cần có hiểu biết vững chắc về cơ sở dữ liệu và SQL. Kỹ năng này giúp họ truy cập, lấy, xử lý và phân tích dữ liệu hiệu quả. Đây là bộ kỹ năng nền tảng để đánh giá chuyên môn và hiệu suất làm việc của các BA.
13. Microsoft Excel
Excel là một kỹ năng cơ bản mà mỗi business analyst cần phải có. Nó là một trong những công cụ phân tích và báo cáo lâu đời và mạnh mẽ nhất. Dù không hỗ trợ được nhiều tính năng chuyên sâu trong khâu phân tích dữ liệu như nhiều công cụ khác, nhưng excel vẫn rất hữu ích để giải quyết các tệp dữ liệu đơn giản, hoặc tổ chức dữ liệu hiệu quả hơn.
14. Business analyst cần trau dồi kỹ năng trình bày dữ liệu
Việc trực quan hóa dữ liệu rất quan trọng trong việc truyền tải thông điệp từ dữ liệu với người đọc, đồng thời giúp khâu giao tiếp qua dữ liệu của các bên liên quan suôn sẻ hơn. là một BA, bạn không chỉ cần biết phân tích dữ liệu, bạn cần trình bày chúng một cách thông minh, dễ nhớ, dễ hiểu, và tạo ấn tượng. Do đó, việc trau dồi kỹ năng sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu cũng là một điều kiện cần thiết để BA lành nghề hơn.
→ Có thể bạn quan tâm: Các công cụ phân tích dữ liệu kinh doanh hữu ích nhất cho Business Analyst
Kỹ Năng mềm cần có của chuyên viên phân tích kinh doanh
Nghề gì cũng vậy, để thăng tiến xa và làm việc hiệu quả, bạn cần trau dồi cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Đối với business analyst, những kỹ năng mềm sau rất cần thiết để nâng cao giá trị công việc:
1. Khả năng xác định – hiểu rõ mục tiêu kinh doanh
Các bên liên quan trong một dự án về dữ liệu có thể chưa hiểu rõ về bản chất dữ liệu đang được phân tích. Họ cần phải phân tích và “dịch lại” các yêu cầu của khách hàng một cách rõ ràng. Nhiều người không biết mình muốn gì, hoặc đòi hỏi quá nhiều thứ từ những bộ dữ liệu không phù hợp. Vì vậy, BA cần phân tích và phản biện họ lại một cách logic, để giúp nhau xác định rõ mục tiêu phân tích trước khi bắt tay vào làm.
2. Tư duy phản biện
Tư duy phân tích và phê phán là một trong những kỹ năng cốt lõi của business analyst. Tư duy này giúp học chắt lọc, chọn lựa những dữ liệu hữu ích, những thông tin cần thiết phù hợp mục đích doanh nghiệp, đồng thời hiểu được thông điệp ẩn chứa trong dữ liệu.
3. Kỹ Năng Giao Tiếp Và Quan Hệ Cá Nhân
Không phải ai cũng có khả năng đọc – hiểu dữ liệu, kể cả khi dữ liệu đó được trình bay một cách trực quan nhất. Là một BA, bạn cần tinh ý nắm rõ những thắc mắc, những rào cản của các bên liên quan, giải đáp cho họ, đồng thời giúp họ trao đổi với nhau hiệu quả thông qua những thông tin từ dữ liệu.
4. Đàm Phán Và Phân Tích Chi Phí-Lợi Ích
Kỹ năng đàm phán là cần thiết ở mọi giai đoạn của dự án. Business analyst cần thực hiện phân tích chi phí-lợi ích để đánh giá các ngân sách và lợi ích dự kiến trong một dự án. Khi thống nhất được những điều này trước, quá trình phân tích dữ liệu sẽ không bị lang mang hoặc nảy sinh mâu thuẫn trong nhu cầu của các bên.
5. Kỹ Năng Ra Quyết Định
Đây là kỹ năng bắt buộc đối với BA. Sau khi phân tích từng ngóc ngách dữ liệu, họ cần ra quyết định về “next step – bước tiếp theo” để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược, lợi ích doanh nghiệp. Vì vậy, BA họ cần cân nhắc mọi khía cạnh trước khi đưa ra quyết định.
6. Hợp Tác Và Làm Việc Nhóm
Business analyst thường làm việc trong các nhóm liên chức năng. Vì vậy, khả năng hợp tác và làm việc hiệu quả với các thành viên trong nhóm là rất quan trọng.
7. Kỹ năng thích Nghi
Yêu cầu và nhu cầu dự án có thể thay đổi, do đó business analyst cần phải thích nghi và điều chỉnh phương pháp tiếp cận của mình.
8. Kỹ Năng Đàm Phán
Business analyst đôi khi cần phải làm trung gian giữa các bên liên quan với lợi ích cạnh tranh khác nhau, do đó kỹ năng đàm phán mạnh mẽ là cần thiết.
9. Quản Lý Thời Gian
Hầu như các BA đều phải tham gia vào nhiều giai đoạn xuyên suốt dự án, từ phân tích để lên kế hoạch cho đến giám sát thực thi. Vì vậy, khả năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp BA giải quyết công việc hiệu quả, trơn tru, đồng thời giúp bản thân không bị căng thẳng quá nhiều bởi công việc.
10. Đồng Cảm Và Trí Tuệ Cảm Xúc
Một dự án phân tích dữ liệu có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan (stakeholders). Sự đồng cảm, kiên nhẫn, thấu hiểu là chìa khóa để BA làm việc với các bên này hiệu quả, đặc biệt là những người “không hiểu gì về dữ liệu”. Chỉ khi đồng cảm và có EQ cao, khả năng ứng xử khéo léo, bạn mới đảm bảo được cho tất cả mọi người hiểu dữ liệu và hiểu nhau, từ đó giúp mọi cuộc họp suôn sẻ hơn.
11. Nhạy Bén Kinh Doanh
Muốn phân tích kinh doanh, tất nhiên phải hiểu rõ về kinh doanh. Business analyst muốn đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp thì cần phải hiểu về cách doanh nghiệp đó vận hành cũng như vấn đề của tổ chức. Đồng thời, Business analyst cần có sự hiểu biết về các nguyên tắc và chiến lược kinh doanh để đảm bảo phân tích của công ty. Chỉ như vậy, bạn mới hiểu rõ mình cần phân tích cái gì, phân tích như thế nào, đưa ra giải pháp nào là phù hợp nhất.
Một business analyst thành công sở hữu sự kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, giúp họ giao tiếp hiệu quả, thúc đẩy dự án tiến lên và đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Để có thể tạo ra được nhiều giá trị và đạt được những thành tựu lớn trong nghề này, hãy không ngừng trau dồi kỹ năng, mài dũa tư duy và cập nhật những công nghệ mới thường xuyên!
→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích kinh doanh chuyên sâu