Vai trò, trách nhiệm, kỹ năng cần thiết khi làm CEO là gì?

Trường đào tạo kỹ năng ceo

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, vai trò của CEO (Giám đốc điều hành) đóng vai trò then chốt cho sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Vậy vai trò, trách nhiệm, kỹ năng cần thiết khi làm CEO là gì? Cùng SOM tìm hiểu về giá trị mà vị trí quan trọng này mang lại cho tổ chức ngay trong bài viết này nhé!

Vai trò của CEO là gì?

Vai trò của CEO là gì?

CEO là vị trí lãnh đạo cao nhất trong một công ty, đóng vai trò chủ chốt trong việc định hướng chiến lược và dẫn dắt tổ chức thành công. Trong khi các vị trí điều hành khác, chẳng hạn như Giám đốc vận hành (COO) hoặc Giám đốc tài chính (CFO) chỉ tập trung quản lý các lĩnh vực cụ thể của công ty, thì CEO có phạm vi trách nhiệm bao quát hơn. Họ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc, đồng thời giám sát và điều phối mọi hoạt động của công ty. Một trong số những CEO tài năng trên thế giới có thể kể đến như Tim Cook của Apple, Mary Barra của General Motors, Satya Nadella của Microsoft…

Theo thời gian, vai trò của CEO đã trải qua nhiều biến đổi, và gắn liền mật thiết với những thay đổi trong cấu trúc tổ chức và phương thức quản lý. Trước đây, CEO chủ yếu tập trung vào việc giám sát hoạt động hàng ngày của công ty. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh và quá trình vận hành của tổ chức có nhiều diễn biến phức tạp hơn, trách nhiệm của CEO ngày nay được mở rộng bao gồm: hoạch định chiến lược, định hướng tầm nhìn và dẫn dắt tổ chức hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cụ thể hơn, CEO hoạt động song song và phối hợp chặt chẽ với ban giám đốc, thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật cho hội đồng quản trị, đồng thời tham khảo ý kiến của hội đồng trong các quyết định quan trọng và hợp tác để xây dựng chiến lược dài hạn. Thông thường CEO sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội đồng quản trị, chủ trì các cuộc họp và điều phối các cuộc thảo luận.

Trách nhiệm khi làm CEO là gì?

Công việc của CEO xoay quanh 5 trách nhiệm chính:

  1. Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược là trách nhiệm hàng đầu khi làm CEO

CEO đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty. Họ chịu trách nhiệm thiết lập mục tiêu và chiến lược dài hạn, dựa trên phân tích xu hướng thị trường, bối cảnh cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ điển hình: CEO của Tesla – Elon Musk – với tầm nhìn về một tương lai giao thông bền vững, ông đã đặt mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang xe điện trên phạm vi toàn cầu.

  1. Lãnh đạo và truyền cảm hứng cho nhân viên

CEO sẽ được đánh giá cao nếu tạo dựng được môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, nơi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực, hiệu suất làm việc. Và với cương vị là người đứng đầu công ty, CEO là tấm gương sáng về chuyên môn, đạo đức, tác phong. Họ truyền cảm hứng cho nhân viên bằng chính sự nhiệt huyết, đam mê và tầm nhìn chiến lược rõ ràng. Khi nhân viên được truyền cảm hứng, họ sẽ cống hiến hết mình và cùng chung tay thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Indra Nooyi, cựu CEO của PepsiCo, là một ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo hiệu quả. Bà luôn chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp toàn diện, đề cao sự đa dạng và quan tâm đến phúc lợi của nhân viên. Nhờ vậy, PepsiCo đã đạt được nhiều thành công vang dội dưới giai đoạn điều hành của bà.

Cách quản lý nhân sự hiệu quả cho CEO

trách nhiệm của CEO là gì?
  1. Thúc đẩy công ty phát triển, đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng

Để hoàn thành được nhiệm vụ này, CEO cần nhận định được tiềm năng phát triển của thị trường, tìm kiếm những lĩnh vực mới, lập kế hoạch cụ thể để công ty thâm nhập thị trường mới, nhằm mở rộng hoạt động và phạm vi kinh doanh. Theo dõi tiến độ thực hiện, đảm bảo các mục tiêu đề ra được hoàn thành là trách nhiệm quan trọng mà các CEO không bao giờ được phép bỏ qua. 

Jeff Bezos, người sáng lập và cựu CEO của Amazon, là minh chứng cho tầm quan trọng của việc thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Amazon đã chuyển mình từ một hiệu sách trực tuyến thành một gã khổng lồ về công nghệ và thương mại điện tử toàn cầu.

  1. Quản trị rủi ro và khủng hoảng là trách nhiệm nặng nhất trong các thời kỳ chuyển đổi

Là một CEO, việc lường trước và quản lý rủi ro là vô cùng quan trọng để bảo vệ lợi ích cho công ty. Giám đốc điều hành cần có tầm nhìn xa để nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn, từ đó xây dựng chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Các biện pháp phòng ngừa sẽ được thực hiện nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của những mối đe dọa này. Đồng thời, CEO cũng cần có khả năng xử lý các tình huống khủng hoảng một cách bình tĩnh và sáng suốt để đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. 

Một ví dụ điển hình là vụ tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010. Khi ấy, Giám đốc điều hành của BP – Tony Hayward – đã phải đối mặt với vô số chỉ trích và áp lực. Tuy nhiên, ông đã giữ vững bản lĩnh, đưa ra những quyết định sáng suốt để giúp công ty vượt qua giai đoạn khủng hoảng và dần lấy lại niềm tin của nhân viên. 

  1. Đảm bảo công ty hoạt động, làm việc hiệu quả

CEO đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát sự phối hợp và cộng tác giữa các bộ phận khác nhau trong công ty. Họ thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý, xây dựng quy trình làm việc hiệu quả và thường xuyên theo dõi KPIs (chỉ số đo lường hiệu suất làm việc) để đánh giá năng lực hoạt động của nhân sự. Điển hình là Mary Barra, Giám đốc điều hành của General Motors, bà đã thực hiện tái cơ cấu toàn diện công ty, giúp hợp lý hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả, đưa General Motors trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, các CEO cần đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả tài chính ngắn hạn và tăng trưởng bền vững lâu dài. Nghĩa là giám đốc điều hành phải đưa ra các quyết định có lợi cho lợi nhuận trước mắt của công ty, trong khi đó vẫn xem xét khả năng ảnh hưởng lâu dài và tác động xã hội thông qua những quyết định này. Ví dụ như Giám đốc điều hành của Microsoft – Satya Nadella – đã chuyển đổi thành công trọng tâm của công ty sang điện toán đám mây và AI, điều chỉnh lợi nhuận ngắn hạn với những tiến bộ công nghệ dài hạn.

Kỹ năng cần có của ceo là gì

Kỹ năng và phẩm chất cần thiết khi làm CEO là gì?

5 Kỹ năng và phẩm chất mà giám đốc điều hành nhất định phải có bao gồm:

  1. Làm CEO đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo và tư duy có tầm nhìn

Muốn dẫn dắt hiệu quả, cần đào tạo CEO sở hữu kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ, khả năng truyền cảm hứng và động viên đội ngũ. Họ có tầm nhìn rõ ràng về tương lai của công ty, từ đó đưa ra định hướng chiến lược phát triển phù hợp nhất. Họ cũng cần có khả năng truyền đạt thông tin hiệu quả, thuyết phục và dẫn dắt nhân viên cùng theo đuổi định hướng và tiến về phía trước. Một CEO với kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ sẽ tạo dựng được uy tín và sự tin tưởng của nhân viên.

  1. Làm CEO đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và tạo sức ảnh hưởng

Các CEO nên là người có khả năng giao tiếp tốt, có thể truyền đạt những ý tưởng phức tạp, lời nói cần có sức nặng để dẫn dắt tập thể phát triển theo đúng định hướng và chiến lược đã vạch ra. 

Để gây được ảnh hưởng nhất định tới tập thể, CEO có thể hướng đến việc đề cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật và hiệu quả công việc trong công việc. Điều này sẽ tạo động lực cho nhân viên cống hiến hết mình bằng cách khen thưởng xứng đáng cho những thành tích đạt được. Đồng thời, CEO cũng cần tạo ra môi trường làm việc công bằng, minh bạch để nhân viên luôn nỗ lực và phát triển bản thân dưới sức ảnh hưởng của mình.

trường đào tạo ceo
  1. Làm CEO đòi hỏi tư duy phân tích chiến lược

Đây là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ CEO nào cũng cần có để dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công. Khả năng này giúp CEO nhận diện cơ hội, những tiềm năng phát triển trong thị trường, dựa trên dữ liệu và hiểu biết thị trường để xây dựng chiến lược phù hợp và khai thác hiệu quả. Tư duy phân tích chiến lược cũng giúp đánh giá rủi ro tiềm ẩn, giúp CEO đưa ra quyết định sáng suốt và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực.

  1. Làm CEO cái khó nhất là phát triển trí thông minh cảm xúc và xây dựng mối quan hệ

Các CEO có trí thông minh cảm xúc cao có thể điều hướng các mối quan hệ phức tạp, từ khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, nhân viên và cộng đồng; hiểu nhu cầu và động lực của người khác, duy trì các mối quan hệ tích cực và xây dựng mạng lưới phát triển mạnh mẽ. 

Giám đốc điều hành cần đề cao tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy đội nhóm cùng nhau hướng đến mục tiêu chung. Một môi trường làm việc tích cực sẽ khơi gợi niềm hứng thú, sự sáng tạo và lòng trung thành của nhân viên.

  1. Làm CEO cần sự kiên cường và có khả năng thích ứng cao

Các CEO phải đối mặt với những thách thức và biến động khó lường trước được trong tương lai. Khả năng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi, học hỏi từ những thất bại và kiên trì khi đối mặt với nghịch cảnh là rất quan trọng.

Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, các CEO trước hết cần nắm bắt những tiến bộ công nghệ, thích ứng với những kỳ vọng không ngừng thay đổi của khách hàng và lãnh đạo tổ chức của họ thông qua chuyển đổi kỹ thuật số.

Tóm lại, CEO là vị trí quan trọng nhất trong một tổ chức và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của công ty. Hiểu rõ vai trò, trách nhiệm phức tạp của CEO là gì, bạn sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định trong suốt quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. 

Nếu bạn mong muốn tạo dựng một nền tảng kiến thức và kỹ năng để sớm trở thành một CEO trong tương lại, hoặc nâng cao năng lực quản trị thông qua các case study thực tế để vận hành doanh nghiệp được tốt hơn, thì Chương trình Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh (EMBA) là khóa học phù hợp nhất cho bạn. Với đội ngũ giảng viên hàng đầu, trường doanh nhân CEO SOM tin rằng có thể giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dẫn dắt công ty phát triển bền vững. 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…